Hồi ký của Khánh Lan
Chủ Nhật, ngày 25 tháng 06, 2023
…. Hè đã đến và nắng đã lên cao như chào đón một ngày mới, ngày mà tôi đã chuẩn bị và chờ đợi gần một năm nay. Phải, đó là ngày Ra Mắt Sách (RMS) của 3 tác phẩm do Liên Nhóm Nhân Văn Nghệ Thuật & Tiếng Thời Gian (NVNT & TTG) thực hiện, trong đó có quyển Tam Giáo Đồng Nguyên, một tác phẩm mà tôi đã say mê và dày công nghiên cứu. Say mê bởi càng đọc tôi lại càng muốn đọc, tìm hiểu và nghiên cứu thêm về 3 luồng tư tưởng đã để lại nhiều ảnh hưởng cho dân tộc Việt Nam vốn trọng “Nhân, lễ, nghĩa, trí, tín”.
Cũng trong dịp RMS này, Nữ Sĩ (NS) Dương Hồng Anh đã gởi tặng Khánh Lan, Từ Dung và Ngọc Cường một bài thơ nhân ngày RMS của ba chúng tôi. NS Dương Hồng Anh là một nhà thơ cao niên tài hoa mà tôi rất kính yêu, chẳng phải vì bà đã dành cho tôi nhiều ưu ái mà bởi chính tâm hồn cao thượng, nhân hậu và khiêm nhường tiềm ẩn trong trái tim của Bà. Dưới đây là nguyên văn bài thơ NS Dương Hồng Anh.
Bài thơ của Nữ Sĩ Dương Hồng Anh gởi tặng
Ba Nhà Văn: Ngọc Cường, Khánh Lan, Việt Hải
Đúng 11 giờ sáng, chúng tôi đã có mặt tại NT STUDIO để chuẩn bị cho buổi RMS của 3 tác phẩm. Tuy chuẩn bị mọi thứ, rất kỹ từ hơn một tuần trước, thế mà vẫn quên một vài thứ lặt vặt như napkins, bảng giá cả sách, v.v… Nhưng cô chủ Vương Trang đã mau mắn giúp một tay hoàn tất những thiếu sót ấy.
Vừa bước vào bên trong của khánh phòng (NT Studio), NS Duy Nhật và Vương Trang đã cho tôi một ngạc nhiên bất ngờ. Trước mặt tôi, bàn ghế đã được hai anh chị bày biện thật đẹp, theo hàng lối, thứ tự như thể anh chị đã đọc được những suy nghĩ từ trong tâm trí của tôi. (là phải xắp xếp chỗ ngồi cho quan khánh như thế nào để tỏ lòng kính trọng đối với các vị trưởng thượng, quý Giáo Sư và Văn Thi Sĩ, cũng như để tỏ lòng ưu ái đến quý quan khách) Nên, thú thật là trong vài phút đầu, tôi đã không nói nên lời và nén cơn xúc động trước cung cách cư sử quá tốt đẹp mà chủ nhân đã dành cho tôi. Với tôi, Duy Nhật và Vương Trang lúc nào chu đáo và tuyệt vời, tôi thầm cám ơn hai người bạn văn nghệ lúc nào cũng hết lòng với tôi.
Nhà Văn Kiều My, Vy Hương (chị em song sinh với tôi), Đức Hạnh và Tuyết Nga (hai người bạn thân của tôi hơn 30 năm nay), cũng đã đến cùng giờ với tôi và Mạnh Bổng. Thế là, chúng tôi bắt tay vào công việc ngay, nào là sửa soạn giải khát, bánh ngọt, xếp sách lên bàn, v.v…Vương Trang cũng giúp một tay và Duy Nhật thì chạy ngược chạy xuôi điều chỉnh âm thanh và ánh sáng của sân khấu, v.v…
Nhà Văn Khánh Lan
…Kính thưa quý độc giả, … làm sao tôi có thể viết vào đây, trên trang giấy này, cho hết nỗi vui mừng khi nhận thấy đồng hồ chưa điểm 12:30 chiều, thế mà quan khách đã đến khá đông. Những quyển sách được liên tục chuyển đến tay tôi từ các quan khách và bạn hữu, chữ ký của tôi càng lúc càng trở nên xiêu vẹo, ngả nghiêng vì xúc động trước những tấm lòng yêu mến của các độc giả ưu ái dành cho tôi…
Nhà Văn Ngọc Cường và phu nhân, Bích Điệp
NV Phạm Quốc Bảo đến rất sớm, ông đi đi lại lại, nhìn quanh có ý tìm xem NV Ngọc Cường đang ở đâu? Vài phút sau, tôi nhận thấy có một số bạn bè của NV Ngọc Cường cũng đã đến với quyển sách TLVD, Hậu Duệ và Thân Hữu trên tay, họ đứng vòng quanh NV Ngọc Cường, sẵn sàng chờ đến phiên mình và kiên nhẫn chờ NV Ngọc Cường ký tên vào tác phẩm.
Sự có mặt của chị Ngọc Châu, Thanh Châu, Kim Hương, Ánh Tuyết, Hạ Lan thật quý hóa, mỗi người một tay, giúp tiếp tân, mời quan khách vào ghế ngồi và làm các việc lặt vặt khác. Ôi! Những người bạn thân yêu đã đến với tôi, với tất cả tấm lòng. Tôi xin luôn ghi nhớ.
MỘT PHÁI ĐOÀN BÁN SÁCH HÙNG HẬU
Các cô bán sách là những người bạn đã luôn cùng tôi sát cánh trong bất cứ hoàn cảnh nào, trong đó có những người bạn đồng nghiệp đã cùng tôi gắn bó hơn 30 năm qua cho đến những người bạn tôi chỉ mới quen hơn một năm thôi.
Từ trái sang phải: Kim Hương, Ngọc Châu, Thanh Châu, Tuyết Nga, Đức Hạnh, Vy Hương
Việt Hải, Khánh Lan, Đức Hạnh, Vy Hương, Bích Điệp
Đây là lần thứ hai tôi RMS, nhưng những cảm xúc trong tâm hồn tôi lại hoàn toàn khác hẳn với lần RMS trước cách đây hai năm. Lần này, tôi cảm thấy hồi hộp và lo lắng, bởi hôm nay có rất nhiều tổ chức của các hội đoàn khác trong cộng đồng. Nhưng lạ thay và kỳ diệu thay, khi đồng hồ vừa điểm 12 giờ trưa, quan khách đã lần lượn đến chung vui và ủng hộ mua sách. Vy Hương, Đức Hạnh, Tuyết Nga bán sách không ngừng tay, còn tôi: “ngồi ký sách liên tục”. Thế là, bao nhiêu sự lo lắng, lo âu trong tôi đều tan biến để nhường chỗ cho một niềm hân hoan vô biên trong tâm hồn tôi.
GIA ĐÌNH TÔI
Gia đình tôi, những người gần nhất và thân yêu nhất của tôi đã đến từ thành phố Los Angeles, con gái Thiên Kim và con rể Stephen Chong. Hai tuần trước, cháu Thiên Kim đã vấp té và bị gẫy ngón chân út, nên chân phải băng bột và đi nạng, nhưng hai vợ chồng cháu vẫn có mặt trong buổi RMS của tôi.
Thiên Kim & Stephen
Mạnh Bổng & Khánh Lan
Em gái song sinh Vy Hương, Stephen, Thiên Kim, Khánh Lan
CẢNH CŨ NGƯỜI XƯA NAY CÒN ĐÂU?
Niềm vui không trọn vẹn bởi nỗi buồn dồn dập kéo đến trong tâm hồn tôi, hình ảnh Nhà thơ Việt Cường đột ngột trở về trong ký ức, làm mắt tôi mờ lệ. Phải chăng, kỷ niệm của hai năm trước, cũng trong ngày RMS lần đầu 4 tác phẩm của tôi được tổ chức tại NT Studio, ngày 19 tháng 09, 2021 đã có sự hiện diện của Nhà Thơ Việt Cường Lưu Tấn Lâm, Bố chồng tôi. Nay ông đã khuất bóng hơn một năm (mất ngày 26 tháng Giêng năm 2022) khiến lòng tôi chùng xuống.
Từ trái sang phải: Mable Chong, Stephen & Thiên Kim, Mạnh Bổng & Khánh Lan và Vy Hương. Ngồi giữa là NT Việt Cường Lưu Tấn Lâm
KHÁCH THAM DỰ
NV Phạm Quốc Bảo là vị khách đầu tiên, ông đến từ 12 giờ trưa, rồi đến NV Dương Viết Điền và GS Trần Huy Bích, GS Dương Ngọc Sum. GS Trần Huy Bích và NV Dương Viết Điền là hai vị trong số các Giáo sư và Nhà Văn luôn luôn nâng đỡ, ủng hộ các tài năng mới trong lãnh vực văn học.
Giáo Sư Trần Huy Bích và Nhà Văn Dương Viết Điền
Đức Hạnh, “My best friend”
Chị Ngọc Châu, “người chị du lịch yêu quý”
Chị Kim Ngân “Giám đốc Viện Việt Học”
Giáo Sư Phạm Thị Huê, “GS cố vấn Hội Giáo Chức & Hùng Sử Việt”
BẠN BÈ CỦA TÔI
Bạn bè của tôi, những người bạn thân tình hay trong những chuyến du lịch, ca vũ, họp mặt, v.v… mà tôi đã gặp và quen biết trên những nẻo đường tôi đã đi qua, trong suốt bao năm (1987-2023). Những người bạn luôn luôn đứng bên tôi, hỗ trợ, giúp một cánh tay trong “giấc mơ văn học” của tôi được thành đạt và hoàn hảo.
Thanh Châu, Khánh Lan, Tuyết Nga, Ngọc Châu, Đức Hạnh
Người bạn đồng môn, đồng nghiệp: Kim Thoa
Kim Thoa và tôi gặp và quen với nhau hơn 30 năm, khi ấy chúng tôi cùng làm cho cơ quan giúp đỡ người già và khuyết tật của quận Cam (In-Home Supportive Services of Orange County) rồi tới Trung Tâm Cố Vấn Tâm Lý và sau cùng là Cơ Quan Bảo Vệ Trẻ Em (Child Protective Services). Sau đó chúng tôi cùng nghỉ hưu và thỉnh thoảng mới gặp nhau, nhưng vẫn giữ liên lạc. Kim Thoa trở lại làm việc sau khi nghỉ hưu tại trung tâm cố vấn tâm lý Project Focus và hiện là Clinical Director cho cơ quan ấy, còn tôi thì bỏ nghề hơn 5 năm nay và trở thành…hihihi…”Nhà Văn”…
Ánh Tuyết & Bá Thu trong nhóm vũ Mây Thu và Phù Sa
Trước khi bước vào lãnh vực văn học, tôi rất đam mê ngành vũ nghệ thuật. 15 năm trước, tôi và một người bạn Băng Tâm thành lập nhóm vũ “Phù Sa”, Ánh Tuyết và anh Bá Thu là những vũ công trong nhóm. Sau 10 năm, khi Phù Sa tan rã, tôi gia nhập nhóm vũ “Mây Thu” của Ánh Tuyết trước khi gia nhập Liên Nhóm NVNT và thành lập nhóm vũ “Tiếng Thời Gian”.
Nhóm vũ Phù Sa với: Thanh Châu, Ánh Tuyết, Tuyết Nhung, Khánh Lan
Mạnh Bổng, Anh Khoa, Băng Tâm, Cữu Nguyên, Khánh Lan, Thanh Châu, Ngọc Lan (ngồi quay lưng)
Mỹ Ngọc, Khánh Lan, Bá Thu, Ánh Tuyết, Kim Anh với nhóm vũ “Mây Thu”
Nhóm vũ “Tiếng Thời Gian”
Người bạn Kinh Thương Minh Đức, Kỹ Sư xây dựng Nguyễn Văn Viễn, Thi Sĩ Tha Nhân và Khoa Học Gia Lâm Quốc Dân
Khánh Lan, Đức Hạnh, Kim Hương, Bích Điệp, Ngọc Hà
Những người bạn văn nghệ: Mộng Thủy, Hồng Quyên, Hạ Lan
Trở lại buổi RMS, các anh chị trong nhóm truyền thông báo chí là những người đến sớm nhất. Trước hết là Phóng Viên Phạm Khanh và chuyên viên kỹ thuật Phạm Phú Nhân của Đài Little Saigon TV. Chính sự tiên phong hiện diện ấy đã đưa đến cho hai anh nhiều thời gian để phỏng vấn Khánh Lan về hai tác phẩm Tam Giáo Đồng Nguyên và Phân Tâm Học & Đời Sống. Cám ơn Phóng Viên Phạm Khanh và chuyên viên kỹ thuật Phạm Phú Nhân của Đài Little Saigon TV.
Phóng Viên Phạm Khanh và anh Phạm Phú Nhân thuộc ban kỹ thuật của Đài Little Saigon TV
Phóng viên Phạm Khanh đã đặt những câu hỏi về chương trình của ngày RMS và hai tác phẩm của NV Khánh Lan và chương trình văn nghệ với những bài hát hướng về quê hương Hà Nội trước năm 1954, khi hàng triệu đồng bào từ miền Bắc đã rời bỏ nơi “chôn nhau cắt rốn” để di cư và lập nghiệp tại miền Nam Việt Nam. Khi Phóng Viên Phạm Khanh đặt câu hỏi về nội dung và động lực nào mà NV Khánh Lan cho ra đời hai tác phẩm Tam Giáo Đồng Nguyên (TGĐN) và Phân Tâm Học & Đời Sống (PTH & ĐS)?
Khánh Lan đáp: “Đây là hai tác phẩm mà Khánh Lan rất thích, Lan đã dùng hết tất cả thời gian và nhiệt huyết để đầu tư vào. PTH & ĐS là quyển sách mà Lan thích nhất bởi đó là môn học chính của Lan đã học và ra trường với ngành đó. Đây là một phương pháp phân tích nội tâm, phân tích tâm lý con người, bởi trong cuộc sống, có những khúc mắc hàng ngày của chúng ta, đã tích lũy và bị dồn ép vào một nơi gọi là cõi “vô thức”. Những khúc mắc ấy không có cơ hội hay không thể bộc lộ ra ngoài (fan-out) một cách dễ dàng. Một khi chúng không thể bộc lộ ra được và một khi chúng bị ấn nén vào một nơi không có lối thoát, thì áp lực ấy trở nên quá nhiều; chúng tạo ra sự căng thẳng và chúng ta trở nên cáu kỉnh, háo chiến hay ngược lại là trầm cảm. Phương pháp nghiên cứu tâm lý hay cố vấn tâm lý giúp giải tỏa những ưu phiền ấy mà lại không gieo ảnh hưởng hay tổn thương đến sức khỏe.”
“Còn TGĐN, đó là 3 tôn giáo nổi tiếng và được nhiều người biết đến trên thế giới, đó là Nho Giáo, Lão Giáo và Phật Giáo. Đây là quyển sách tóm lược chi tiết của 3 tôn giáo trên và giải thích lý do tại sao khi du nhập vào Việt Nam lại được người dân Việt ủng hộ rất nhiệt tình. Phải chăng bởi vì dân Việt Nam vốn trọng và đề cao “Nhân, Lễ, Nghĩa, Trí, Tín”.
“Đây cũng là cuốn sách mà Lan đã dùng rất nhiều thời gian để sưu tầm và nghiên cứu.” NV Khánh Lan nói.
Khi được hỏi là NV Khánh Lan đã có kinh nghiệm gì trong quá khứ khi viết về tôn giáo, Khánh Lan cười và trả lời: “Thú thật, Lan là người theo đạo Công Giáo, nhưng lại muốn nghiên cứu, tìm hiểu về những tôn giáo khác, bởi tôn giáo nào cũng dạy ta “làm những điều tốt và tránh làm điều ác”, phải thương yêu nhau. Thật ra, khi còn nhỏ, mình không thích cho lắm, nhưng khi càng lớn tuổi thì mình lại muốn tìm hiểu về chân lý của mỗi đạo giáo, để mình rút tỉa ra những điều nên biết và học những cái hay của tôn giáo đó. Đó là lý do tại sao?”
Phóng viên Phạm Khanh phỏng vấn NV Khánh Lan về hai tác phẩm
TAM GIÁO ĐỒNG NGUYÊN và PHÂN TÂM HỌC & ĐỜI SỐNG
Phóng viên Phạm Khanh: Tôi quen biết với anh đã khá lâu qua sự giới thiệu của ông John Tạ, giám đốc công ty dược thảo Princess Lifestyle. Trước ngày RMS, anh Phạm Khanh đã giúp chúng tôi quảng cáo 3 tác phẩm này trên đài Little Saigon TV, băng tầng 56.10. Cám ơn ông Giám Đốc John Tạ và Phóng viên Phạm Khanh cũng như anh chuyên viên kỹ thuật Phạm Phú Nhân.
Quảng Cáo ngày RMS của 3 tác phẩm trên đài Little Saigon TV, 56.10 với Phóng Viên Phạm Khanh, NV Ngọc Cường và NV Khánh Lan
Nhiếp Ảnh Gia (NAG) Nguyễn Minh Thiều, Paul Phú LeVan, Tâm An Media cũng có mặt rất sớm trước giờ khai mạc. Tiếc rằng vì qúa bận rộn, chúng tôi chẳng có một tấm hình nào chụp chung trong ngày RMS. Cả 3 vị luôn chụp và thâu video cho tôi những tấm hình đẹp và video tuyệt diệu.
Chị Tâm An Media, thành viên trong “Mạng Lưới Nhân Quyền” luôn sẵn sàng quay cho chúng tôi những video đẹp.
Và sau cùng là đài phát thanh VOA (Voice of America), cô phóng viên trẻ đã đến trễ khi buỗi RMS gần bế mạc (4:00 giờ chiều) vì bận phải đi phỏng vấn buổi họp mặt của Liên trường tại Mile Square Park. Cô phỏng vấn Khánh Lan về 2 tác phẩm Tam Giáo Đồng Nguyên và Phân Tâm Học. Đồng thời cô cũng hỏi về động lực nào đã thúc đẩy tác giả bước vào lãnh vực văn học và viết những quyển sách này và nội dung của hai tác phẩm. Với tác giả Khánh Lan, cô phóng viên còn hỏi thêm về sự ảnh hưởng của văn học Việt Nam trong“thế hệ trẻ và văn chương Việt Nam” cũng như làm sao để có thể “hướng dẫn giới trẻ yêu văn hóa Việt và bảo tồn văn học Việt”. Khánh Lan có những lo ngại gì hay nghĩ sao về sự thoái hóa của nền văn học Việt trong tương lai; làm sao để duy trì nó, v.v… Còn với NV Ngọc Cường thì cô phóng viên phỏng vấn NV về chủ đề Tự Lực Văn Đoàn và Hậu Duệ.
Trong số đồng hương đến dự buổi RMS, Khánh Lan nhận thấy có sự hiện diện của Giáo Sư Trần Huy Bích và Giáo Sư Phạm Thị Huê, bà trả lời phỏng vấn của Ký Giả Lâm Hoài Thạch, bà nói: “Theo tinh thần quảng bá tiếng Việt cũng như học hỏi thêm về văn hóa của Việt Nam, trong đó có vấn đề tại sao có những tôn giáo ở Việt Nam, mà Khánh Lan đã đặt đề tựa là “Tam Giáo Đồng Nguyên.” Đây là một ý tưởng rất hay để cho mọi người cần nghiên cứu, để được hiểu thêm tầm quan trọng của tôn giáo đối với dân tộc Việt Nam như thế nào. Tại vì dân tộc Việt Nam có tín ngưỡng, luôn để ý đến trời đất, không chỉ có một tôn giáo mà đến ba tôn giáo. Mong rằng, những quyển sách này sẽ đưa đến một ánh sáng, một sự hiểu biết cho chúng ta, nhất là cho giới trẻ tại hải ngoại.” (phỏng theo bài phóng sự của Ký Giả Lâm Hoài Thạch/Người Việt)
Từ trái, NV Khánh Lan, GS Phạm Thị Huê và GS Trần Huy Bích. (Hình: Lâm Hoài Thạch/Người Việt)
Giáo Sư Trần Huy Bích nhận định: “Đối với những nhà văn trẻ hiện nay, tôi thấy họ có tinh thần học hỏi và cầu tiến, nhân cơ hội có nhiều phương tiện để tìm hiểu thêm những tài liệu, và những gì quan trọng tại đất nước Hoa Kỳ trên Internet, hoặc thư viện. Vì thế, vấn đề viết sách xem như được dễ dàng hơn lúc trước rất nhiều. Tôi nghĩ rằng, những người viết sách trong tương lai sẽ có tiềm năng, và còn nhiều đường dài để tiến đến sự thành công trong vấn đề biên soạn.” (dựa theo bài phóng sự của Ký Giả Lâm Hoài Thạch/Người Việt).
Thượng Tọa Thích Liễu Nguyên với tác phẩm Tam Giáo Đồng Nguyên. Trong lúc vô cùng thất vọng thì tôi lại có cơ duyên gặp và mời được Thày tham dự buổi RMS. Tuy chưa một lần gặp được gặp Thày, nhưng tôi đã nhiều lần được thưa chuyện cùng Thày trên điện thoại và email. Thượng Tọa Thích Liễu Nguyên là một vị tu sĩ thông hiểu tường tận về Tam Giáo Đồng Nguyên, những tưởng như là Ngài đã đọc qua sách của tôi. Hơn thế nữa, khi xem qua Website của Thượng Tọa, tôi còn được biết Thày là một nhà văn, một nhà thơ.
Tôi gặp và mời được Thày làm diễn giả là do sự giới thiệu của chị Ngọc Châu. Gặp được Thày là cả một sự may mắn xảy ra cho tôi, bởi sau bao lần cố tâm tìm kiếm một vị “Tì Kheo” giúp làm diễn giả cho tác phẩm của mình, thì quả thật là nhiêu khê, bởi ngày RMS của tôi lại trùng với mùa Lễ Phật Đản, nên các Thày rất bận rộn, ngoại trừ Thượng Tọa Thích Liễu Nguyên. Khi nhận lời, Ngài nói với tôi: “Chị Khánh Lan cho Thày nói trước 2:30 giờ chiều, vì Thày phải về Lễ Phật lúc 3:00 chiều.” Gặp được Thượng Tọa Thích Liễu Nguyên và mời được Thày làm diễn giả cho sách của tôi, là một phép nhiệm màu đã xảy ra cho tôi. Xin được trang trọng gởi đến Thượng Tọa sự biết ơn của tôi.
Thượng Tọa Thích Liễu Nguyên, Ông Hoàng Đình Khuê, Chị Kim Ngân
Từ trái: NV Nguyễn Quang, NT Vũ Lang, GS Trần Huy Bích, GS Dương Ngọc Sum, NV Việt Hải
NV Dương Viết Điền, TS Lê Nguyễn Nga, NS Phan Đình Minh, Lệ Hoa “phu nhân của NV Việt Hải”, Ngọc Quỳnh
Từ trái: Phu quân của GS Huê, Bá Thu, Ánh Tuyết, NT từ San Jose, Khánh Lan và GS Huê
Ngoài ra, tôi còn nhận thấy sự hiện diện của rất nhiều quan khách, trong đó có Nữ Sĩ Dương Hồng Anh, Thi Sĩ Lê Nguyễn Nga, Thi Sĩ Tha Nhân, Thi Sĩ Vũ Lang, GS Lê Văn Khoa, NV Phạm Quốc Bảo, NV Nguyễn Quang, NV Dương Viết Điền, GS Dương Ngọc Sum, Kỹ Sư Nguyễn Văn Viễn-chủ công ty xây cất Vincent’s Construction, Cô Kim Ngân-Giám Đốc Viện Việt Học, Nghệ Sĩ Phan Đình Minh (Texas), v.v… và các anh chị hậu duệ TLVD.
Giáo Sư Nhạc Sĩ Lê Văn Khoa và phu nhân, Ca Sĩ Ngọc Hà
Nữ Sĩ Dương Hồng Anh và Cô Kim Ngân (Giám Đốc Viện Việt Học)
HẬU DUỆ TỰ LỰC VĂN ĐOÀN
Cô Sang, Bích Điệp (hậu duệ TLVD), Ngọc Châu, Ngọc Quỳnh, Khánh Lan
Phu nhân của cố Kiến Trúc Sư Nguyễn Tường Quý (hậu duệ TLVD) và Khánh Lan
NV Từ Dung và cô Tôn Nữ Quế Phương
Thi Sĩ Lê Nguyễn Nga, Nghệ Sĩ Phan Đình Minh, Nhà Văn Kiều My
Quan khách tham dự và CS Kiều Loan (mặc áo dài đen chấm trắng)
MUA SÁCH ỦNG HỘ
Nhà Thơ Tha Nhân
Kỹ Sư Xây dựng Nguyễn Văn Viễn, chủ công ty xây cất Vincent Contruction
Tiếp đến là nhật báo Người Việt, Ký Giả Lâm Hoài Thạch, ông đã phỏng vấn NV Ngọc Cường và tôi, ông cũng là ký giả đã viết bài báo tường trình về buổi RMS. Bài báo đã được đăng trên Nhật Báo Người Việt ngày 02, tháng 07, 2023. Cám ơn Ký Giả Lâm Hoài Thạch và tôi xin trích vài đoạn phóng sự của ông trong bài viết của tôi như sau:
Ký giả Lâm Hoài Thạch phỏng vấn NV Khánh Lan: Ra mắt sách nghiên cứu quý giá về Tự Lực Văn Đoàn tại Little Saigon
July 1, 2023