KỶ NIỆM 83 NĂM NGÀY SINH ĐẠI TÁ HỒ NGỌC CẨN. TỈNH TRƯỞNG TỈNH CHƯƠNG THIỆN (HẬU GIANG)

Facebooktwitterredditpinterestlinkedinmail

May be an image of 1 person and text

I.NHÂN VẬT
Hồ Ngọc Cẩn (1938 – 1975), nguyên là một sĩ quan Bộ binh cao cấp của Quân lực Việt Nam Cộng hòa, cấp bậc Đại tá. Ông xuất thân từ trường Thiếu sinh quân và tốt nghiệp khóa Sĩ quan Hiện dịch Đặc biệt tại Trường Hạ sĩ quan Đồng Đế, Nha Trang vào đầu thập niên 60, và là Tỉnh trưởng kiêm Tiểu khu trưởng một tỉnh thuộc Quân khu 4 vào giai đoạn cuối Chiến tranh Việt Nam.
II. XUẤT THÂN
Ông sinh ngày 24 tháng 3 năm 1938 tại xã Vĩnh Thanh Vân, Rạch giá, Kiên Giang, miền tây Nam phần Việt Nam. Thân phụ ông là một hạ sĩ quan trong Quân đội Quốc gia Việt Nam.
Năm 1945, ông bắt đầu đi học Tiểu học thì Chiến tranh Pháp-Việt Minh bùng nổ, nên sự học bị gián đoạn một thời gian ngắn. Đến năm 1947 ông mới tiếp tục đi học trở lại. Ông học chỉ đứng trung bình trong lớp.
Năm 1951, thân phụ nộp đơn xin cho ông nhập học trường Thiếu sinh quân Gia Định thuộc Đệ nhất quân khu ở Gia Định. Ông được thu nhận vào lớp nhất (lớp 5 hiện nay) niên khóa 1951-1952 và thi đậu Tiểu học vào cuối niên học. Ông tiếp tục học lên hệ Trung học theo giáo trình Pháp, song song với chương trình Phổ thông ông cũng được đào tào căn bản về lĩnh vực quân sự. Cuối năm 1952, trường sở chuyển từ Gia Định về Mỹ Tho. Ông tiếp tục theo học ở đây cho đến hết niên học đệ tứ (lớp 8 hiện nay).
Tháng 8 năm 1955, ông tốt nghiệp Trung học đệ nhất cấp và được cấp “chứng chỉ tốt nghiệp” tương đương với văn bằng Thành chung. Ngay sau đó ông được gửi lên học tại Liên trường Võ khoa Thủ Đức, chuyên ngành “vũ khí” (niên khóa 1955-1956). Sau 3 tháng, ông đậu chứng chỉ chuyên môn về vũ khí bậc nhất (khóa CC1) với hạng ưu. Sáu tháng sau đó, ông lại đậu chứng chỉ bậc nhì (khóa CC2).
III. BINH NGHIỆP
Giữa năm 1956, ông chính thức gia nhập Quân đội Việt Nam Cộng hòa với cấp bậc Binh nhì, mang số quân: 58/106.282. Sau 9 tháng phục vụ trong quân đội, theo quy chế áp dụng cho các quân nhân thuộc hàng binh sĩ xuất thân từ trường Thiếu sinh quân, cứ 3 tháng thì được thăng một cấp, ông lần lượt được thăng lên cấp Hạ sĩ, Hạ sĩ I rồi Trung sĩ, sau đó được giữ lại làm Huấn luyện viên thuộc khoa vũ khí tại Liên trường Võ khoa Thủ Đức. Năm 1959, ông được thăng cấp Trung sĩ I.
Đầu thập niên 60, chiến tranh tại miền Nam tái phát và leo thang ở một vài vùng. Đến năm 1961 thì lan rộng, nhất là tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long thuộc Vùng 4 chiến thuật. Đối phương đã chuyến từ chiến thuật du kích sang công kích bằng những đơn vị từ cấp Trung đội trở lên của chủ lực miền. Để đáp ứng và giải quyết nhu cầu thiếu sĩ quan trong quân đội, Bộ Quốc phòng Việt Nam Cộng hòa cho mở các khóa sĩ quan đặc biệt hiện dịch. Ông được nhập học khóa 2 Nhân Vị ở trường Hạ sĩ quan Quân lực Việt Nam Cộng hòa tại Đồng Đế, Nha Trang, khai giảng ngày 27 tháng 2 năm 1961. Ngày 31 tháng 1 năm 1962 mãn khóa tốt nghiệp với Cấp bậc Chuẩn úy hiện dịch. Ra trường, ông được chọn về Binh chủng Biệt động quân, tiếp tục được cử theo học một khóa huấn luyện đặc biệt đào tạo cán bộ Biệt động quân và khóa “Rừng núi Sình lầy” tại Trung tâm Huấn luyện Biệt động quân Dục Mỹ (Ninh Hòa) trong thời gian 4 tháng rưỡi.
Giữa năm 1962 mãn khóa học ở Dục Mỹ, ông được chuyển về Tiểu đoàn 42 Biệt động quân, đồn trú và hoạt động tại khu vực Đồng bằng sông Hậu Giang thuộc Khu 42 chiến thuật với chức vụ Trung đội trưởng.
Ngày Quốc khánh của Chính thể Đệ nhất Cộng hòa 26 tháng 10 năm 1962, ông được đặc cách tại mặt trận thăng cấp Thiếu úy và được cử giữ chức vụ Đại đội trưởng. Do lập được nhiều công lao nên chỉ một thời gian ngắn, sau cuộc Chỉnh lý nội bộ ngày 30 tháng 1 năm 1964 của tướng Nguyễn Khánh. Ngày 2 tháng 2 năm 1964 ông được đặc cách thăng cấp Trung úy và lên giữ chức vụ Tiểu đoàn phó Tiểu đoàn 42 BĐQ. Ngày Quân lực 19 tháng 6 năm 1965, lần thứ ba ông được đặc cách tại mặt trận thăng cấp Đại úy tại nhiệm.
Đầu năm 1966, ông rời khỏi đơn vị Biệt động quân, nhận sự vụ lệnh chuyển sang Sư đoàn Bộ binh ông được cử làm Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 1, thuộc Trung đoàn 33 của Sư đoàn 21 Bộ binh.
Vào thời điểm (1962-1966), tại chiến trường khu vực miền Tây Nam phần có 5 vị Tiểu đoàn trưởng can đảm, lập nhiều chiến công hiển hách. Khi chạm địch, họ điều quân chiếm mục tiêu nhanh chóng. Khi dừng quân, họ hòa mình vui sống với chiến sĩ và đồng bào. Do đó, quân dân miền Tây đã vinh danh họ với 4 chữ “Ngũ Hổ Miền Tây”. Sự kiện này không những đã lan truyền trên khắp cả Vùng 4 chiến thuật mà quân dân toàn miền Nam đều nghe và biết đến họ:
-Năm vị Tiểu đoàn trưởng có tên như sau:
1/ Hồ Ngọc Cẩn (Tiểu đoàn phó Tiểu đoàn 42 Biệt động quân. Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 1, Trung đoàn 33, Sư đoàn 21 Bộ binh).
2/ Lê Văn Hưng (Đại úy Tiểu đoàn phó (1964), rồi Thiếu tá Tiểu đoàn trưởng (1965) Tiểu đoàn 2 Trung đoàn 31, Sư đoàn 21 Bộ binh.
3/ Lưu Trong Kiệt (Thiếu tá Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 42 Biệt động quân).
4/ Nguyễn Văn Huy (Thiếu tá Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 44 Biệt động quân).
5/ Vương Văn Trổ (Đại úy Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 3 Trung đoàn 33, Sư đoàn 21 Bộ binh).
Nhờ có nhiều công lao trong Mặt trận tết Mậu Thân tại khu vực đơn vị trấn đóng, nên ngày Quân lực 19 tháng 6 năm 1968 ông được thăng cấp Thiếu tá tại nhiệm.
Ngày Quân lực 19 tháng 6 năm 1970, ông được thăng cấp Trung tá, chuyển sang Sư đoàn 9 Bộ binh, ông được chỉ định làm Trung đoàn trưởng Trung đoàn 15, đơn vị cơ hữu của Sư đoàn. Năm 1972, ông cùng Trung đoàn 15 được lệnh tham gia giải vây mặt trận An Lộc, Bình Long. Sau thành tích này, cũng vào ngày Quân lực 19 tháng 6 cùng năm ông được thăng cấp Đại tá tại nhiệm và được tặng thưởng một số huy chương. Ngày Quốc khánh Đệ nhị Cộng hòa 1 tháng 11 năm 1973, ông được bổ nhiệm làm Tỉnh trưởng, kiêm Tiểu khu trưởng tỉnh Chương Thiện.
IV. BIẾN CỐ 30-04-1975 & TRẬN CHIẾN CUỐI CÙNG.
Ngày 1 tháng 5 năm 1975, không tuân lệnh của Tổng thống Việt Nam Cộng hòa Dương Văn Minh ra lệnh từ Sài Gòn kêu gọi buông súng đầu hàng, ông vẫn tiếp tục chỉ huy đơn vị trực thuộc chiến đấu đến cùng chống lại lực lượng cộng sản khi bọn này nhận lệnh vào tiếp quản Tiểu khu. Hết đạn, ông bị quân cộng sản chó bắt tại mặt trận. Sau đó, ông bị chúng biệt giam tại nhà tù Cần thơ 3 tháng rưỡi.
Ngày 14 tháng 8 năm 1975, Chính quyền cộng sản tuyên án tử hình ông và đưa ông ra xử bắn tại sân vận động Cần Thơ. Ông mất khi mới 37 tuổi.
V. HUÂN -HUY CHƯƠNG
-Bảo quốc Huân chương đệ tứ đẳng
-Hai mươi lăm Anh dũng Bội tinh với nhành Dương liễu
-Ba Chiến thương Bội tinh
-Hai Huy chương Hoa Kỳ.
Nick CN

(trích lược) 

Cố Đại Tá Hồ Ngọc Cẩn:
* Đánh tới viên đạn và giọt máu cuối cùng.
– Lúc Ông sắp bị lũ khốn nạn cộng sản hành hình.
+ Ông rất bình tỉnh, nét mặt tươi vui không lộ vẽ hằn thù oán ghét.
– Anh Dũng hiên ngang trả lời chậm, rõ từng chữ:
* CÁC ANH CÓ CHÍNH NGHĨA CỦA CÁC ANH.
**CHÚNG TÔI CÓ CHÍNH NGHĨA CỦA CHÚNG TÔI.
**VÌ CHÍNH NGHĨA BẢO VỆ QUÊ HƯƠNG THÌ KHÔNG CÓ TỘI.
– Anh Hùng không nói lời thừa, không oán không hận.
– Đó mới là Danh Tướng Hồ Ngọc Cẩn, mà cả Miền Nam ngày xưa chỉ có Một.
– Lúc đó họ để loa phóng thanh, để toàn thành phố Cần Thơ ai cũng nghe Ông trả lời.
– Thấy không ổn, lũ chúng nó liền thay kế hoạch không cho Ông trả lời và tuyên án kết tội xử tử.
– Trước khi xử bắn.
* Ông xin Được Mở khăn bịt Mắt.
** TÔI MUỐN NHÌN THẤY ĐỒNG BÀO CỦA TÔI TRƯỚC KHI CHẾT.
– Hồ Ngọc Cẩn, Ông mãi mãi là vị Anh Hùng trong lòng người dân Cần Thơ và cả người dân Nam đất Việt.