Nguyễn Trọng Dân (Danlambao) – Ngày 12 tháng Giêng năm nay, Tối Cao Pháp Viện Phi Luật Tân đã chính thức chuẩn thuận Hiệp Ước Liên Minh Phòng Thủ Mỹ-Phi gọi tắt là EDCA (Enhanced Defense Cooperative Agreement). Như vậy là những nỗ lực vận động của chính phủ Obama đã bắt đầu có kết quả rõ rệt trong đối sách quay trở lại châu Á – Thái Bình Dương của ông.
Sự chuẩn thuận này tạo điều kiện để quân đội Hoa Kỳ có thể sử dụng lãnh thổ Phi Luật Tân làm tiền đồn quân sự tại Đông Nam Á.
Hiệp ước này có hiệu lực trong mười năm khiến mọi người thấy ngay sự hiện diện quân sự của Hoa Kỳ trên lãnh thổ Phi sẽ là lâu dài chứ không phải một sớm một chiều theo nhiệm kỳ Tổng Thống như lời đồn. Như vậy là đối sách tập trung quân ở châu Á của Hoa Kỳ sẽ còn tiếp diễn ngay cả sau khi Tổng Thống Obama mãn nhiệm kỳ. Ngoài ra, dựa vào thời gian hiệu lực của Hiệp Định, chúng ta có thể phỏng đoán được căng thẳng tại biển Đông sẽ phải leo thang ít ra trong vòng mười năm tới chứ không phải một sớm một chiều mà có giải pháp cụ thể cho tàn cuộc được.
Nếu nhìn tổng quát thì chúng ta thấy ngay nếu bên phía Trung Cộng lấp ụ dàn quân tại biển Đông thì phía bên Hoa Kỳ cũng đang đổ quân dựng đồn. Như vậy là cả hai bên đang “xếp cờ” chuẩn bị cho giao tranh nếu cần thiết. Chưa có bên nào chuẩn bị xong cả nên tạm dùng khẩu chiến ngoại giao qua lại như ta thấy hiện nay là vì vậy.
Chỉ sau vài giờ sự chuẩn thuận của Tối Cao Pháp Viện Phi được loan báo chính thức, giới chức quân sự Phi lập tức tuyên bố tất cả những căn cứ ở những vị trí then chốt của Phi tại biển Đông đều sẽ được mở cửa cho quân đội Hoa Kỳ đổ bộ, án ngữ và sử dụng.
Tuyên bố mau chóng của các sĩ quan quân đội Phi làm choáng váng giới truyền thông vì một lẽ đơn giản là dựa theo lời tuyên bố này thì quân đội Hoa Kỳ có mặt khắp nơi trên lãnh thổ Phi chứ không dồn ụ vào một hay hai căn cứ như nhiều người lầm tưởng trước đây.
Cũng dựa trên lời loan báo của giới chức quân sự Phi, Hoa Kỳ sẽ sử dụng ba căn cứ quân sự trên đảo chánh của nước Phi là Luzon bao gồm căn cứ Không quân Basa và Clark tại tỉnh Pampanga cũng như căn cứ lục quân Magsaysay tại tỉnh Nueva Ecija. Riêng tại miền trung nước Phi tức tại đảo Cebu, Hoa Kỳ sẽ sử dụng căn cứ Hải quân tại đảo này cũng như phi trường quân sự Benito Ebue. Tại đảo Mindanao, Hoa Kỳ cũng sẽ sử dụng phi trường Cagayan de Oro. Hoa Kỳ cũng được quyền hiện diện quân đội của mình ở cả căn cứ không quân Antonio Bautista và căn cứ hải quân nằm trên đảo Palawan nhìn thẳng ra biển Đông. Đó là chưa kể Bộ Tư lệnh Lực Lượng Đặc Biệt và Bộ Tư Lệnh Lục Quân của Phi cũng sẽ được dành cho Hoa Kỳ sử dụng làm nơi trú đóng của giới Tham Mưu quân lực Hoa Kỳ tại Phi.
Sẽ còn nhiều căn cứ trú đóng khác của Phi sẽ được Hoa Kỳ sử dụng nhưng giới truyền thông hiện nay tập trung quan sát năm căn cứ quân sự chánh tại Phi mà Hoa Kỳ đang đổ quân. Đó là:
1. Căn cứ Hải quân tại Subic Bay (trên đảo Luzon)
2. Căn cứ Không quân Clark (trên đảo Luzon)
3. Căn cứ Hải quân tại Oyster Bay (trên đảo Palawan)
4. Căn cứ Thủy quân Lục chiến Brooke (trên đảo Palawan)
5. Căn cứ Thủy quân Lục Chiến và Hải quân Batanes (trên đảo Luzon)
Sau đây là vị trí trên bản đồ toàn bộ của năm căn cứ được nêu trên (khoanh đỏ) và những căn cứ còn lại (dù xanh) của Phi mà tương lai Hoa Kỳ sẽ sử dụng theo hiệp ước EDCA.
Như vậy, nhìn vào bản đồ thì năm căn cứ nêu trên nằm về hướng tây của Phi và đối diện trực tiếp đến vùng biển Hoàng Sa và Trường Sa mà Trung Cộng đang dàn Hải quân ra kiểm soát.
Chưa rõ quân số mà Hoa Kỳ luân chuyển tại các căn cứ này sẽ là bao nhiêu nhưng nếu cả hai binh chủng Hải-quân và Thủy-quân Lục-chiến cùng đổ bộ lên trú ngụ Phi trong tương lai thì rõ ràng tổng số quân nhân trú ngụ tại Phi có thể lên trên 30 ngàn quân nhân một cách dễ dàng. Một chiếc hàng không mẩu hạm của Hoa Kỳ cặp bến Subic Bay cũng đã chứa năm đến bảy ngàn quân nhân là ít nhất, chưa kể các thủy đoàn của các khu trục hạm đi theo hộ tống.
Thái độ gần đây nhất của giới tướng lãnh Hoa Kỳ chịu trách nhiệm ở châu Á Thái Bình Dương muốn tìm thêm chỗ để chứa khí cụ quân nhu lại càng làm mọi người hiểu rõ sự đổ bộ của Hoa Kỳ lên Phi không phải nhỏ giọt mà sẽ là quy mô tổng lực dàn trải lên nhiều căn cứ của xứ sở này.
Chỉ riêng tại căn cứ Hải quân Subic Bay (trên đảo Luzon), Hoa Kỳ đã phải bỏ ra gần 220 triệu Mỹ kim để tu sửa trước khi đem quân vào và không biết Hoa Kỳ sẽ còn tốn kém bao nhiêu tiền của nữa để tân trang những căn cứ khác trong tương lai. Bảo rằng tốn kém tiền của như thế, chuyển quân ầm ầm như thế (dù che giấu) mà Hoa Thịnh Đốn tuyên bố chỉ để kềm hãm Trung Cộng chứ không hề tính đến chuyện “knock out” hoàn toàn Trung Cộng thì làm sao mà Bắc Kinh tin cho nổi!
Đương nhiên Bắc Kinh phải bồn chồn lo lắng đến sự chuyển quân này vì điều này cho thấy nước Mỹ nay đã bừng tỉnh và không còn khoan nhượng cưng chiều Bắc Kinh như bấy lâu nay được nữa. Đã đến lúc cần phải dạy cho Bắc Kinh một bài học là điều cần thiết đối với Hoa Kỳ. Số phận của Đảng Cộng-sản tại Trung Hoa lục địa biết đâu chừng sẽ chỉ còn vỏn vẹn trong vài năm tới đây mà thôi.
Tổng thống Mỹ Obama kêu gọi quan tâm
sâu sắc đến tình hình quân sự tại châu
Á – Thái Bình Dương.
Uy lực pháo đài nổi Mỹ điều đến Biển Đông
Với lượng choán nước tới hơn 100.000 tấn, mang theo 90 máy bay chiến đấu, tàu sân bay USS John C. Stennis là một trong những cỗ máy chiến tranh trên biển đáng sợ nhất thế giới.
Hải quân Mỹ đã điều động hàng không mẫu hạm USS John C. Stennis (CVN-74)
đến Biển Đông được cho là nhằm đáp trả những hành động gây lo ngại
liên tiếp của Trung Quốc ở khu vực thời gian qua.
đến Biển Đông được cho là nhằm đáp trả những hành động gây lo ngại
liên tiếp của Trung Quốc ở khu vực thời gian qua.
CVN-74 là tàu thứ 7 thuộc siêu hàng không mẫu hạm lớp Nimitz. Tàu được đặt
theo tên thượng nghị sĩ John C. Stennis, bang Mississippi. CVN-74 được đưa
vào sử dụng từ năm 1995. Tàu có cảng chính tại Bremerton, Washington, Mỹ.
theo tên thượng nghị sĩ John C. Stennis, bang Mississippi. CVN-74 được đưa
vào sử dụng từ năm 1995. Tàu có cảng chính tại Bremerton, Washington, Mỹ.
Kích thước và sự đồ sộ của hàng không mẫu hạm này khiến nhiều người phải giật
mình. CVN-74 có chiều dài tới 332,8 m (gấp 3 lần chiều dài sân bóng đá), chiều
rộng lớn nhất 76,8 m, nhỏ nhất 40,8 m, lượng choán nước toàn tải tới 103.300 tấn.
mình. CVN-74 có chiều dài tới 332,8 m (gấp 3 lần chiều dài sân bóng đá), chiều
rộng lớn nhất 76,8 m, nhỏ nhất 40,8 m, lượng choán nước toàn tải tới 103.300 tấn.
CVN-74 nói riêng và hàng không mẫu hạm lớp Nimitz nói chung được đánh giá
là “tuyệt tác công nghệ” tác chiến mặt nước số một thế giới. Đó là minh
chứng cho nền công nghiệp đóng tàu hàng đầu của Mỹ.
là “tuyệt tác công nghệ” tác chiến mặt nước số một thế giới. Đó là minh
chứng cho nền công nghiệp đóng tàu hàng đầu của Mỹ.
Mỗi tàu sân bay hoạt động như một căn cứ không quân nổi di động. Chúng cho
phép Mỹ triển khai lực lượng tấn công ở bất kỳ nơi đâu trên thế giới.
|
Mỗi tàu sân bay hoạt động như một căn cứ không quân nổi di động. Chúng
cho phép Mỹ triển khai lực lượng tấn công ở bất kỳ nơi đâu trên thế giới.
|
Năng lực hàng không của CVN-74 gồm 4 phi đội tiêm kích tấn công, một phi đội tác chiến điện tử, một phi đội cảnh báo sớm trên không, 2 phi đội trực thăng và một phi đội hậu cần. |
Hàng không mẫu hạm là căn cứ nổi khổng lồ trên biển, do đó, mỗi
khi làm nhiệm vụ, chúng luôn được sự hộ tống của ít nhất một tuần
dương hạm, 3-4 tàu khu trục và một tàu ngầm.
Các chuyên gia nhận định sự hiện diện của các tàu, cụ thể là tàu Stennis, là tín hiệu rõ ràng gửi đến Trung Quốc và khu vực. “Hải quân và Lầu Năm Góc đang chứng tỏ cam kết của họ về sự hiện diện và tự do hàng hải trong khu vực. Với đội tàu sân bay và tàu chiến, hải quân đang phô diễn quy mô quan tâm và khả năng hiện diện trong khu vực và trên thế giới”, nhà phân tích tại Trung tâm An ninh Mỹ mới (CNAS) Jerry Hendrix nói.