Đẹp quý nhất đó là cuộc sống
Cộng Sản nghiền tan đau đớn nào hơn?
Từ buổi thiếu niên, với tất cả căm hờn
Tôi chống Cộng, vì tôi yêu cuộc sống
Tôi chống Cộng để hồi sinh sự sống!
(Hoa Địa Ngục, Nguyễn Chí Thiện, Cuộc sống, tr. 273)
Nhà thơ Nguyễn Chí Thiện, tác giả “Hoa Địa Ngục” đã từ trần ngày 2 tháng 10 năm 2012, tức vào mùa Thu. Vậy chủ đề trên đây là nói về linh hồn người ra đi, vì mùa Thu, Trăng Thu với Chị Hằng, vốn là nguồn thi hứng của thi nhân.
ÐÊM THU
Ðêm thu buồn lắm chị Hằng ơi!
Trần thế nay em chán nửa rồi
Cung quế đã ai ngồi đó chửa?
Cành đa xin chị nhấc lên chơi?
Có bầu, có bạn can chi tủi
Cùng gió, cùng mây thế mới vui
Rồi cứ mỗi năm rằm tháng tám
Tựa nhau trông xuống thế gian cười
Trần thế nay em chán nửa rồi
Cung quế đã ai ngồi đó chửa?
Cành đa xin chị nhấc lên chơi?
Có bầu, có bạn can chi tủi
Cùng gió, cùng mây thế mới vui
Rồi cứ mỗi năm rằm tháng tám
Tựa nhau trông xuống thế gian cười
(Tản Đà)
Ngày 19 tháng 9, 2013 DL , là ngày Rằm tháng 8 AL, tức các quốc gia Á Châu hiện còn đang trình diễn Tết Trung Thu, dành đặc biệt cho nhi đồng; còn có tên là Tết Trông Trăng vì trăng Rằm tháng 8 AL tròn, sáng và đẹp nhất trong 12 con trăng của năm.
Vậy nhà thơ Nguyễn Chí Thiện bây giờ tự do, bay lên Cung Quảng gặp Hằng Nga có lẽ để mừng, vì sau khi liều chết năm 1979 ở Hà Nội gởi ra hải ngoại thi phẩm “Hoa Địa Ngục”, bắt đầu năm 1980 được các giáo sư học giả dưới trần gian dịch một số bài ra ngoại ngữ như Nguyễn Hữu Hiệu, Huỳnh Sanh Thông, (Anh ngữ) Bác sĩ Nguyễn Ngọc Quỳ (Pháp ngữ) Tiến Sĩ Bùi Hạnh Nghi (Đức Ngữ); rồi cuối cùng Giáo Sư Nguyễn Ngọc Bích dịch 9/10 (Anh ngữ ) quyển “Hoa Địa Ngục” dài trên 520 trang phổ biến khắp thế giới. Có 20 bài thơ tiêu biểu được các nhạc sĩ thời danh phổ nhạc. Tóm lại là thi phẩm đồ sộ được dịch ra các thứ tiếng Anh, Pháp, Đức, Tiệp Khắc..
Nên linh hồn “Hoa Địa Ngục” lên cung Trăng với tâm trạng vui chứ không buồn như cố thi sĩ Tản Đà: nhà thơ Nguyễn Chí Thiện nói với chị Hằng như năm vần thơ Cuộc sống trên và kết luận:
“Hoa cuộc sống,Đảng xéo dày, mong nát chết
Nhưng mà không, sông núi vẫn lưu hương”
(Hoa Địa Ngục, Đồng Lầy, tr.54)
Quí vị có thể ngạc nhiên khi chúng tôi đưa lên chủ đề Trăng thu, chị Hằng v.v có vẽ không đúng với mục đích của thi sĩ Nguyễn Chí Thiện là dùng ngòi bút đâm nát tội ác của Mác-Lê cho thế giới biết:
“Học thuyết Mác, một linh hồn u ám
Không gốc rễ gì trên mảnh đất ông cha
Mấy chục năm phá nước phá nhà
Đã tới lúc lũ tông đồ phải lôi ra pháp trường tất cả!”
Không gốc rễ gì trên mảnh đất ông cha
Mấy chục năm phá nước phá nhà
Đã tới lúc lũ tông đồ phải lôi ra pháp trường tất cả!”
(Hoa Địa Ngục, Đồng Lầy, tr.54)
Ngược lại, nhà thơ Nguyễn Chí Thiện thời đại chúng ta không u ám mà còn sáng chói của một giống CÂY mà chính ông dệt những vần thơ để diễn tả:
Cùng với muôn loài
Ta sinh ra và lớn lên trong không gian man rợ
Gốc rễ của ta nằm sâu trong lòng đất đai xứ sở
Nhờ ánh sáng mặt trời và những hạt nước mưa
Từ những chất vô cơ ngày đêm vận hành trong vũ trụ
Ta hút vào, nhả ra thành hoa thành nụ…
Ta sinh ra và lớn lên trong không gian man rợ
Gốc rễ của ta nằm sâu trong lòng đất đai xứ sở
Nhờ ánh sáng mặt trời và những hạt nước mưa
Từ những chất vô cơ ngày đêm vận hành trong vũ trụ
Ta hút vào, nhả ra thành hoa thành nụ…
(Hoa Địa Ngục, Cây, tr.232)
“Ta sinh ra và lớn lên trong không gian man rợ” XHCN là vì cố thi sĩ đã hỏi:
Ta hỏi ngươi, Tố Hữu, đôi lời
Ngươi nói thủa ngươi “chưa ra đời
Trái đất còn nức nở
Nhân loại chửa thành người”
Vậy bố mẹ ngươi
Là trâu, bò, chó, lợn, đười ươi?
Ngươi nói thủa ngươi “chưa ra đời
Trái đất còn nức nở
Nhân loại chửa thành người”
Vậy bố mẹ ngươi
Là trâu, bò, chó, lợn, đười ươi?
(Hoa Địa Ngục, tr. 264)
“Học thuyết Mác, Không gốc rễ gì trên mảnh đất ông cha” còn CÂY Nguyễn Chí Thiện thì có “Gốc rễ nằm sâu trong lòng đất đai xứ sở” nên nở thành “Hoa Địa Ngục” nhắc nhiều điển tích về Trăng, Chị Hằng và ngày Tết Trung Thu của trẻ em, còn được gọi là Tết trông Trăng hay Tết Đoàn Viên.
Theo các nhà khảo cổ thì hình ảnh về Trung thu đã được in trên mặt trống đồng Ngọc Lũ. Có lẽ Trung thu được bắt đầu từ nền văn minh lúa nước của đồng bằng Nam Trung Hoa và đồng bằng châu thổ sông Hồng của Việt Nam.
Theo phong tục người Việt, vào dịp Tết Trung Thu, cha mẹ bày cỗ cho các con để mừng trung thu, mua và làm đủ thứ lồng đèn thắp bằng nến để treo trong nhà và để các con rước đèn. Cỗ mừng trung thu gồm bánh Trung Thu, kẹo, mía, bưởi và các thứ hoa quả khác nữa.
Cũng trong dịp này người ta mua bánh trung thu, trà, rượu để cúng tổ tiên vào buổi tối khi Trăng Rằm vừa mới lên cao. Đồng thời trong ngày này, mọi người thường biếu cho ông bà, cha mẹ, thầy cô, bạn bè, họ hàng và các ân nhân khác Bánh Trung Thu, hoa quả, trà và rượu. Người Trung Hoa thường tổ chức múa rồng vào dịp Trung Thu, còn người Việt múa sư tử hay múa lân. Con Lân tượng trưng cho sự may mắn, thịnh vượng và là điềm lành cho mọi nhà… Thời xưa, người Việt còn tổ chức hát Trống Quân trong dịp Tết Trung Thu. Điệu hát trống quân theo nhịp ba “thình, thùng, thình”.
Ngoài ý nghĩa vui chơi cho trẻ em và người lớn, Tết Trung Thu còn là dịp để người ta ngắm trăng tiên đoán mùa màng và vận mệnh quốc gia. Nếu trăng thu màu vàng thì năm đó sẽ trúng mùa tằm tơ, nếu trăng thu màu xanh hay lục thì năm đó sẽ có thiên tai, và nếu trăng thu màu cam trong sáng thì đất nước sẽ thịnh trị.
Muốn ăn lúa tháng Năm, trông trăng rằm tháng Tám.
Tỏ trăng Mười Bốn được tằm, đục trăng hôm Rằm thì được lúa chiêm.
(Nguồn: Bách Khoa Toàn Thư mở)
Năm nào các sách, báo, truyền hình XHCN cũng có những hình ảnh Tết Trung Thu và nhắc lại Bác Hồ xưa kia cũng lo cho trẻ em ăn Tết Trung Thu vì Hồ Chí Minh cũng có câu thơ sau:
Trung thu trăng sáng như gương.
Bác Hồ ngắm cảnh nhớ thương nhi đồng
Nhưng chúng ta biết, nhiều nhất là ban tổ chức họp một số con cháu Đảng viên lại cho ăn một buổi gọi là Tết, còn con dân chúng toàn quốc thì phải đi làm “kế hoạch nhỏ” để được vào Đội vào Đoàn như Nguyễn Chí Thiện tả khi được
Bác Hồ tới thăm nhi đồng.
Bác cười, Bác hỏi chi li ngọn ngành.
Việc ăn ở, việc học hành.
Lao động Bác dặn chấp hành tốt, nhanh.
Kẹo bánh Bác hứa để dành.
Chủ Nghĩa Xã Hội hoàn thành sẽ cho!
Thiếu nhi khăn đỏ cổ cò.
Vỗ tay xuống chúc Bác Hồ sống lâu.
(Hoa Địa Ngục: Bác Hồ Tới thăm,1967, tr.148)
I.Trả lại những mùa trăng thời “ông giẳng ông giăng”
Hoa Địa Ngục có 42 vần thơ về Trăng mà chúng tôi thấy Tưởng Niệm Giổ Một Năm Nguyễn Chí Thiện, ta cần “Trả lại Nguyễn Chí Thiện những mùa trăng”
Vì từng bị cùm kẹp biệt giam trong xà lim tối nên khi nào thấy được trăng, thi nhân thấy tiếc thương thời còn là cậu bé đốt đèn Trung Thu chơi trăng:
Lâu lắm rồi, không được thấy trăng
Xa vắng tưởng chừng quên lãng
Nay chợt thấy, trời, trăng đẹp lắm!
Lồng lộng giữa trời xanh vàng thắm
Xa vắng tưởng chừng quên lãng
Nay chợt thấy, trời, trăng đẹp lắm!
Lồng lộng giữa trời xanh vàng thắm
(………..)
“…Trăng rất gần mà xa xôi lắm
Mơ hồ mang ký ức xa xăm
Những vầng trăng ngây ngất bao năm
Ta không đựợc hưởng.”
“…Trăng rất gần mà xa xôi lắm
Mơ hồ mang ký ức xa xăm
Những vầng trăng ngây ngất bao năm
Ta không đựợc hưởng.”
Nên:
…Đời ta vắng bóng chị Hằng
Ta thương nhớ thời “ông giẳng ông giăng”
Ta thương nhớ thời “ông giẳng ông giăng”
(Hoa địa ngục, LÂU LẮM RỒI, trang 346)
Những gì chúng tôi kể dài dòng tới phong tục Việt Nam về Trăng Trung Thu và Tết Nhi Đồng, Tản Đà v.v. chỉ cần một bài thơ trong Hoa Địa Ngục là nhà thơ Nguyễn Chí Thiện kể lại đủ:
TA VẪN TIN
Ta vẫn tin vầng trăng có con trâu, chú Cuội
Hay nói nhăng, nói cuội chẵng ai nghe
Có cây đa, có cả chị Hằng
Sống lạnh lẽo một mình trong cung Quảng
Ta thường ngắm và ta thương lắm !
Nên những đêm vàng ngọc thỏ của ta ơi !
Ta vẫn mơ được ôm người
Hay nói nhăng, nói cuội chẵng ai nghe
Có cây đa, có cả chị Hằng
Sống lạnh lẽo một mình trong cung Quảng
Ta thường ngắm và ta thương lắm !
Nên những đêm vàng ngọc thỏ của ta ơi !
Ta vẫn mơ được ôm người
Như ngàn xưa say sưa Lý Bạch
Bình vàng đó, có bao giờ ta bỏ mặc
Ta thường mơ nâng chén ngọc hỏi trời xanh:
Chú Cuội kia, trâu ăn lúa sao mà
Ta nghe tiếng chú gọi cha ời ợi
Chàng Hậu Nghệ có còn giương cung bắn?
Ðường Minh Hoàng du Nguyệt Ðiện đã về chưa ?
Và cành đa trên đó Tản Ðà
Có được nhấc lên người cười nhân thế ?
Những đèn kéo quân, đèn xếp, đền lồng
Những thiền thừ xanh đỏ
Những mâm cỗ bày giữa sân
thủa ta là em nhỏ
Còn nguyên như bao bóng dáng thương !
Trăng vẫn sáng, không già, năm tháng
Chị Hằng kia lạnh thế vẫn mặn mà
Bánh nướng, hạt sen, trứng mặn vẫn đậm đà
Trong ký ức, dù đầu ta tóc đã
Trắng như màu bánh dẻo xa xưa !
( Hoa Địa Ngục, trang 346)
Bình vàng đó, có bao giờ ta bỏ mặc
Ta thường mơ nâng chén ngọc hỏi trời xanh:
Chú Cuội kia, trâu ăn lúa sao mà
Ta nghe tiếng chú gọi cha ời ợi
Chàng Hậu Nghệ có còn giương cung bắn?
Ðường Minh Hoàng du Nguyệt Ðiện đã về chưa ?
Và cành đa trên đó Tản Ðà
Có được nhấc lên người cười nhân thế ?
Những đèn kéo quân, đèn xếp, đền lồng
Những thiền thừ xanh đỏ
Những mâm cỗ bày giữa sân
thủa ta là em nhỏ
Còn nguyên như bao bóng dáng thương !
Trăng vẫn sáng, không già, năm tháng
Chị Hằng kia lạnh thế vẫn mặn mà
Bánh nướng, hạt sen, trứng mặn vẫn đậm đà
Trong ký ức, dù đầu ta tóc đã
Trắng như màu bánh dẻo xa xưa !
( Hoa Địa Ngục, trang 346)
Thi sĩ Nguyễn Chí Thiện biết “Chàng Hậu Nghệ có còn giương cung bắn” và hỏi “Ðường Minh Hoàng du Nguyệt Ðiện đã về chưa” ? chắc có nhắc lại với Chị Hằng rằng:
Nguyên một đêm Trung Thu, niên hiệu Khai Nguyên đời nhà Đường (713-741), vua Minh Hoàng thấy trăng sáng, mơ ước được đặt chân đến đấy xem chơi. Có đạo sĩ tên La Công Viễn (có sách chép là Diệp Pháp Thiện), người có phép tiên mới dùng giải lụa trắng, hóa thành một chiếc cầu đưa nhà vua đến Nguyệt điện.
Trong điện bấy giờ sáng rực. Tiếng nhạc du dương. Những nàng tiên trong những xiêm y xinh tươi, lộng lẫy, uyển chuyển múa hát như đàn bướm đủ màu tha thướt, bay lượn bên hoa. Đường Minh Hoàng càng nhìn càng thấy say mê, quên cả trời gần sáng, nếu không có La Công Viễn nhắc thì quên trở về.
Trong điện bấy giờ sáng rực. Tiếng nhạc du dương. Những nàng tiên trong những xiêm y xinh tươi, lộng lẫy, uyển chuyển múa hát như đàn bướm đủ màu tha thướt, bay lượn bên hoa. Đường Minh Hoàng càng nhìn càng thấy say mê, quên cả trời gần sáng, nếu không có La Công Viễn nhắc thì quên trở về.
Nhờ ghi nhớ cách điệu nên khi trở về triều, Đường Minh Hoàng chế thành khúc “Nghê Thường vũ y” để tập cung nữ múa hát. Rồi cứ đến đêm rằm tháng tám, Đường Minh Hoàng cùng với Dương Quý Phi uống rượu dưới trăng, ngắm đoàn cung nữ xiêm y rực rỡ, uyển chuyển múa khúc Nghê Thường để tưởng như sống trong cung Quảng Hàn, điện Nguyệt. Truyền thuyết này có tính cách thần thoại.
Còn “Đường thư” chép: Đường Minh Hoàng lên chơi Nguyệt điện, thấy các tiên nữ mặc áo cánh chim, xiêm y ngũ sắc, hát bài “Tây Thiên điệu khúc”, đến khi trở về trần, còn nhớ mang máng. Nhằm lúc có Tiết độ sứ là Trương Kính Thuật từ Tây Lương, đem khúc hát Bà La Môn đến biếu, Minh Hoàng truyền đem san định lại và đổi tên là khúc “Nghê Thường vũ y”.
Tài liệu này có phần thực tế.
“Nghê” là cầu vồng. Tiếng miền Nam gọi là cái mống, do ánh nắng xuyên qua hơi nước trong mây nên phân thành bảy màu. Sách Tàu ngày xưa chỉ nhận có năm màu.
“Thường” là xiêm, để che phần hạ thân của người. “Nghê Thường” có nghĩa là xiêm cắt bằng năm màu.
“Vũ y” là áo dệt bằng lông chim. Hay có nghĩa là kiểu áo theo hình cách chim.
“Nghê Thường vũ y”, ta có thể cho đó là những vũ nữ mặc áo theo hình cánh chim, còn quần thì bằng lụa phất phới ngũ sắc.
Thôi, tạm đủ để xin mời linh hồn nhà thơ Nguyễn Chí Thiện sống lại thời “ông giẳng ông giăng”
Tết Trung Thu rước đèn đi chơi. Em rước đèn đi khắp phố phường
Lòng vui sướng với đèn trong tay. Em múa ca trong ánh trăng rằm
Đèn ông sao với đèn cá chép. Đèn thiên nga với đèn bướm bướm
Em rước đèn này đến cung trăng. Đèn xanh lơ với đèn tím tím
Đèn xanh lam với đèn trắng trắng. Trong ánh đèn rực rỡ muôn màu
Tít trên cao dáng tròn xinh xinh. Soi xuống trần ánh sáng dịu dàng
Rằm tháng tám bóng Hằng trong sáng. Em múa ca vui đón chi. Hằng
Tùng dinh dinh cắc tùng dính dính.Tùng dinh dinh cắc tùng dinh dinh
Em rước đèn này đến cung trăng. Tùng dinh dinh cắc tùng dính dính
Tùng dinh dinh cắc tùng dinh dinh. Em rước đèn mừng đón chị Hằng
Tết Trung Thu bánh quà đầy mâm. Em bé nhà ưa đứng quây quần
Đòi hạt sen bánh dẻo đầy nhân. Em muốn ăn bốn, năm ba phần
Ngọt thơm như bánh dẻo bánh nướng. Ngọt cay như mứt gừng mứt bí
Ăn mát lòng lại thấy vui thêm. Hạt dưa nghe cắn nổ lốp đốp
Người vui hoan nói cười hấp tấp. Bao tấm lòng mừng đón trăng rằm.
Sáng tác: Văn Thành
Bài Rước đèn tháng tám:
Lòng vui sướng với đèn trong tay. Em múa ca trong ánh trăng rằm
Đèn ông sao với đèn cá chép. Đèn thiên nga với đèn bướm bướm
Em rước đèn này đến cung trăng. Đèn xanh lơ với đèn tím tím
Đèn xanh lam với đèn trắng trắng. Trong ánh đèn rực rỡ muôn màu
Tít trên cao dáng tròn xinh xinh. Soi xuống trần ánh sáng dịu dàng
Rằm tháng tám bóng Hằng trong sáng. Em múa ca vui đón chi. Hằng
Tùng dinh dinh cắc tùng dính dính.Tùng dinh dinh cắc tùng dinh dinh
Em rước đèn này đến cung trăng. Tùng dinh dinh cắc tùng dính dính
Tùng dinh dinh cắc tùng dinh dinh. Em rước đèn mừng đón chị Hằng
Tết Trung Thu bánh quà đầy mâm. Em bé nhà ưa đứng quây quần
Đòi hạt sen bánh dẻo đầy nhân. Em muốn ăn bốn, năm ba phần
Ngọt thơm như bánh dẻo bánh nướng. Ngọt cay như mứt gừng mứt bí
Ăn mát lòng lại thấy vui thêm. Hạt dưa nghe cắn nổ lốp đốp
Người vui hoan nói cười hấp tấp. Bao tấm lòng mừng đón trăng rằm.
Sáng tác: Văn Thành
Bài Rước đèn tháng tám:
Tết Trung Thu rước đèn đi chơi.
Em rước đèn đi khắp phố phường
Lòng vui sướng với đèn trong tay
Em múa ca trong ánh trăng rằm
Đèn ông sao với đèn cá chép
Đèn thiên nga với đèn bướm bướm
Em rước đèn này đến cung trăng
Đèn xanh lơ với đèn tím tím
Đèn xanh lam với đèn trắng trắng
Trong ánh đèn rực rỡ muôn màu
Nhạc sĩ Lê Thương cũng có bài Thằng Cuội viết về chủ đề này, trong bài hát có đoạn “Có con dế mèn, suốt trong đêm thâu, hát xẩm không tiền, nên nghèo xác xơ…”.
II. Cùng Chị Hằng nhìn xuống Địa Ngục Trần Gian XHCN
Hoa Địa Ngục có nhắc đến Đường Minh Hoàng Du Nguyệt Điện, xem Tiên nữ Vũ khúc Nghê Thường, nhắc đến Tản Đà tựa lưng vào Hằng Nga nhìn xuống thế gian cười. Còn tác giả Nguyễn Chí Thiện mang Hoa Địa Ngục lên gặp Chị Hằng để tâm sự rằng cái địa ngục Cộng Sản: chỉ bị “Tội Nghi Ngờ” là đi tù dài hạn:
Cộng Sản chỉ nghi ngờ.
Loáng thoáng ta làm thơ.
Chống chế độ man rợ.
Tàn bạo và nhuốc nhơ.
Nói lên niềm ước mơ.
Cùng nỗi khổ vô bờ.
Của dân lành héo rũ.
Đã mười mấy năm tù…
(Hoa Địa Ngục, tr. 270, Cộng Sản)
Đây lời của thi nhân thời còn dưới dương thế:
NCT Đỗ Thuấn Song Ngữ
Mà nhà tù XHCN thì có những Chúa Ngục và Ma Lâu La tên tuổi:
“Đảng, người quản lý trại giam
Nước Nam là một trại giam khổng lồ
Chúa ngục là lão già Hồ
Duẫn, Chinh, Đồng, lũ cai tù bất nhân
Tội đồ là những người dân
Xác thân đói khổ bội phần xót xa
Luân thường, nhân phẩm tiêu ma
Tài năng trí tuệ dần dà gỉ han
Đảng còn đó, còn lầm than
Còn đau đớn nước, còn tan nát nhà
Đó là kết luận rút ra
Từ trong thực tế xương da não nùng….
…Đảng, nguồn gốc mọi khổ oan
Đảng tan, oan khổ cũng tan theo cùng.”
Nước Nam là một trại giam khổng lồ
Chúa ngục là lão già Hồ
Duẫn, Chinh, Đồng, lũ cai tù bất nhân
Tội đồ là những người dân
Xác thân đói khổ bội phần xót xa
Luân thường, nhân phẩm tiêu ma
Tài năng trí tuệ dần dà gỉ han
Đảng còn đó, còn lầm than
Còn đau đớn nước, còn tan nát nhà
Đó là kết luận rút ra
Từ trong thực tế xương da não nùng….
…Đảng, nguồn gốc mọi khổ oan
Đảng tan, oan khổ cũng tan theo cùng.”
“Già Hồ là quản lý trại giam” đến đổi Nguyễn Chí Thiện gọi Hồ Chí Minh là cáo chồn trở thành Hồ ly (tinh):
“Hang Pác Bó hóa thành hang ác thú
Bác Hồ già hóa dạng Bác Hồ Ly”
Bác Hồ già hóa dạng Bác Hồ Ly”
(Hoa Địa Ngục, Đồng Lầy, tr. 41)
Một chế độ cho tiểu yêu rình rập cả tiếng thở dài, bắt bớ những mặt mày không hớn hở làm vượt chỉ tiêu, tác giả gọi Bác Hồ Ly là Ma vương , Lenin là Chúa quỷ, Công an là “Lũ tiểu yêu”
“Đuổi bắt mặt trời theo lệnh Ma vương
Lũ tiểu yêu ngang dọc đầy đường
Đốc thúc nghe rình lời than tiếng thở
Thằng này, sao mặt mày không hớn hở
Thằng kia, sao dám thở dài?
Lũ chúng bay phải làm việc bằng hai
Để quỷ Chúa mừng sống dai trăm tuổi.”
Lũ tiểu yêu ngang dọc đầy đường
Đốc thúc nghe rình lời than tiếng thở
Thằng này, sao mặt mày không hớn hở
Thằng kia, sao dám thở dài?
Lũ chúng bay phải làm việc bằng hai
Để quỷ Chúa mừng sống dai trăm tuổi.”
Cho nên không phải chỉ có Nguyễn Chí Thiện mà người dân miền Bắc đã tiếc rẽ:
“Ôi thằng Tây mà trước kia người dân không tiếc máu xương đánh đuổi.
Nay họ xót xa luyến tiếc vô chừng.
Nhờ nanh vuốt của lũ thú rừng
Mà bàn tay tên cai trị thực dân hóa ra êm ả.”
Mà bàn tay tên cai trị thực dân hóa ra êm ả.”
(Hoa Địa Ngục, Đồng Lầy, tr. 41)
Chỉ cái “Tội” không sốt sắn, tươi vui với kế hoạch của nhà nước là có thể đi tù, mà vào tù thì chỉ cho ăn lá sắn và muối, nên thi nhân cũng thành…sát nhân trong “mơ ước” như bài “Khi muối chát”:
“Khi muối chát đưa vào mồm thấy ngọt
Và khi lá sắn thấy bùi, thơm
Cũng là khi tôi lấy máu lẫn đờm
Quết vào mặt Mác Lê bằng mọi giá
Kể cả giá treo cổ.”
Và khi lá sắn thấy bùi, thơm
Cũng là khi tôi lấy máu lẫn đờm
Quết vào mặt Mác Lê bằng mọi giá
Kể cả giá treo cổ.”
(Hoa Địa Ngục, tr. 243)
Về người đất Bắc mắc lừa, thi nhân đắng cay, chua chát. Nhưng hiện còn rất “thời sự” vì không chỉ người miền Bắc, mà cả miền Nam nữa:
Ôi độc lập tự do!
Xưa cũng chỉ vì quý hai thứ đó
Đất Bắc mắc lừa mất vào tay nó
Nhưng nay mà vẫn còn có người mơ hồ nghe nó
Nó mới vạn lần cần nguyền rủa thật to.”
Xưa cũng chỉ vì quý hai thứ đó
Đất Bắc mắc lừa mất vào tay nó
Nhưng nay mà vẫn còn có người mơ hồ nghe nó
Nó mới vạn lần cần nguyền rủa thật to.”
Câu nói để đời của Hồ Chí Minh: “Không có gì quý hơn độc lập tự do” đã được thi sĩ đem Hoa Địa Ngục lên tâm sự với Chị Hằng rằng: tôi dùng nó làm đầu đề một bài thơ dài 49 câu mà chỉ cần trích một đoạn nầy là Hằng Nga thấy ngay chuyện hiện thực không chỉ dậy sóng cho dân tộc Việt Nam mà cả thế giới nữa:
“Không có gì quý hơn độc lập tự do
Tôi biết nó, thằng nói câu nói đó
Tôi biết nó, đồng bào miền Bắc này biết nó
Việc nó làm, tội nó phạm ra sao.
Nó đầu tiên đem râu nó bện vào
Hình xác lão Mao lông lá
Bàn tay Nga đầy băng tuyết giá
Cũng nhoài qua lục địa Trung Hoa
Không phải xoa đầu mà túm tóc nó từ xa
Nó đứng không yên, tất bật, điên đầu
Lúc rụi vào Tầu, lúc rúc vào Nga
Nó gọi Tầu Nga là cha anh nó
Và tình nguyện làm con chó nhỏ
Xông xáo giữ nhà gác ngõ cho cha anh…
Tôi biết nó, thằng nói câu nói đó
Tôi biết nó, đồng bào miền Bắc này biết nó
Việc nó làm, tội nó phạm ra sao.
Nó đầu tiên đem râu nó bện vào
Hình xác lão Mao lông lá
Bàn tay Nga đầy băng tuyết giá
Cũng nhoài qua lục địa Trung Hoa
Không phải xoa đầu mà túm tóc nó từ xa
Nó đứng không yên, tất bật, điên đầu
Lúc rụi vào Tầu, lúc rúc vào Nga
Nó gọi Tầu Nga là cha anh nó
Và tình nguyện làm con chó nhỏ
Xông xáo giữ nhà gác ngõ cho cha anh…
(Hoa Địa Ngục, tr.157)
III. Toàn Dân Đứng lên ngẩng cao Lời Thề Non Nước
Nước non nặng một nhời thề
Nước đi đi mãi không về cùng non
Nhớ nhời nguyện nước thề non
Nước đi chưa lại non còn đứng không
Non cao những ngóng cùng trông
Suối khô dòng lệ chờ mong tháng ngày
Xương mai một nắm hao gầy
Tóc mây một mái đã đầy tuyết sương
Giời tây ngả bóng tà dương
Càng phơi vẻ ngọc nét vàng phôi pha
Non cao tuổi vẫn chưa già
Non thời nhớ nước, nước mà quên non!
Dù cho sông cạn đá mòn
Còn non còn nước hãy còn thề xưa
Non cao đã biết hay chưa?
Nước đi ra bể lại mưa về nguồn
Nước non hội ngộ còn luôn
Bảo cho non chớ có buồn làm chi!
Nước kia dù hãy còn đi
Ngàn dâu xanh tốt non thì cứ vui
Nghìn năm giao ước kết đôi
Non non nước nước chưa nguôi nhời thề
Nước đi đi mãi không về cùng non
Nhớ nhời nguyện nước thề non
Nước đi chưa lại non còn đứng không
Non cao những ngóng cùng trông
Suối khô dòng lệ chờ mong tháng ngày
Xương mai một nắm hao gầy
Tóc mây một mái đã đầy tuyết sương
Giời tây ngả bóng tà dương
Càng phơi vẻ ngọc nét vàng phôi pha
Non cao tuổi vẫn chưa già
Non thời nhớ nước, nước mà quên non!
Dù cho sông cạn đá mòn
Còn non còn nước hãy còn thề xưa
Non cao đã biết hay chưa?
Nước đi ra bể lại mưa về nguồn
Nước non hội ngộ còn luôn
Bảo cho non chớ có buồn làm chi!
Nước kia dù hãy còn đi
Ngàn dâu xanh tốt non thì cứ vui
Nghìn năm giao ước kết đôi
Non non nước nước chưa nguôi nhời thề
(Tản Đà tùng văn 1922)
Tản Đà thề non nước
Cố thi sĩ Nguyễn Chí Thiện nhắc đến Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu có cây đa muốn lên Chị Hằng. Mùa Thu nầy ông mang Hoa Địa Ngục đi viếng Tiên Nữ trên Cung Quảng chắc mừng vui rằng Địa Ngục Trần Gian XHCN đã xuất hiện nhiều Tiên Nữ Yêu Non Nước như Nguyễn Phương Uyên, Đinh Nguyên Kha v.v ở miền Nam Chống Đảng và chống Tàu Khựa. Tiên Nữ Bùi Thị Minh Hàng, Trịnh Kim Tiến, Huỳnh Vy bay lượng từ Bắc, Trung, Nam. Còn nào là Lê Thi Kim Thu, Đỗ Minh Hạnh v.v.
Còn miền Bắc Việt Nam thì nhà cầm quyền cộng sản, sau khi đã dùng thủ đoạn và bạo lực tấn công có tổ chức và có vũ khí một cách dã man vào giáo dân giáo xứ Mỹ Yên, Nghi Phương, Nghi Lộc, Nghệ An chiều 4/9/2013 khiến cho khoảng 30 người bị trọng thương, họ đã tiếp tục đẩy căng thẳng dâng cao khi ra quyết định “khởi tố vụ án vụ án hình sự” về các sự việc xảy ra tại xã Nghi Phương, huyện Nghi Lộc trong các ngày 30/8, 3/9 và 4/9. Thông cáo đăng trên báo Công an Nghệ An ngày 8/9 nói quyết định khởi tố vụ án hình sự này liên quan đến các tội danh “gây rối trật tự công cộng, giữ người trái pháp luật và chống người thi hành công vụ.” Quyết định này dọn đường cho việc tiếp tục bắt người trong những ngày sắp tới. Những động thái của công an từ Bộ đến tỉnh Nghệ An trong những ngày qua có những dấu hiệu bất thường.
Tấn công có tổ chức và có vũ khí vào giáo dân giáo xứ Mỹ Yên, Nghi Phương, Nghi Lộc, Nghệ An chiều 4/9/2013 khiến cho khoảng 30 người bị trọng thương
Trước hết, Thông tấn xã Việt Nam nói vào ngày 10/9/2013 ông Thái Văn Hằng, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân Nghệ An đã chủ trì họp báo mà hãng thông tấn nói là để “chính thức thông báo tình hình, kết quả giải quyết vụ việc phức tạp xảy ra tại Giáo họ Trại Gáo, xã Nghi Phương, huyện Nghi Lộc.”
Thứ đến, Báo công an Nghệ An đưa tin: “Sáng ngày 10/9, tại Công an tỉnh Nghệ An, Bộ Công an chủ trì, phối hợp cùng Bộ Quốc phòng, UBND tỉnh Nghệ An tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch của Bộ Công an về việc tổ chức diễn tập phương án “Giải quyết tập trung đông người phá rối an ninh trật tự; bạo loạn; xử lý chất độc hóa học; đánh bắt khủng bố, giải cứu con tin; rà phá bom mìn; chữa cháy và cứu hộ, cứu nạn”.
Có thật là diễn tập không hay đây là một cuộc đưa quân đội, công an, chó nghiệp vụ, vũ khí vào vị trí sẵn sàng tiêu diệt giáo dân Nghệ An nói chung và giáo xứ Mỹ Yên nói riêng?
Những ngày vừa qua và chắc chắn những ngày sắp tới, hầu như tất cả các giáo xứ trong giáo phận Vinh lần lượt hành hương về thăm và cầu nguyện cho giáo xứ Mỹ Yên vừa bị bách hại. Các linh mục cùng Hạt với giáo xứ Mỹ Yên đã có cuộc thăm viếng và cầu nguyện thật cảm động.
Thứ đến, Báo công an Nghệ An đưa tin: “Sáng ngày 10/9, tại Công an tỉnh Nghệ An, Bộ Công an chủ trì, phối hợp cùng Bộ Quốc phòng, UBND tỉnh Nghệ An tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch của Bộ Công an về việc tổ chức diễn tập phương án “Giải quyết tập trung đông người phá rối an ninh trật tự; bạo loạn; xử lý chất độc hóa học; đánh bắt khủng bố, giải cứu con tin; rà phá bom mìn; chữa cháy và cứu hộ, cứu nạn”.
Có thật là diễn tập không hay đây là một cuộc đưa quân đội, công an, chó nghiệp vụ, vũ khí vào vị trí sẵn sàng tiêu diệt giáo dân Nghệ An nói chung và giáo xứ Mỹ Yên nói riêng?
Những ngày vừa qua và chắc chắn những ngày sắp tới, hầu như tất cả các giáo xứ trong giáo phận Vinh lần lượt hành hương về thăm và cầu nguyện cho giáo xứ Mỹ Yên vừa bị bách hại. Các linh mục cùng Hạt với giáo xứ Mỹ Yên đã có cuộc thăm viếng và cầu nguyện thật cảm động.
Đến đổi Giám Mục địa phận Vinh kiêm Chủ Tịch Ủy Ban Công Lý và Hòa Bình là LM Nguyễn Thái Hợp từng đồng lõa giúp cho nhà cầm quyền tỉnh Nghệ An cũng phải “lên tiếng”!
Giám Mục địa phận Vinh Nguyễn Thái Hợp từng im lặng đồng lõa với bọn sói lang, bỏ mặc cho bắt trái phép 17 thanh niên sinh viên của giáo phận Vinh, và thực hiện việc đánh phá giáo dân và LM xứ Ngọc Long, mặc cho bà Vũ Thị Thu Thủy, nguyên Phó Chủ Tịch Hội Đồng Giáo Xứ Tam Tòa bị kết án tù ngày 6-3-2012 (Theo “Bỏ đoàn chiên cho sói lang cắn xé” của Mặc Giao, Diễn Đàn Giáo Dân số 123 tháng 4.2012 tại miền Nam Cali)
Giám Mục địa phận Vinh Nguyễn Thái Hợp từng im lặng đồng lõa với bọn sói lang, bỏ mặc cho bắt trái phép 17 thanh niên sinh viên của giáo phận Vinh, và thực hiện việc đánh phá giáo dân và LM xứ Ngọc Long, mặc cho bà Vũ Thị Thu Thủy, nguyên Phó Chủ Tịch Hội Đồng Giáo Xứ Tam Tòa bị kết án tù ngày 6-3-2012 (Theo “Bỏ đoàn chiên cho sói lang cắn xé” của Mặc Giao, Diễn Đàn Giáo Dân số 123 tháng 4.2012 tại miền Nam Cali)
Cho nên dù Giám Mục Hợp “lên tiếng” gì đó mà Con chiên Giáo phận Vinh còn hỏi: “Nên chăng Giáo hội Công giáo tại Việt Nam kêu gọi toàn thể giáo dân Việt Nam, trong cũng như ngoài nước, dành ra một ngày để ăn chay và cầu nguyện cho sự bình an của giáo dân tại giáo xứ Mỹ Yên và giáo phận Vinh trước sự hung hăng của nhà cầm quyền cộng sản?”
Còn về Phật giáo thì Thái Bình với ngọn sóng thần Đặng Ngọc Viết nổ súng tự sát, theo một nhân chứng kể lại ở phút cuối sáng ngày 12/9/2013 đến báo Đảng cũng phải loan tin:
– “Trời tối nhưng Viết không về mà đi quanh rồi quỳ lạy dưới tượng Phật bà quan âm. Khi mọi người đang ở trong nhà thờ tổ để tụng kinh thì nghe tiếng nổ lớn. Chạy ra thì thấy Viết nằm ngã gục dưới chân tượng” –
Lúc còn tại thế, Ngục sĩ đã căn dặn cần phải “phổ biến bài trường thi “Đồng Lầy” gồm 400 vần thơ mà chúng tôi vừa trích dẫn một số ít trên đây. Còn bây giời thêm bài diễn ngâm “Thề Non Nước” để tưởng niệm một năm Giổ đầu của cố thi sĩ Nguyễn Chí Thiện đang vui trên Chị Hằng, vì nhìn xuống nhân gian, linh hồn thi nhân hẳn hãnh diện với muôn người và với chính mình:
1. Con người chỉ khi chết mới chắc chắn là không còn phản bội những gì mình hứa, thì linh hồn Ngục sĩ Nguyễn Chí Thiện quả thật đã vẹn lời “Thề Non Nước” vì chính thi sĩ đã ngâm từ Hoa Kỳ xa quê hương nửa vòng trái đất bài “Cây”:
Gốc rễ của ta nằm sâu trong lòng đất đai xứ sở…
2. Không phải chỉ kêu gào dưới đất, mà còn đem Hoa Địa Ngục lên Thiên cung:
Hoa Địa Ngục tưới bằng xương máu thịt
Trộn mồ hôi chó ngựa, lệ ly tan
Hoa trưởng sinh trong tù bệnh, cơ hàn..”
Những gì xảy ra trong tháng 9, 2013 tức tháng Tám Trăng Thu tại Giáo phận Vinh gồm hình ảnh “Lũ tiểu yêu” Công an tấn công dân lành vô tội có nhiều trong Hoa Địa Ngục. Thi nhân chắc chắn sẽ nhờ Chị Hằng đưa đi gặp Ngọc Hoàng Mác-Lê để hỏi: “Thiên đàng hạ giới” đó chăng?
“Cái ‘Thiên Đường’ khủng khiếp của ma yêu”
(Hoa Địa Ngục, Đồng Lẫy, tr.49)
(Tưởng Niệm Nguyễn Chí Thiện mùa Trung Thu 2013)
Nguyễn Việt Nữ