NGÀY 10 THÁNG 3 NĂM 1975 (Quang Cầu Muối)

Facebooktwitterredditpinterestlinkedinmail

Image may contain: outdoor and nature

Image may contain: sky and outdoor

Có thể nói, đây là ngày bắt đầu cái chết của một quốc gia, và ngày bắt đầu sự lụi tàn của một dân tộc.
45 năm xưa, lúc 2.30 sáng ngày này, hàng trăm ngàn quả đại pháo 130 ly, cùng với hỏa tiễn tầm xa 120 ly của cộng quân dội vào thị xã Ban Mê Thuột đang còn ngái ngủ.
Một màn Mãn Thiên Hoa Vũ ,mang thần chết chụp xuống cái rún của vùng Cao Nguyên ,lãnh thổ của Việt Nam Cộng Hòa.
…..” tiếng rít của hỏa tiễn và đạn đạo 130 ly khủng khiếp như xé cả không gian, mà người ta thực sự chưa hề nghe thấy một lần trong đời. Những tiếng nổ như những dây pháo đại không ngừng ,làm vỡ tung hết các cửa kính và rung chuyển cả thành phố như cảnh động đất xảy ra trên màn bạc.
..Thành phố như con tàu chao nghiêng trong bão tố..
( Ban Mê Thuột. Ngày đầu cuộc chiến ,bút ký của Nguyễn Định).
Tiếp theo là 12 trung đoàn cộng quân có chiến xa yểm trợ, đồng loạt tấn công vào thị xã, một thị xã chỉ vỏn vẹn 1000 quân trấn giữ, đa số là Lính hậu cứ và Cảnh Sát.
Ban Mê Thuột gồng mình chống trả, đánh đến người Lính cuối cùng
Với một lực lượng hùng hậu và vũ khí tối tân như vậy, mà phải đến ngày 16/3 cộng quân mới hoàn toàn kiểm soát được Ban Mê Thuột.
Những người Lính thuộc Trung Đoàn 53, Sư Đoàn 23 Bộ Binh ,cố thủ phi trường Phụng Dực, được lịnh di tản, cứ điểm cuối cùng và là đầu cầu dùng để đổ quân tăng viện ,chiếm lại Ban Mê Thuột, mất .
Cuộc tàn sát của cộng quân bắt đầu đêm 10/3/1975.
Cũng bọn nằm vùng, dẫn cộng quân đi lùng sục khắp nơi, khi thành phố vẫn còn cháy đỏ, tiếng AK lạnh lùng nổ, những thân người gục xuống, những khuôn mặt thất thần nhìn người thân bị bắn chết mà không dám kêu la, những màn thanh lọc dân cư, bắt đi thanh niên thiếu nữ..
Cảnh vơ vét chiến lợi phẩm của bọn cộng quân, hàng trăm chiếc Molotov chở đầy hàng hóa quay về phía Bắc.
Liên Đoàn 21 Biệt Động Quân án binh bất động vòng ngoài thị xã, hai trung đoàn 44/45 được Bộ Tư lệnh Quân Đoàn 2 trả về, dàn quân ở phía đầu ranh giới cũng bất thình lình được điều đi nơi khác, kế hoạch tái chiếm Ban Mê Thuột bị hủy bỏ.
60 ngàn dân trong thị xã cùng với 90 ngàn người dân khác ở vòng ngoài, bắt đầu biết thế nào là việt cộng.
Những cuộc tàn sát người di cư miền Bắc 1954 ở các trại định cư bên ngoài thị xã diễn ra, không ai biết con số đích xác là bao nhiêu.
Ngàn hoa xứ Buồn Muôn Thưở gục đầu khóc. Và bắt đầu từ cái ngày này, những thành phố, thị trấn, làng xã tiếp theo rơi vào tay giặc, những cảnh tượng hãi hùng ở Ban Mê Thuột lại tái diễn.
Tháng Ba mùa thương khó, Chúa chịu đóng đinh trên Thánh Giá để cứu chuộc muôn loài, thì tháng ba kéo dài tới hết tháng tư, trong lòng những người Việt miền Nam ,cũng có những nỗi buồn làm sao nói hết.
Trời xứ Úc mưa buồn thảm, mây xám giăng đầy, ngồi lai rai ly rượu, lòng tự hỏi : mỗi viên đạn 130 ly dội xuống thành phố buồn muôn thuở năm xưa, tốn bao nhiêu tiền, tiền súng đạn đó ai là người phải trả nợ.
Đánh đổi máu xương để được gì khi quê hương bây giờ lỡ loét, sông núi lụi tàn, dân tình bạc nhược.
……,……
Tháng ba năm nay 2020, 45 năm sau.
Đất nước của chúng ta như một con tàu sắp chìm, không vì đại pháo 130 ,không vì tiếng xích sắt của T54, tiếng nổ lạnh sắc của AK47.
Mà là con siêu vi khuẩn Wuhan Virus.
Chỉ mới hai tháng trước đây, không ai ngờ rằng, đất nước của chúng ta phải đối đầu với tình huống tán loạn như thế này.
Tiếng đại pháo 130 của cộng quân 45 năm xưa chụp xuống tàn bạo thành phố Ban Mê Thuột, cũng không làm cho người hậu phương miền Nam tỉnh thức, và khi tiếng xích xe tăng của giặc cộng nghiến trên đường tiến vào thủ đô Sài Gòn, một tháng hai mươi ngày sau đó, mọi người đều ngơ ngác, tán loạn, kẻ có quyền, có tiền , bỏ chạy, để lại sau lưng một miền Nam quằn quại, bị hiếp dâm bởi bầy lũ thú rừng.
45 năm sau, lịch sử có lặp lại bằng một con đường khác hay không?
Không ai có thể nói chắc, nhưng kinh tế là chìa khóa của mọi vấn đề.
Vững tay chèo trước sóng gió cần phải có sự lãnh đạo sáng suốt và quyết tâm của thuyền trưởng ,cùng với sự hỗ trợ của toàn bộ thủy thủ đoàn, hanh khách cũng phải có ý thức cao độ, không được nhốn nháo, chạy tán loạn trên tàu trong cơn sóng gió.
Nhưng coi bộ không xong rồi