NỘI TÌNH 4 NĂM ĐẢO CHÍNH LẬT ĐỔ TỔNG THỐNG DONALD TRUMP

Facebooktwitterredditpinterestlinkedinmail

Chủ tịch Hạ viện Pelosi và Tổng thống Trump (Ảnh ghép của Gage Skidmore và Nhà Trắng/ Flickr)

Bốn năm trước, ông Trump thắng cử khiến nhiều người sửng sốt, thật không ngờ rằng một Trump “loanh quanh” về chính trị, một Trump đã từng ghi danh bên Đảng Dân Chủ vài năm trước, lại có thể đánh bại người có quyền lực lớn mạnh là là bà Hillary Clinton, và giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống của Đảng Cộng Hòa. Họ không thể tin được điều đó, không thể chấp nhận sự thật này, thậm chí không muốn coi Trump là “ông chủ”, và cuộc đảo chính 4 năm qua đã bắt đầu. Hôm nay chúng ta sẽ bàn luận về lý do đằng sau việc Chủ Tịch Hạ viện Pelosi sử dụng Tu chính án 25 để loại bỏ chức vụ tổng thống vào thứ Sáu tuần trước.

Chiêu đầu tiên được tung ra sau khi ông Trump tuyên thệ nhậm chức, trong khi các nhà lãnh đạo của nhiều quốc gia gọi điện chúc mừng, thì ghi chép về các cuộc điện thoại của Tổng thống Mexico Nieto và Thủ tướng Úc Turnbull đã bị lộ ra. Chỉ trong vòng 125 ngày đầu tiên kể từ khi ông Trump nắm quyền, thông tin đã bị rò rỉ 62 lần, đều là những nội dung mật liên quan đến an ninh quốc gia, nhưng bằng cách nào đó lại bị lọt ra ngoài. Các Tổng thống tiền nhiệm cũng gặp phải tình trạng tương tự nhưng ở quy mô nhỏ hơn rất nhiều. Trong những ngày đầu của chính quyền Obama, thông tin mật bị lộ 8 lần, chính quyền Bush bị lộ 9 lần. Năm 2019, khi ông Zelensky đắc cử tổng thống Ukraine, ông Trump đã gọi điện chúc mừng, nội dung cuộc điện thoại đã bị lộ. Cuộc điện thoại Ukraine dẫn đến thủ tục luận tội bắt đầu vào tháng 12 năm ngoái, khi mà đại dịch truyền nhiễm virus Vũ Hán khởi phát lây lan ở nước Mỹ, thì Quốc Hội Mỹ vẫn đang bận rộn với việc luận tội ông Trump.

Bộ trưởng Tư pháp William Barr đang điều tra việc các giới chức trong hệ thống sử dụng bộ máy nhà nước tẩy chay Tổng thống Trump, ban đầu dự tính công bố trước bầu cử. Nhưng diễn biến trước mắt cho thấy, Chưởng Lý Barr dự định chờ đến sau bầu cử mới đưa ra thông báo. Theo nhận xét của những người trong cuộc, phân lượng sẽ không hề nhẹ, kể cả FBI, những giới chức từ các cơ quan tình báo khác cũng đều dính líu làm mất uy tín của chính quyền Trump với mục đích ngăn cản ông Trump phục vụ trọn 4 năm nhiệm kỳ. Nói trắng ra, đó là một cuộc đảo chính.

Đồng thời, các hãng truyền thông của Mỹ cũng đã không tiếc công sức công kích Tổng thống Trump, thậm chí từ bỏ tính khách quan mà các đài truyền thông độc lập cần phải có. Họ đã bỏ qua các cơ chế kiểm tra thực tế, bỏ qua việc đánh giá các tin tức, và mô tả ông Trump là một kẻ nguy hiểm đối với an ninh Hoa Kỳ. Vì vậy, rất nhiều vụ rò rỉ là có liên quan trực tiếp đến sự “thèm thuồng” của giới truyền thông đối với tài liệu bất lợi cho ông Trump. Cho đến nay, uy tín của giới truyền thông Mỹ đã sụt giảm nghiêm trọng cũng chính vì lý do này.

Ông Trump thắng cử, phe cánh tả, Đảng Dân Chủ và truyền thông cho rằng, chiến thắng này là do Nga đứng sau hậu thuẫn, ông Trump trong nước và Nga ngoài nước hợp lực tạo thành. Sau 2 năm điều tra Nga, họ không tìm thấy bằng chứng nào liên quan đến Nga cả, truyền thông cho đến nay, cũng không có tin tức xác nhận ai là người tố giác việc “đi đêm” giữa ông Trump và Nga.

Phải nói, ông Trump không dễ chọc tức, không phải là “trái hồng mềm” hễ bóp liền bẹp nát. Ngoài Bộ trưởng Tư pháp William Barr còn có cựu Chủ tịch Ủy ban Tình báo Hạ viện Devin Nunes, hai vị Giám đốc tình báo kế nhiệm, Ủy ban An ninh Nội địa Thượng viện, Ủy ban Tài chính và Tư pháp đều đang theo dõi cuộc điều tra và từng bước giải mật. Ông Trump cũng thông báo rằng tất cả các tài liệu liên quan đến Nga sẽ được giải mật, nhưng thời gian rất eo hẹp. Nếu ông Biden đắc cử, ông ấy sẽ lập tức ra lệnh giữ bí mật tài liệu.

Sau đây là manh mối thời gian gần đúng:

Vào ngày 5/7/2016, 4 tháng trước thềm tuyển cử, Giám đốc FBI James Comey đã tổ chức một cuộc họp báo, một mặt chỉ trích việc bà Hillary Clinton sử dụng máy chủ email riêng cho các nhiệm vụ chính thức, nhưng đồng thời tuyên bố rằng việc làm đó không vi phạm pháp luật. Cùng ngày tại London, các giới chức FBI đã gặp Christopher Steele – tác giả của bộ sưu tập các tài liệu chống ông Trump.

Vào ngày 26/7/2016, tức 21 ngày sau đó, cơ quan tình báo Hoa Kỳ nhận được một báo cáo cho biết, cơ quan tình báo Nga tin rằng bà Hillary Clinton đã ủy quyền để làm mất uy tín của ông Trump. Cách thức cụ thể là gộp ông Trump vào việc Nga đánh cắp máy chủ email của Ủy Ban Dân Chủ. Giám đốc Cơ quan Tình báo Trung ương vào thời điểm đó là John O. Brennan, đã báo cáo vụ việc với Tổng thống Obama sau đó. Cùng ngày, đại biện thường nhiệm của Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Anh nhận được tin nhắn từ một nước đồng minh, cho biết George Papadopoulos tiết lộ rằng, phe ông Trump nhận được một số gợi ý rằng Nga có thể tung ra một số tin tức không tốt cho bà Hillary Clinton. 5 ngày sau, vào ngày 31/7, FBI bí mật bắt đầu một cuộc điều tra giám sát chiến dịch của ông Trump.

Trên thực tế, vào ngày 5/7, FBI đã xem tài liệu chống Trump do Christopher Steele biên soạn, và ngay sau đó họ phát hiện ra rằng tài liệu này thực sự là của nhóm bà Hillary và Ủy Ban Đảng Dân Chủ, Christopher Steele đã được trả tiền để biên dựng lại. Đến tháng 10, FBI biết được, một trong những người cung cấp thông tin ban đầu cho Christopher Steele thực chất là một điệp viên Nga. Đến tháng 12, khi ông Trump thắng cử, FBI phát hiện ra rằng hầu hết thông tin Steele có được là từ một điệp viên Nga mà Mỹ đã từng tiến hành điều tra về điệp viên này tận hồi năm 2009.

Đến tháng 1/2017, Đặc vụ Mỹ tiếp tục có thông tin về ‘tay trong’ kể trên. Theo người này giải thích, các tài liệu mà ông ta cung cấp đều là những mẩu phiếm, bù khú bạn bè. Cùng lúc, FBI nhận được thông tin tình báo, một số tài liệu do Christopher Steele biên soạn là thông tin tình báo giả do Nga tung ra để khuấy nước. Tuy nhiên, đến tháng 3/2018, tức là hơn một năm sau khi biết sự thật, lúc FBI báo cáo lên Ủy ban Tình báo Thượng viện, họ lại tuyên bố rằng mớ tài liệu trên của Christopher Steele là đáng tin cậy.

Thông tin vừa liệt kê trên có vẻ như cũng chỉ là nói một vài lời là xong, nhưng để có được những điều này, Quốc hội và chính quyền Trump đã phải trải qua những nỗ lực đáng kể. Quốc hội và chính quyền Trump đã yêu cầu tổng hợp thông tin từ FBI, Cục Tình báo Trung ương và các cơ quan tình báo khác, đồng thời phỏng vấn những người liên quan để hiểu ra tình huống. Mỗi bước đi đều gặp phải cản trở bởi lý do bảo mật và không tiện tiết lộ. Đó là lý do ông Trump ra lệnh giải mã tất cả tài liệu điều tra “thông đồng Nga”.

Đừng nhìn vào hành động kiên quyết của ông Trump ở bề mặt, trên thực tế là do những trở ngại đã bị loại trừ. Tầng tầng lớp lớp giới chức đều đang ra sức cản trở. Sau khi ông Trump ra lệnh giải mật, ngay lập tức phải đối mặt với cơn lốc chỉ trích, rằng hành động của ông là đang chính trị hóa toàn bộ bộ máy nhà nước, làm tổn hại đến an ninh của Hoa Kỳ, v.v … Sau khi đọc sơ lược lịch sử về những thông tin liên quan đến Nga vừa được trình bày bên trên, hãy thử nghĩ xem, đó là mối đe dọa của Nga đối với Hoa Kỳ, hay các giới chức trong hệ thống hiện tại mới là mối đe dọa lớn đối với Hoa Kỳ? Trong cuộc vận động tranh cử của ông Trump cách đây 4 năm, “tát cạn đầm lầy” (drain the swamp) chính là khẩu hiệu của ông ấy. Bạn nghĩ xem, các giới chức trong hệ thống có thể ưng thuận không?

Bên cạnh đó, hôm thứ Sáu tuần trước, Chủ tịch Hạ viện Pelosi đã đề xuất lập pháp và thành lập một ủy ban chuyên hợp tác với đảng đối lập. Tu chính án 25 có thể được sử dụng để loại bỏ tổng thống khỏi nhiệm kỳ. Ngay cả các kênh truyền thông cánh tả cũng thấy điều này rất hoang đường. Tu chính án 25 của Hiến pháp Hoa Kỳ là một biện pháp xử lý rất nghiêm trọng đối với việc tổng thống mất khả năng điều hành. Hiến pháp quy định rằng phó tổng thống và hầu hết các giới chức nội các phải xác định rằng tổng thống đã mất khả năng điều hành hoặc điều đó phải được xác định bởi một cơ quan do Quốc Hội thành lập theo luật.

Trong lịch sử, chỉ có Tổng thống Reagan và Bush là sử dụng Tu chính án 25, đó là những gì họ tự yêu cầu thực hiện, trước khi gây mê phẫu thuật, họ tạm thời để phó tổng thống nhiếp chính. Bây giờ Chủ tịch Hạ viện Pelosi muốn biến nó thành một cây gậy chống lại tổng thống hiện tại.

Nội dung cụ thể của dự luật này là gì? Cần thành lập một ủy ban liên đảng, tổng cộng có 16 thành viên, một nửa là đảng viên Dân Chủ, một nửa là đảng viên Cộng Hòa, tám người trong số họ phải là bác sĩ, và bốn người là nhà tâm lý học. 16 thành viên này sẽ cùng bầu ra thành viên thứ 17. Chỉ cần Thượng Viện và Hạ Viện thông qua một nửa trong số đó, ủy ban này có thể tiến hành kiểm tra sức khỏe tổng thống. Theo Tu chính án thứ 25, ủy ban này phải được Phó Tổng thống phê duyệt, tuy nhiên, khả năng sẽ không có Phó Tổng Thống nào làm điều này, và PTT Mike Pence cũng sẽ không bao giờ làm điều đó. Đề xuất này dự kiến ​​sẽ không được thông qua tại Quốc Hội. Ngay cả khi Đảng Dân Chủ kiểm soát Thượng viện và Hạ viện, ngay cả khi ông Biden được bầu, ông ấy cũng sẽ phủ quyết đề xuất của bà Pelosi.

Chỉ còn 20 ngày nữa, sẽ diễn ra cuộc bầu của Tổng Thống tại Mỹ, các cuộc thăm dò cho thấy ông Biden đang dẫn đầu, và vị trí dẫn đầu vẫn đang thăng cấp. Tại sao một đề xuất vô lý như vậy lại được đưa ra vào lúc này? Một số người nói rằng bà Pelosi đang diễn kịch. Thực tế, mục tiêu của bà là ông Biden. Năm tới ông Biden sẽ 78 tuổi. Hiện đã bị suy nhược tinh thần. Mục tiêu của bà Pelosi là muốn dùng Tu chính án 25 để lật đổ ông Biden và thay thế bằng bà Kamala Harris.

Cũng còn một khả năng khác là bản thân Đảng Dân Chủ tin vào kết quả của các cuộc thăm dò dư luận hiện tại. Các cuộc thăm dò nội bộ của chính họ có thể không lạc quan chút nào. Bà Pelosi lo lắng rằng ông Trump sẽ tái đắc cử. Nếu ông Trump tái đắc cử và họ tiếp tục tìm cách lật đổ ông, e rằng họ sẽ còn bị “giày vò” thêm  4 năm nữa.

Theo Đông Phương Tung Hoành