QUÁ KHỨ HÀO HÙNG QUÂN LỰC VIỆT NAM CỘNG HÒA

Facebooktwitterredditpinterestlinkedinmail

Liên đội đặc nhiệm bảo vệ nông trường sao đỏ tại Bình Thuận.

Ðại Uý Huỳnh Văn Quý — Liên Ðội Trưởng Liên Ðội Ðặc Nhiệm & Tiểu Ðoàn Trưởng Tiểu Ðoàn 249 Địa phương quân, Bình Thuận.

Cuối năm 1969, Ðại Tá Ngô Tấn Nghĩa về Bình Thuận giữ chức Ðầu Tỉnh kiêm Tiểu Khu Trưởng. Tình hình địa phương lúc đó ngoài các đơn vị Nghĩa Quân, cộng Ðịa Phương Quân cơ hữu, còn được tăng phái Trung Ðoàn 44/Sư Ðoàn 23BB và một Chi Ðoàn Thiết Vận Xa của Thiết Ðoàn 8 Kỵ Binh. Bộ Chỉ Huy Trung Ðoàn đóng tại Sông Mao (Hải Ninh) . Ngoài ra còn có sự hiện diện của Lử Ðoàn 605 Nhảy Dù – Hoa Kỳ đồn trú tại Phi Trường Phan Thiết và các Trại Dân Sự Chiến Ðấu ở Lương Sơn nhưng tình hình hình an ninh trong tỉnh vẫn bất ổn. Dân chúng cực khổ trăm chiều vì phải sống trong cảnh một cổ hai tròng ‘ban ngày Quốc Gia, ban đêm Việt Cộng’, phải đóng thuế, đi dân công, con cái theo chúng nhảy núi vì không có ai bảo vệ, nên bắt buộc phải cắn răng theo cộng sản. Thêm vào đó là tai ương bom đạn, mìn chông pháo kích của việt cộng cài đặt hằng ngày trên các trục lộ giao thông và ngay cả thị xã Phan Thiết.

Từ khi Ðại Tá Nghĩa về nhậm chức. Nhờ tài thao lược và sự can đảm dấn thân ra ngay mặt trận để cùng chịu chung nổi tân khổ với binh sĩ các cấp, nên QLVNCH tại Bình Thuận, đã từ thế chủ bại co rúm một chổ, chuyển sang tấn công thẳng vào địch ngay tại các mật khu an toàn. Nhờ vậy tình hình an ninh toàn tỉnh lần lượt được vãn hồi. Cũng từ đó, cán bộ xã ấp hằng đêm không còn phải di tản về Phan Thiết hay các quận lỵ để giữ mạng, mà họ ở lại với xã ấp vì không còn phải sợ VC đột nhập về ám sát, bắn giết hăm dọa như trước. Cũng trong giai đoạn này, các lựu lượng quân sự tại địa phương đã được nâng cấp và cải tổ : Trung Ðôi Nghĩa Quân thành Liên Ðội Nghĩa quân, nhiều Ðại Ðội Địa phương quân biệt lập được kết hợp trở nên Tiểu Ðoàn ÐP với các cấp chỉ huy trẻ, tài giỏi xuất thân từ các các binh chủng, bộ binh trên bốn vùng chiến thuật.

Tất cả đã đủ sức mạnh thay thế quân đội Hoa Kỳ về nước, chỉ còn lại một số trực thăng võ trang tại phi trường Phan Thiết để yểm trợ khi cần thiết. Ðồng lúc Trung Ðoàn 44/SÐ23BB cũng di chuyển lên cao nguyên nhận nhiệm vụ mới. Tóm lại chỉ còn Chi Ðoàn Thiết Vận Xa 113 ở lại Bình Thuận, là đơn vị chính quy mà thôi.

Cuối năm 1970, quốc lộ 1 được mở rộng và lưu thông. Ðoạn đường từ cấy số 30 (Ranh giới Bình Tuy-Bình Thuận) tới xã Lương Sơn (Quận Hòa Ða) do Công Binh Hoa Kỳ đảm trách. Từ Lương Sơn đến Cà Ná (Ranh giới giữa Bình Thuận-Ninh Thuận) là trách nhiệm của Liên Ðoàn 20 Công Binh Chiến Ðấu thuộc QLVNCH. Cũng lúc là hoạt động mạnh mẽ của các Tiểu Ðoàn và Ðại Ðội ÐPQ Biệt Lập/Bình Thuận, hoạt động lấn sâu vào các vị trí dọc theo hai bên đường quốc lộ lẫn tỉnh lộ, từ Phan Thiết đi Ma Lâm, Hải Long, mở rộng vòng đai an ninh cho thị xã qua các cuộc hành quân, bắt buộc chúng phải lẩn trốn vào các mật khu hậu cứ an toàn tận rừng sâu để giữ mạng.

Bởi vậy trước ngày Hiệp Ðịnh ngưng bắn Ba Lê có hiệu lực, Cộng Sản muốn chiếm Bình Thuận để gây tiếng vang quốc tế như chúng đã làm tại Cửa Việt, Sa Huỳnh, Tống Lê Chân, Hồng Ngự.. Trận chiến thiệt long trời lỡ đất khi việt cộng dùng toàn bộ lực lượng quân sự của chúng tại địa phương, đồng loạt tấn công 13 Ấp trong tỉnh nhưng đã thất bại. Bình Thuận vẫn hiên ngang ngạo nghễ dưới bóng cờ vàng, từ Tuy Phong vào tới Hàm Thuận, Thiện Giáo, Hải Long… đâu đâu cũng vui mừng vì thoát được tai kiếp một lần nữa sau Tết Mậu Thân 1968.

Khoảng tháng 3-1973, Tôi (Huỳnh Văn Quý) được chỉ định làm Tiểu Ðoàn Trưởng Tiểu Ðoàn 249 ÐPQ, thay thế Ðại Uý Dũng tử nạn giao thông trên quốc lộ 1 (Lò Tĩm giữa Cầu 40 và Cổng Chử Y). Sau đó tôi bị thương nặng (gảy xương hàm) trong một cuộc hành quân ở Mường Mán (Hàm Thuận).Do đó Ðại Uý Phan Sang thay thế tôi và vinh thăng Thiếu Tá trong một đợt thăng thưởng do Tiểu Khu đề nghi theo lệnh của Quân Ðoàn II (Hai người được lên chức lúc đó là Ðại Uý Bính và Sang). Ðại Uý Bình và tôi cùng được Ðại Tá Nghĩa đề nghị giữ chức Tiểu Ðoàn Trường một ngày. Tôi làm TÐT Tiểu Ðoàn 249/ÐP còn Bính làm TÐT Tiểu Ðoàn 202 ÐP.

Những ngày giữa tháng 4-1975 khi Tiểu Ðoàn 249 ÐP được lênh về đóng quân ở Cổng Chữ Y Phan Thiết. Lúc đó tình hình Bình Thuận đã bắt đầu hổn loạn sau khi Ðoàn Di Tản rời khỏi tỉnh lỵ. Rồi việt cộng mở cuộc tấn chiếm Thị Trấn Phú Long. Giữa lúc tình hình nguy ngập đó, Thiếu Tá Phan Sang và Thiếu Tá Bính đều bỏ Ðơn Vị trốn về Sài Gòn. Do đó Ðại Tá Nghĩa cử Ðại Uý Huỳnh Văn Hoàng (Tiểu Ðoàn Phó) lên thay Bính làm XLTV Tiểu Ðoàn Trưởng 202 ÐP và Ðại Uý Trần Ðăng Thiệt (Tiểu Ðoàn Phó 230 ÐP) làm Tiểu Ðoàn Phó TÐ 202 ÐP. Lại cử Tôi (Huỳnh Văn Quý) thay Phan Sang làm Tiểu Ðoàn Trưởng TÐ249 ÐP và Ðại Uý Nguyễn Văn Hạnh (Phòng 3 TK/BT) làm Tiểu Ðoàn Phó . Ðồng thời ra lệnh cho TÐ 249 ÐP phối họp với Ðại Ðội 283 ÐPQ Biệt Lập của Ðại Uý Nguyễn Văn Ba, tái chiếm và tử thủ Phú Long cho tới chiều ngày 18-4-1975 khi xe tăng và đại quân của Cộng Sản Bắc Việt tràn ngập, đơn vị mới được lệnh di tản.

Thời gian tôi bị thương được về điều trị tại Quân Y Viện Ðoàn Mạnh Hoạch Phan Thiết nhưng vì vết thương quá trầm trọng nên phải chuyển tới Tổng Y Viện Cộng Hòa (Sài Gòn) để cứu chữa. Sau sáu tháng điều trị, tôi về lại Tiểu Khu nhưng sức khỏe vẫn chưa bình phục hẳn. Do đó Ðại Tá Nghĩa cử tôi làm Yếu Khu Trưởng Yếu Khu Châu Thanh Phan Thiết. Ðơn vị này đóng tại Trại Ðinh Công Tráng (Kế Bệnh Viện Phan Thiết, đối diện Sân Vận Ðộng) . Ngoài nhiệm vụ trên, tôi còn được cử làm Phụ Tá cho Trung Tá Mai Lang Luông Tham Mưu Trưởng, lo về việc hành quân và phòng thủ các đơn vị Nghĩa Quân nằm ngoài vòng đai thị xã, từ Cầu 40 (Phú Khánh-Phú Lâm), Tường Phong, Cầu Sở Muối, Lại An, Phú Long, Phú Hài, Cầu Ké (Thanh Hải)

Nhận nhiệm vụ trên được hai tháng, vào tháng 10-1973 Ðại Tá Nghĩa lại gọi tôi về Tỉnh cho biết : Bình Thuận sắp tiếp nhân mười ngàn đồng bào Việt Kiều từ Kampuchia hôì hương , tới đây lập nghiệp. Ðể định cư số nạn nhơn trên, Ông quyết định lập một làng tại Ấp Bình Tú (Xã Kim Bình), nằm tiếp giáp với Phi Trường Phan Thiết về phía Nam, chạy dọc theo bờ biển. Theo kế hoạch, Tiểu Khu phải khai hoang vùng rừng núi Ba Hòn và lấn sâu vào mật khu Kim Bình của VC. Công tác này vừa giúp cho đồng bào có đất đai canh tác để thu hoạch sau khi hết thời gian nhận lãnh 6 tháng tiền trợ cấp định cư của Bộ Xã Hội. Ngoài ra việc phát quang trên còn giúp mở rộng thêm vòng đai an ninh cho phi trường Phan Thiết.

Tiểu Khu đã được Quân Ðoàn II tăng phái một Ðại Ðội Công Binh Chiến Ðấu với trên 20 xe ủi đất vừa của quân đội lẫn dân sự hợp tác. Trước công tác khẩn cấp đó, trong lúc tất cả các lực ÐPQ +NQ của tỉnh phải trải dài khắp lảnh thổ, để bảo vệ an ninh xã ấp và các trục lộ giao thông , lại còn phải hành quân liên tục để phá tan và bẽ gảy âm mưu dành dân lấn đất của Cộng Sản Bắc Việt.

Ðó là lúc Ðại Tá Nghĩa thành lập một Ðơn Vị Ðặc Nhiệm (Ngoài Bảng Cấp Số) được Quân Ðoàn chấp thuận với danh xưng ‘Liên Ðội Ðặc Nhiệm Nông Trường Sao Ðỏ‘ , qua dụng ý của Ðại Tá Nghĩa là dùng SAO ÐỎ để đối chọi với Sao Vàng trên lá cờ máu của đảng CSVN, chư hầu của Cộng Ðảng Ðệ Tam Quốc Tế do Nga Tàu lãnh đạo. Về cách tổ chức, Liên Ðội có quân số giống như một tiểu đoàn tác chiến, với 4 đại đội (80 người/1 ÐÐ), có đủ các ban 1,2,3,4,5 và truyền tin nhưng quân số thì thu hẹp theo nhu cầu.

Tôi (Huỳnh Văn Quý) được cử làm Liên Ðội Trưởng. Về quân số được bổ sung như sau : – Mỗi Ðại Ðội ÐPQ biệt lập tại Nam Bình Thuận cung ứng cho Liên Ðội 8 quân nhân cơ hửu, trong số này có 1 hạ sĩ quan. Mỗi Tiểu Ðoàn Địa phương quân tại Nam Bình Thuận cấp cho LÐ 40 quân nhân, trong số này có một số hạ sĩ quan và 2-3 sĩ quan . Tất cả đều được trang bị đầy đủ, riêng quân số còn thiếu được Phòng I bổ sung.

Và ngày N được ấn định là thời gian quân nhân của các đơn vị tới trình diện tôi tại Trại Ðinh Công Tráng. Còn ngày N + 1 là lúc tôi phải tập họp Liên Ðội với đầy đủ quânsố, trang bị để trình diện Ðại Tá Nghĩa tại Phi Trường Phan Thiết là nơi đặt tạm hậu cứ của Liên Ðội, trong tư thế của một Tiểu Ðoàn sẳn sàng đợi lệnh tác chiến.

Thiệt sư tôi không muốn nhận lảnh chức vụ trên vì trách nhiệm quá nặng nề. Nhưng trước sự ân cần tin tưởng của Ðại Tá Nghĩa, khiến tôi không thể từ chối được mặc dù đã thấy trước những khó khăn chồng chất khó lòng vượt qua đối với một đơn vị trưởng phải chỉ huy một quân số toàn là quân nhân biệt phái từ các nơi về, với đủ mọi thành phần. Tiếp theo là thời gian thành lập Liên Ðội được ấn định quá ngắn ngủi : Chỉ một ngày vừa nhận và phải nuôi ăn 300 người. Ðể giải quyết kịp thời mọi trở ngại trên, tôi đã xin Ðại Tá Nghĩa ưu tiên cho Liên Ðội được toàn quyền chọn Ban Tham mưu của LÐ bằng cách xin đích danh những người từng cộng tác với tôi trươc đây mà tôi biết. Sau đó tôi gửi tên họ những người này về Phòng I và Phòng Tổng Quản Trị/TK để làm lệnh thuyên chuyển. Có thể nói là nhờ Ðại Tá Nghĩa chấp thuận mọi yêu cầu nên Ngày N + 1 trình diện Liên Ðội không gặp trở ngại

Vì là một Ðơn Vị Ngoài Bảng Cấp Số nên vô cùng phức tạp nhất là về vấn đề tiếp liệu quân trang dụng. Do đó Ðại Tá Nghĩa cho phép tôi được dùng chiếc Jeep và tài xế của Yếu Khu Châu Thành. Phòng 4/TK biệt phái một GMC để chuyên chở đồ tiếp liệu và cơm nước hằng ngày cho đơn vị. Tóm lại tài sản của Liên Ðội hoàn toàn không có một món gì, kể cả ‘ CON DẤU ‘ cũng phải dùng con dấu của Tiểu Khu mỗi khi cần thiết. Cho tới súng cối 81 ly, máy truyền tin, máy đánh chữ… đều phải ký mượn của Trung Tâm Yểm Trợ Tiếp Vận Bình Thuận.

Ngoài ra còn phải làm cách nào để thuyết phục quân nhân các cấp trong đơn vị ‘Tạp Lục‘ này nhận lịnh và thi hành lệnh một cách nghiêm chỉnh. Nhưng cuối cùng khó khăn cũng qua, vì hầu hết anh em đã từng phục vu hay nghe nhắc đến tôi suốt 8 năm qua, từ ngày rời Trường Bộ Binh Thủ Ðức (Khóa 19 SQTB) về Tiểu Khu Bình Thuận, chỉ ở trong các đơn vị tác chiến qua các chức vụ chỉ huy từ Trung Ðội, Ðại Ðội cho tới Tiểu Ðoàn Trưởng TÐ249/ÐPQ… vì bị thương nặng mới rời khỏi chiến trường.

Ðến giai đoạn thi hành nhiệm vụ, thuyết trình hay đứng ngoài ngó vào thấy quá dễ nhưng thấy vậy mà không phải vậy vì thực tế và kế hoạch hoàn toàn là hai sự khác biệt. Bởi vậy đầu tiên, tôi phải xây dựng một căn cứ : Ðây là nơi đặt Bộ Chỉ Huy Liên Ðội, cũng là chổ để cho loại xe ủi đất của Ðại Ðội Công Binh lẫn Dân Sư làm việc, dưới sự bảo vệ an ninh của chúng tôi. Căn cứ đầu tiên này cách Phi trường Phan Thiết chừng 3 km về hướng đông nam và cách núi Ba Hòn 6 cây số. Từ điểm xuất phát này, tôi cho sâu vào hướng Ba Hòn và mật khu Kim Bình.

Về công tác phát quang, mỗi ngày Công Binh sử dụng từ 18-20 chiếc xe ủi (trong số 22 chiếc) và mỗi chiếc ủi khoảng 8 sào/1 ngày. trong lúc bên Dân Sự, dù chỉ có 5 chiếc xe ủi nhưng là loại xe bánh cao su lớn nên rất mạnh. Vì vậy trung bình mỗi chiếc ủi hơn 1 mẫu đất/1 ngày. Nói chung, mỗi ngày phát quang được 20 mẫu đất trống cho nông trường ( 1 mẫu = 10.000m2).

Ðề phòng VC bắn sẽ và phóng B40 đốt xe cơ giới, tôi yêu cầu bên Công Binh báo cáo số lượng xe ủi đang sử dụng hằng ngày, để Ban 3 /LD đặt kế hoạch phục kích đêm và đặt mìn Claymore tự động ở những đường mòn, ngõ ngách mà địch có thể di chuyển xâm nhập. Mỗi buổi sáng, sau khi mìn được gỡ, kế đó là toán rà mìn kiểm soát lại các con đường thiệt an toàn mới để các xe ủi hoạt động. Cũng nhờ có Liên Ðội bảo vệ và hành quân liên tục bên ngoài, công binh mới được tự do hoạt động bên trong, mà không sợ bị việt cộng tấn công hay bắn sẽ vì chúng ta luôn phát hiện kịp thời, nên không có một chiếc xe ủi nào bị hư hại.

Ðời lính cực khổ và nguy hiểm hằng ngày nhưng các quân nhân trong Liên Ðội cũng được an ủi với các loại thú rừng săn được tại nông trường. Chính Ðại tá Nghĩa cũng hay lên đây săn bắn ban đêm vì vùng này có nhiều thỏ, mễn, cheo, gà rừng..

Tuy nhiên nông trường càng được ủi rộng thêm diện tích thì công tác bảo vệ của Liên Ðội càng thêm khó khăn. Ðáng sợ nhất vẫn là việc địch đặt mìn trên các trục lộ di chuyển hằng ngày dù chúng ta đã phát hiện và gỡ bỏ nhiều lần.

Khi Công Binh ủi sát chưn núi Ba Hòn, chuẩn bị khai quang mật khu Kim Bình, thì Liên Ðội cũng di chuyển tới đây để lập một căn cứ phòng thủ thứ hai, đặt trên một cao độ , cạnh đó là một hố lỡ, lại sát bờ biển, nên vừa có thể quan sát được toàn cảnh và rất dễ phòng thủ. Nhưng Cộng Sản đâu có thể bó tay chịu chết để ngày ngày ta cứ khai quang tiến sâu vào sào huyệt của chúng.

Lúc này Nông Trường có diện tích thật rộng, từ Căn cứ thứ nhất ở Ấp Bình Tú (Kim Bình), qua Ấp Phú Khánh (Phú Lâm) tới gần chân núi Ba Hòn tới Căn cứ thứ hai sát bờ biển. Do đó Ðại tá Nghĩa đã tăng cường thêm Ðại Ðội 290 ÐPQ của Ðại Uý Sâm, từ xã Thiện Khánh (Hải Long) về bảo vệ làng Việt Kiều Bình Tú. Ðại đội này đã đụng độ với VC khi chúng mò về Ấp và đã bỏ lại nhiều xác chết vì vướng mìn tự động claymore khi chém vè.

Căn cứ thứ hai của Liên Ðội là cái gai nhọn đâm trong mắt của cộng quân tại mật khu Kim Bình, nên bằng mọi giá chúng phải san bằng. Dự đoán trước điều đó, nên tôi luôn cảnh giác và tăng cường phòng thủ rất nghiêm nhặt. Nhưng chúng đã lợi dụng một đêm tối trời, cho đặc công bò sát vòng rào phòng thủ gài mìn phá bốn lớp kẽm gai phòng thủ bằng loại mìn tự chế to bằng cái nón lá, có sức công phá kinh khủng. Sau đó với chiến thuật cổ điển ‘tiền pháo hậu xung‘, tấn công vào đồn. Một đặc công đã lọt vào gần hầm chỉ huy của Liên Ðội nhưng bị phát giác và đã bi bắn chết ngay tại chỗ. Ðồng thời tôi cũng kịp thời ra lệnh cho bắn đạn chiếu sáng soi rõ toàn vùng, làm cho binh sĩ lên tinh thần, nổ lực đẩy lui địch ra khỏi căn cứ. Kết quả trận đánh, bên ta một xe ủi bị cháy, một quân nhân công binh bị thương nhưng Liên Ðội vô sự. Việt cộng bỏ lại hai xác tại chỗ với hai AK 47 và một K54, cùng mang theo một số khác khi rút lui.

Sáng hôm sau, tôi được lịnh Phòng 3/TK điện về họp. Lộ trình từ căn cứ hai về Phan Thiết chừng 5 km, tôi di chuyển bằng xe jeep. Khi xe tới cổng phi trường thì gặp một xe dân sự chở công nhân đi làm, phía sau có kéo theo một móc hậu đựng dầu cặn dùng cho xe ủi. Chúng tôi chào hỏi vui vẽ và chúc lành. Thế nhưng khi xe tôi vừa về tới Cầu Trần Hưng Ðạo Phan Thiết, thì nhận được tin từ máy truyền tin cho biết, chiếc xe dân sự bị trúng mìn của cộng quân, làm 7 công nhân chết, 1 bị thương nặng. Ðây là sự tổn thất nặng nhứt về nhân mạng, từ khi bắt đầu ủi quang Nông trường.

Khoảng tháng 8/1974 tôi được lệnh theo học khóa 4/74 Bộ Binh Cao Cấp tại Trường Bộ Binh Thủ Ðức ở Long Thành. Mãn khóa học tôi về lại Liên Ðoàn Ðặc Nhiệm. Giữa tháng 4-1975, cộng quân tấn công và chiếm giữ cầu cùng thị trấn Phú Long. Do đó Ðại tá Nghĩa đã cử tôi làm Tiểu Ðoàn Trưởng TÐ249/ÐP thế Thiếu tá Phan Sang, để tái chiếm Phú Long. Ðây là lần thứ hai tôi chỉ huy Tiểu Ðoàn này. Trước khi rời khỏi đơn vị, tôi đã họp Ban Tham Mưu và bàn giao Liên Ðội lại cho Ðại Uý Sơn Xì, Liên Ðội Phó thay tôi.

Tình hình bấy giờ thiệt nguy ngập. Quân Ðoàn 1 và 2 di tản coi như tan hàng. Các tỉnh Miền Trung từ Quảng Trị vào tới Khánh Hòa đã thất thủ, Cao Nguyên cũng không còn. Do đó Phan Rang và Bình Thuận trở thành tuyến đầu ngăn chống các lộ quân của Cộng Sản Bắc Việt. Sự ra đi của tôi lúc bây giờ đã gây nên hoang mang cho cả đơn vị. Vì vậy tôi có góp ý và đặt kế hoạch với Ðại Uý Xì về ‘Lộ Trình Di Tản‘ vào giờ N khi nguy cấp. Nhờ vậy vào chiều 18-4-1975, khi xe tăng của Bắc Việt vào tới cổng bắc Phú Long nên TÐ249 ÐPQ được lệnh di tản về phía bờ biển, cũng là lúc Liên Ðội Ðặc Nhiệm theo kế hoạch có sẵn của tôi đã bàn với Ðại Uý Xì, cũng đến được Vũng Tàu và tan hàng. Sau đó anh em trở về đơn vị cũ đang có mặt tại Phước Tuy, tiếp tục chiến đấu cho tới trưa 30-4-1975 Dương Văn Minh ra lịnh đầu hàng mới buông súng rã ngũ.

Viết đến đây làm tôi nhớ lại bao nhiêu kỷ niệm vui buồn, sự thành công lẫn thất bại trong 10 năm sống đời quân đội. Tôi thấy thương cho số phận của người lính QLVNCH nói chung và các quân nhân tại Nông Trường Sao Ðỏ nói riêng. Họ là những đứa con ưu tú của Bình Thuận, hứng chịu cực khổ ngày đêm trên Nông trường cát bụi, đội nắng tắm mưa để bảo vệ cho đồng bào, giữ an ninh lảnh thổ, đóng góp vào việc phát triển kinh tế Bình Thuận thời hậu chiến. Công lao đó sau ngày 30-4-1975, Cộng Sản biến họ thành tội đồ của dân tộc, thân phận người lính bị trù dập, kẻ bị bắt người mang kiếp tù đày trong các trại giam từ Nam ra tận miền Bắc hay đi kinh tế mới tận chốn rừng sâu nước độc.

Ngày nay trên mảnh đất khai hoang thuở nào, những ai đang canh tác không biết có còn nhớ hay không công lao máu xương của người Lính Địa phương quân Bình Thuận và các chiến sĩ Công Binh của quân khu II tăng phái. Nghĩ tới thiệt phũ phàng và muốn khóc.