NHỮNG MẢNH ĐỜI SAU ĐỔ NÁT (Cao Nguyên Việt)

Facebooktwitterredditpinterestlinkedinmail

May be an image of 1 person and text

May be an image of 7 people and text that says 'ĐỒNGHÀNH CUỘC ĐẤU TRANH CHUNG, TOÀN DÂN TỘC VIỆT QUYẾT CÃNG ĐỒNG TÂM'

May be an image of one or more people, people standing, outdoors and text

Tiêu đề “Những Mảnh Đời Sau Đổ Nát” lấy ý tưởng từ tác phẩm “Những Mảnh Đời Sau Song Sắt” – nhan đề mà Tủ Sách Tiếng Quê Hương chọn cho tác phẩm của Phạm Thanh Nghiên – hồi ký viết bởi một nữ tù nhân lương tâm trong lao tù dưới chế độ cộng sản tại Việt Nam”.

Trong khoảng thời gian cuối tháng 12/2018 và đầu tháng 1/2019, người dân trong nước nhìn qua hiện thực và khắp nơi trên thế giới nhìn qua những hình ảnh và video clip về vùng đất Lộc Hưng thuộc quận Tân Bình của thành phố Sài Gòn bị các lực lượng vũ trang cộng sản triệt phá và san bằng.
Sự đau lòng từ khắp nơi về cảnh đổ nát nhà cửa, người dân sống trong khu đất này suốt hơn nửa thế kỷ qua bỗng chốc thành người vô gia cư. Đau lòng nhất trong số người vô gia cư là những thương phế binh ViệtNam Cộng Hòa – Những thân phận người đã sống với lòng cam chịu mọi khổ nạn dưới sự cai trị của cộng sản sau biến cố 30 tháng 4 năm 1975 Miền Nam bị rơi vào tay giặc.
Những mảnh đời sau đổ nát nhà cửa của toàn khu vực “Vườn Rau Lộc Hưng” sẽ đi về đâu? Tương lai của những em bé thơ sẽ ra sao khi không còn chỗ vui chơi và học tập? Những người nằm trong vòng kiềm chế vì bị gán ghép tội tham gia vào cuộc đấu tranh đòi nhân quyền và dân chủ cho Việt Nam sẽ sống như thế nào?
Nghĩ riêng về trường hợp gia đình chị Phạm Thanh Nghiên, khi bỏ chạy ra khỏi căn nhà bị sụp đổ là phải chịu đựng thêm một lần sự tàn bạo của cộng sản đối với một người dân bị bắt và xử án 4 năm tù chỉ vì đã lên tiếng phản đối các chính sách hay hành vi bất nhân, bạo ngược, man trá của chế độ.
Phạm Thanh Nghiên, bị bắt ngày 18-9-2008 trong lúc đang tọa kháng tại nhà của mình với biểu ngữ “Trường Sa – Hoàng Sa là của Việt Nam” và “Phản đối công hàm bán nước ngày 14/9/1958 của Phạm Văn Đồng“.
Vì lương tâm mà dấn thân tranh đấu đòi quyền sống cho đồng bào đã bị bắt vào tù, là một điều sỉ nhục đối với chế độ cai trị. Bởi Phạm Thanh Nghiên chỉ là một phụ nữ dấn thân tranh đấu cho quyền làm người giữa một xã hội mà mọi giá trị nhân bản đều đảo lộn, là một người cầm bút dấn thân tranh đấu kêu gọi lòng yêu nước trong khi những kẻ cai trị đất nước luôn luôn sẵn sàng bán nước để bảo vệ quyền lợi và quyền lực cá nhân.
Phạm Thanh Nghiên đã viết trong một đoạn hồi ký:
“Tôi xin tặng câu chuyện này cho bạn, những Tù Nhân Lương Tâm “dự bị” dưới chế độ cộng sản, để thấy được những khoảnh khắc của một người tù. Tôi luôn hy vọng, trong tương lai gần sẽ không còn nhiều người Việt Nam phải trải nghiệm cuộc đời mình trong chốn ngục tù đầy đau thương và mất mát như một cái giá để trả cho Khát vọng Tự do“.
Những câu hỏi nhói lòng và một trường hợp được nêu ra không chỉ là một trong hàng ngàn hiện trạng bi thảm mà cộng sản giáng xuống sông núi, nhà cửa và tình người tại Việt Nam. Mặc cho các hội đoàn người Việt khát vọng tự do từ trong nước ra hải ngoại quan tâm, cũng như sự cảnh báo của các hội nhân quyền quốc tế đối với nà cầm quyền cộng sản Việt Nam.
Như Human Rights Watch qua bản phúc trình “No Country for Human Rights Activists: Assaults on Bloggers and Democracy Campaigners in Vietnam” và thông cáo báo chí “Vietnam: End Attacks on Activists and Bloggers“, cũng như Amnesty International qua bản phúc trình “Detained for Defending Human Rights“
Cảm thương lắm những mảnh đời đổ nát sau những biến cố đau thương trên quê hương Việt Nam. Từ cuộc di cư của hằng triệu người từ Bắc vào Nam năm 1954, đến cuộc thoát chạy khỏi chế độ cộng sản để sống lưu vong nơi các vùng đất tự do trên thế giới và cuộc sống khổ cực của biết bao mảnh đời khổ cực trên chính vùng đất mình cư ngụ.
Cuộc thống trị của cộng sản hơn 70 năm trên đất Bắc và 47 năm trên toàn cõi Việt Nam, đã đưa đất nước vào thời kỳ hỗn loạn và băng rã toàn diện nền văn hóa dân tộc và nhân phẩm con người. Sự rối loạn xã hội đồng thời với sự khuynh đảo của bọn Hán nô nhập cư theo thỏa thận của Việt cộng và Trung cộng nhằm chiếm hữu từng phấn các vùng đất Việt Nam. Báo động toàn dân về thảm họa diệt chủng và mất nước.
Trước hiện tình bi thương đó, mỗi người dân Việt cần phải hợp lực vùng lên thực hiện cuộc cách mạng để cứu chính mình và thế hệ con cháu mình thoát khỏi cuộc thống trị tàn khốc của cộng sản Việt Nam. Không còn chế độ cộng sản, Việt tộc sẽ vươn lên, đất nước sẽ phú cường. Đó là việc tất yếu mà mỗi người dân có trách nhiệm phải làm đối với quốc gia, dân tộc.
Mùa Xuân 2023 với bao kỳ vọng mong chờ từ khắp nơi vào sinh lực của toàn dân vì tiền đồ Tổ Quốc. Mùa Xuân hy vọng tự do dân chủ được tái lập trên quê hương Việt Nam với cuộc cách mạng nhân bản được phát động từ quốc nội và sự yểm trợ tích cực của tập thể người Việt hải ngoại.
Cao Nguyên