HOA KỲ CẠNH TRANH VỚI NGA VÀ TRUNG CỘNG ĐỂ GIÀNH TOÀN BỘ NAM BÁN CẦU (?)

Facebooktwitterredditpinterestlinkedinmail

Các nước vùng Trung Á nằm trong vòng màu xanh

Hoa Kỳ không cần và cũng không đủ khả năng tranh giành vị trí siêu cường ở khắp mọi nơi trên toàn cầu vì lý do địa lý và lịch sử, có một số khu vực mà ảnh hưởng của Mỹ đã từng bị giới hạn trong quá khứ vì không có lợi thế so với Trung Cộng và Nga.

Khi Tổng Thống Joe Biden kết thúc Hội Nghị khối G7 tại Hiroshima, Nhật Bản, ông đã gây nên một làn sóng lên án và phản đối của khối G7 đối với Trung Cộng, Tập Cận Bình đã đoán ra việc này nên đã thể hiện một hành động ngoại giao thách thức để chống G7 bằng cách tổ chức Hội Nghị Thượng Đỉnh Trung Cộng-Trung Á (một vùng đất rộng lớn, giàu tài nguyên gồm các nước Kazakhstan, Kyrgyz Republic, Tajikistan, Turkmenistan, and Uzbekistan nằm trong vòng màu xanh ở trong hình) ở Tây Bắc Trung Cộng vào ngày 19 tháng 5 năm 2023 (1), ở đó Tập Cận Bình đã công bố kế hoạch hợp tác phát triển với Trung Á bằng cách tăng cường thương mại, xây dựng cơ sở hạ tầng, gia tăng khả năng sản xuất quốc phòng và thực thi pháp luật. Điều này nâng cao ưu thế của Trung Cộng ở vùng Trung Á cho rằng vùng đất này là của con cháu Đại Hán và Bạch Dương (Nga).

Sáng kiến mới của Trung Cộng trong khu vực Trung Á này có thể nảy sinh sự chống đối ở Washington. Nếu có như vậy, thì đó là một sai lầm. Hoa Kỳ không cần và không bao biện vị thế đứng đầu ở khắp mọi nơi trên toàn thế giới; Về địa lý, Trung Á sẽ luôn là khu vực mà ảnh hưởng của Mỹ đã từng bị đẩy lui bởi Nga và Trung Cộng trong quá khứ. Thay vì bỏ công sức chạy đua cạnh tranh quyền lực ở vùng Trung Á, mà đây là vùng – có thể nhạy bén chiến tranh lâu dài và tiêu hao vô hạn định. Washington nên chuyển hướng sự chú ý và tập trung của Mỹ đến các khu vực chủ chốt trên thế giới.

Hơn thế nữa, Nga và Trung Cộng từng bắt tay tuyên bố “hỗ trợ không giới hạn cho nhau”. Ở Trung Á, Trung Cộng và Nga đã phân định quyền lợi để họ có thể làm “đồng minh” với nhau mà không cần thiết xảy ra tranh chấp. Các nước Trung Á đối với Nga chủ yếu là vùng trái độn an ninh, còn Trung Cộng bám vào vùng đất này chủ yếu phát triển kinh tế. Do đó “nước sông không đụng nước giếng”. Tuy nhiên, cả TC và Nga đều có một lập trường chung là sợ Mỹ nhúng tay vào nên họ “hợp tác” để chống lại Mỹ khi thấy Mỹ có ý định gì ở vùng đất này. Ở đây, cả hai đều lo sợ sự lan rộng của chủ nghĩa Hồi Giáo và chủ nghĩa dân tộc cực đoan tạo ra chiến tranh khủng bố. Trung Cộng thì sợ Hồi Giáo sẽ hỗ trợ cho người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương, còn chủ nghĩa dân tộc cực đoan sẽ chống lại Nga. Nếu Mỹ sẽ dính vào thì chắc chắn sẽ khai thác triệt để hai yếu tố đánh vào thành trì đối phương, lấy cớ ở các nước này là nôi của Hồi Giáo khủng bố nó sẽ đe dọa an ninh của Hoa Kỳ vì chiến tranh khủng bố. Trong những năm gần đây, tại Mỹ không xảy ra những vụ tấn công của quân khủng bố, nhưng Wsahington chưa bao giờ tuyên bố đe dọa khủng bố đã chấm dứt.

Hành động của Trung Cộng nâng cao ảnh hưởng trong khu vực này diễn ra vào thời điểm mà ảnh hưởng của Mỹ ở Trung Á đang suy yếu sau khi Mỹ rút quân vội vàng khỏi Afghanistan, cùng lúc ảnh hưởng của Nga đang suy yếu khi đang hao tổn nặng nề vì chiến tranh xâm lược Ukraine. Lịch sử vùng Trung Á thuộc Liên Xô cũ. Nhưng trong thập kỷ qua, khu vực này đã lọt dần vào ảnh hưởng của Trung Cộng với tốc độ gia tăng cấp số nhân về hợp tác kinh tế. Tại Trung Á đường xe lửa quan trọng đi qua để thực hiện kế sách “Một vành đai, một con đường” của Tập Cận Bình. Năm ngoái, thương mại giữa Trung Cộng và 5 nước Trung Á tăng kỷ lục 70 tỷ USD, dẫn đầu là  Kazakhstan với 31 tỷ USD.

Sự viện trợ tài chính cho vay và các khoản viện trợ không hoàn lại trị giá 26 tỷ nhân dân tệ (3.8 tỷ USD) của Trung Cộng dành cho Trung Á nói lên sự khác biệt lớn với 50 triệu USD nhỏ bé mà Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken đã giúp đỡ cho Trung Á trong chuyến công du của ông vào đầu năm nay. Nhìn vào chênh lệch quá to lớn so với 3.8 tỷ và 50 triệu thì Mỹ chỉ bằng chỉ bằng 1/76 khoảng viện trợ thấy rõ tầm quan trọng với Trung Cộng đối với khu vực này.

Vừa qua, G7 đưa ra tuyên bố lên án hành động hiếu chiến của Trung Cộng ở Biển Đông, vi phạm nhân quyền ở Tân Cương và Tây Tạng, thì các lãnh đạo của các nước Trung Á có cuộc họp Thượng Đỉnh với Tập Cận Bình hoan nghênh vai trò lớn của Trung Cộng.

Trung Cộng đã phản đối mạnh mẽ thông cáo chung của khối G7, bộ Ngoại giao Trung Cộng đã trả đũa và tuyên bố rằng “cách tiếp cận của G7 không có chút uy tín quốc tế nào” và “G7 đang tiến hành một chiến dịch bôi nhọ Trung Cộng”. Trung Cộng cho khối G7 không thể hiện sự bày tỏ thái độ rõ ràng đối với Đài Loan. Những gì G7 tuyên bố, Trung Cộng cho rằng khối này phải chịu trách nhiệm về việc “cản trở hòa bình thế giới và kìm hãm sự phát triển của các quốc gia khác”.

Với những tuyên bố của G7 và những chống đối gay gắt của Trung Cộng đã chứng minh sự đối đầu giữa một bên là phương Tây một bên là Trung Cộng cầm đầu.

Một sự kiện khác không thể bỏ qua là Trung Cộng và Nga đang gia tăng ảnh hưởng rộng khắp thế giới không những ở Trung Á mà còn tranh giành ảnh hưởng ở Nam Bán Cầu. Một điển hình cho thấy trong việc bỏ phiếu tại Liên Hiệp Quốc về kết án Nga xâm lược Ukraine cho thấy Nga và Trung Cộng đã phần nào thành công trong việc các nước Nam Bán Cầu coi phương Tây là những nước có thể khai thác các quốc gia khác vì lợi nhuận quốc gia và cho rằng phương Tây tập trung trừng phạt kinh tế các nước khác hỗ trợ cho Nga liên quan đến cuộc chiến Ukraine là chỉ thêm dầu vào lửa. [lời người dịch: Sự bênh vực Nga hay bỏ phiều trắng có tính phi nhân bản này là do Trung Cộng và Nga giật dây và vận động – điều này tương tự cách đây một thế kỷ Stalin và Mao Trạch Đông bỏ ra sức tuyên truyền cho chế độ độc tài thiên đường Cộng Sản mà cả nửa dân số trên thế giới xiêu lòng… ở đây tác giả đưa ra sự việc chứ không bàn chuyện đúng/sai]

Các nhà lãnh đạo G7 đang áp dụng các biện pháp trừng phạt mới đối với Nga để giảm khả năng chiến đấu của Nga vào Ukraine. Trong đó cũng ban hành các lệnh trừng phạt thông qua các thỏa thuận của bên thứ ba với các quốc gia ở Nam Bán Cầu. Việc “trừng phạt” các quốc gia không thuộc phương Tây vì buôn bán với Nga sẽ chỉ làm trầm trọng thêm sự bất bình vốn đã tồn tại ở Nam Bán cầu đối với Hoa Kỳ mà cho là phương Tây đứng đầu là Mỹ đã áp đặt điều mà đáng ra chủ quyền của đất nước họ được quyết định.

Trong cuộc họp G7, các vấn đề phụ thuộc kinh tế vào Nga và Trung Cộng cũng đã được nêu ra giữa nhóm các quốc gia công nghiệp hóa, địa chính trị, trong đó có 3 nước trong danh sách 20 nước giàu nhất thế giới là khách mời là Brazil, Ấn Độ, Indonesia riêng Việt Nam có thể được được mời vì nằm ở vị trí địa chính trị quan trọng bậc nhất ở Biển Đông. Ở đây, G7 gây áp lực ngoại giao để các nước bớt phụ thuộc vào Trung Cộng và Nga là điều dễ hiểu, nhưng sẽ khó thành công khi cho rằng các nước Nam Bán Cầu sẽ không hy sinh bất kỳ nguồn thu nhập đáng kể nào cho đất nước của họ cho các nước khối G7. Trên thực tế, Mỹ có thể sẽ bị lánh xa nếu ép buộc các quốc gia Nam Bán Cầu hành động theo cách đi ngược lại lợi ích quốc gia của chính họ.

Trong một nỗ lực tương tự nhằm gây ảnh hưởng đến Nam Bán Cầu, tại hội nghị thượng đỉnh G7, tổng thống Ukraine Zelensky đã gặp thủ tướng Ấn Độ Modi, tổng thống Brazil Luiz Inacio Lula và tổng thống Indonesia Joko Widodo để gây sức ép vận động các quốc gia này “đứng về phía” Ukraine. Ba nước truyền thống (ngoại trừ Việt Nam) là những các quốc gia phi liên kết từ thời Chiến Tranh Lạnh và là những nước đã từng là nạn nhân thuộc địa của Thực Dân trước đây, khiến họ hoài nghi về thiện chí của các nước phương Tây. Ba nước này khó khuất phục trước những áp lực phải công khai ủng hộ Ukraine. Phương Tây nên hiểu điều đó trước khi đẩy họ ra xa hơn nữa. Còn Việt Nam là một nước đang theo chế độ Cộng Sản dính chặt với Trung Cộng và Nga còn tự xưng là đàn em chính hiệu con nai vàng, liệu rằng G7 có phép lạ nào có thể thuyết phục Việt Nam tuyên bố chống Nga-Tàu yểm trợ cho Ukraine!

Các nước trong bản đồ màu đỏ thuộc Nam Bán cầu

Trung Á là một khu vực mà Hoa Kỳ không nên cố gắng cạnh tranh để giành vị trí đứng đầu. Nga và Trung Cộng có đầu tư kinh tế, chính trị và quân sự nhiều hơn so với Hoa Kỳ trong khu vực đó và luôn như vậy không thay đổi. Nếu Washington bắt đầu cạnh tranh với họ ở Trung Á, điều đó sẽ chỉ biến khu vực này thành một trò chơi giữa các cường quốc mà Hoa Kỳ khó giành được lợi thế nhiều hơn Nga và Trung Cộng do sự liên hệ của họ trong quá khứ và gần gũi về địa lý của họ. Việc sử dụng các nguồn lực quý giá chỉ để tạo ra một cuộc cạnh tranh liên tục mà Washington chắc chắn sẽ thua với một khoản đầu tư rất yếu – đặc biệt là sau khi rút khỏi Afghanistan, Hoa Kỳ không có lợi ích sống còn hoặc thậm chí đáng kể trong khu vực này. Sự cạnh tranh như vậy cũng sẽ gây rủi ro cho sự ổn định của khu vực. Cho đến nay, các quốc gia ở Trung Á đã thoải mái áp dụng chính sách đối ngoại đa chiều đối với Trung Cộng, Nga và Hoa Kỳ –  Hoa Kỳ ở vị trí thứ ba. Chính sách này đã cho phép họ phát triển kinh tế mà không kích thích cạnh tranh quyền lực lớn trong khu vực của họ.

Kế hoạch của Trung Cộng đối với Trung Á có nguy cơ tạo tiền đề cho một lĩnh vực cạnh tranh quyền lực lớn mới ở Nam Bán Cầu. Hoa Kỳ nên kiềm chế không cắn câu, và nên áp dụng chủ nghĩa thực dụng mà Mỹ từng là sở trường ở những vùng địa chính trị quan trọng khác để duy trì ưu thế siêu cường của mình chứ không nên ôm đồm rộng khắp thế giới. Nếu Washington cứ tiếp tục gây áp lực buộc họ phải liên minh với Mỹ, điều đó thực sự có thể khiến họ rơi vào tay của Trung Cộng và Nga lúc nào không hay, Trung Cộng và Nga là hai nước “đồng minh” cộng sản họ tuyên truyền và dụ dỗ rất hay, thậm chí nửa thế giới tin vào tuyên truyền bịp bợm của chế độ Cộng Sản chết tiệt trước đây.

Tác giả: Suzanne Loftus là nhà nghiên cứu tại chương trình Á-Âu của Viện Quincy. Bà Loftus đặc biệt chuyên nghiên cứu về chính sách đối nội và đối ngoại của Nga, chủ nghĩa dân tộc cũng như sự cạnh tranh chiến lược giữa các cường quốc.

[Bài này, tác giả đưa ra những vấn đề đang xảy ra trên thế giới với siêu cường Hoa Kỳ, chứ không đưa ra nhận định, phân tích sự việc đúng sai, với trình độ nghiên cứu bà cho biết thế giới hiện nay đang xảy ra như thế đấy]

Hoàng Long lược dịch

(1)https://www.reuters.com/world/asia-pacific/chinas-xi-calls-stable-secure-central-asia-2023-05-19/