OAN KHIÊN “TỪ CHỨC’ CỦA NHỮNG ĐỜI CHỦ TỊCH NƯỚC VIỆT NAM

Facebooktwitterredditpinterestlinkedinmail

Ngày Võ Văn Thưởng bị mất chức Chủ Tịch nước Việt Nam

(Ảnh: ngày 21/03/2024)

“Tuổi trẻ đang lên, giao kèo đã mãn hạn”. Đó là trường hợp của Võ Văn Thưởng trong Bộ chính trị Cộng Sản Việt Nam. Vào tháng 2 năm 2023 Nguyễn Xuân Phúc tự là Phúc Niễng bị ép phải làm đơn từ chức Chủ Tịch Nước thì Võ Văn Thưởng trẻ nhất Bộ Chính Trị CSVN, 53 tuổi được Đảng đưa lên chức vụ Chủ Tịch Nước Việt Nam (CTNVN).
Đúng 1 năm 18 ngày sau Quốc Hội Việt Nam lại họp khẩn để truất phế Võ Văn Thưởng khỏi chức vụ CTNVN.
“Từ chức” là chuyện nói cho vui, Quốc Hội CSVN họp cũng chỉ là thủ tục. Thực tế là cả Phúc Niễng và Văn Thưởng đều bị ép “từ chức” để giữ tính mạng cho mình, vợ con, cha mẹ và anh em của mình. Và để Quốc Hội tuyên bố tướt hết tất cả quyền trong chính quyền cũng như trong đảng Cộng Sản.

Trước đây, CTNVN không bao giờ bị ép buộc từ chức. Chúng ta đi từ đầu danh sách CTNVN từ thời 1945: Đầu tiên gã tội đồ dân tộc Hồ Chí Minh mang nhiều tội lớn đối với tổ quốc:
– Theo lệnh Tàu Cộng phanh thây đất mẹ Việt Nam làm hai bởi lát cắt vĩ tuyến 17;
– Mang chủ nghĩa ngoại lai Cộng Sản độc tài toàn trị cai trị dân tộc VN;
– Quyết tâm thực hiện cuộc chiến xâm lược Cộng Sản vào miền Nam tự do dân chủ, giết hại hàng triệu thanh niên hai miền Nam-Bắc làm cạn kiệt nguyên khí quốc gia.
Hồ Chí Minh làm Chủ Tịch đầu tiên cho đến chết kéo dài 24 năm (02/09/2945-02/09/1969).

Người thứ là một nhân sĩ yêu nước, lúc đó (1946) thế lực Cộng Sản còn yếu nên chúng đưa hình ảnh của một nhân sĩ “yêu nước chiến đấu vì độc lập dân tộc” là cụ Huỳnh Thúc Kháng ra để che mắt quần chúng và tạm dấu cái mũ Cộng Sản. Cụ Huỳnh tạm giữ quyển Chủ Tịch tạm thời thay thế Hồ Chí Minh đi Pháp để đàm phán. Cụ Huỳnh Thúc Kháng làm Chủ Tịch được 141 ngày (từ 31/5/1946 – 21/10/1946) thì giao lại cho Hồ Chí Minh.

Đến Tôn Đức Thắng, ông già công nhân Ba Son, người quê Long Xuyên thuộc miền Nam. Một thời Hồ Chí Minh dùng Tôn Đức Thắng để chiêu dụ người miền Nam tập kết ra Bắc và thanh niên nam nữ người miền Nam vào bưng biền chiến đấu. Sau này được đảng CSVN cho ngồi chức CTNVN đến 22 năm (2/09/1969-30/03/1980). 

Những đời CTNVN sau này: Trường Chinh, Võ Chí Công, Lê Đức Anh, Trần Đức Lương, Nguyễn Minh Triết, Trương Tấn Sang đều làm hết nhiệm kỳ của Đại Hội Đảng Cộng Sản như đã quy định: “Nhiệm kỳ của Chủ tịch nước theo nhiệm kỳ của Quốc Hội. Khi Quốc Hội hết nhiệm kỳ, Chủ tịch nước tiếp tục làm nhiệm vụ cho đến khi Quốc Hội khóa mới bầu ra Chủ tịch nước”. Chẳng có ai bị “từ chức” nửa đường gãy cánh.
Rất dễ hiểu vì cái ghế của CTNVN từ Trương Tấn Sang về trước (trừ Hồ Chí Minh) là vai trò “ngồi chơi xơi nước”, vô thưởng vô phạt, chỉ ngồi chờ tiếp các ông vua bà hoàng và những nhân vật không có quyền hành ở ngoại quốc. Hoặc tham dự những buổi tiếp tân và những lễ tang của các quốc khách trên thế giới.

Thay đổi vai trò chủ Chủ Tịch Nước Việt Nam

Từ năm 2013, cuối thời Trương Tấn Sang trở về sau thì hiến pháp nhà nước Việt Nam thay đổi quyền hành của CTNVN, mà quan trọng nhất ở điều 88 thì Chủ Tịch nước có nhiều quyền hạn tối quan trọng là: Thống lĩnh lực lượng vũ trang nhân dân [trong đó cả quân đội và công an], giữ chức Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng và An ninh Việt Nam;

Với chức vụ này, khi lâm thế nó có quyền hành rất lớn, đó chính là mối đe doạ sự sống còn của Đảng Cộng Sản Việt Nam; đặc biệt nếu có sự nhúng tay của những bàn tay lông lá nước ngoài thì họ nhắm vào vị trí này để ủng hộ, để làm điều danh chánh ngôn thuận “lật đổ” chế độ Cộng Sản Việt Nam.
Từ khi hiến pháp đó ra đời không có chủ tịch nào ngồi trên ghế lâu: Trần Đại Quang chết thảm sau 2 năm 172 ngày (2/4/2016 – 21/09/2018) – Nguyễn Xuân Phúc 1 năm 288 ngày (5/4/2021-18/01/2023), Võ Văn Thưởng 1 năm 19 ngày (02/03/2023-21/03/2024). 
Có những người mất chức vì nghi ngờ bắt tay với ngoại bang để soán đoạt uy quyền thống trị của Cộng Sản Việt Nam, có người vì không được tin tưởng đung mưc, cũng có người vì đấu tranh nội bộ. Trường hợp Võ Văn Thưởng là trường hợp thứ ba và người đạo diễn không ai khác ngoài Tô Lâm.

Tô Lâm Bộ Trưởng Công An và là tay tham nhũng nhất nước Việt Nam hiện nay. Nguyễn Phú Trọng dùng Tô Lâm làm cánh tay phải cho chiến dịch “đốt lò” vì Tô Lâm nắm hết tất cả những bí quyết và tử huyệt của Nguyễn Phú Trọng. Muốn giữ yên cho bản thân, Trọng không còn cách nào khác phải dùng Tô Lâm như nhân vật thân tín nhất trong chiến dịch “đốt lò”. Mà lò đó không dám đốt cây củi “tham nhũng” số một họ Tô. 

Ý đồ của Tô Lâm, trước hết phải nắm ghế CTNVN và mắt thì nhìn đến ghế Tổng Bí Thư Đảng CSVN khi Nguyễn Phú Trọng chết. Lúc đó Tô Lâm sẽ giữ chức Tổng Bí Thư kiêm Chủ Tịch nước như Nguyễn Phú Trọng đã làm trước đây. Nếu Tô Lâm còn chức Bộ Trưởng Công An thì khó thực hiện được ý đồ đó. Trường hợp Nguyễn Phú Trọng chết mà vì một lý do gì mà Tô Lâm không được thay thế thì y sẽ đoạt lấy chức Tổng Bí Thư bằng cách thực hiện quyền Thống lĩnh lực lượng vũ trang nhân dân, giữ chức Chủ tịch Hội đồng quốc phòng và an ninh Việt Nam

Đó là nội bộ của Cộng Sản Việt Nam hiện nay.

 https://vietquoc.org