WESTMINSTER, California (NV) – Cựu Thiếu Tá Phạm Châu Tài, còn có biệt danh là “Hổ Xám,” cựu chỉ huy trưởng Bộ Chỉ Huy Chiến Đoàn 3 của Liên Đoàn 81 Biệt Cách Nhảy Dù, người đã từng cầm quân tham chiến trận An Lộc, và cũng là người chịu trách nhiệm trấn thủ cuối cùng tại Bộ Tổng Tham Mưu Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa.
Ông là một sĩ quan dũng cảm trong những cấp chỉ huy anh hùng của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) nói chung, và riêng cho Liên Đoàn 81 Biệt Cách Nhảy Dù. Ông đã góp phần không nhỏ trong việc đưa đơn vị này vào quân sử.
“Hổ Xám” và những trận đánh
“Hổ Xám.” Danh hiệu này do một sự tình cờ, từ khi Phạm Châu Tài còn là các toán A trưởng của Lực Lượng Đặc Biệt, hoạt động song song với các toán Lực Lượng Đặc Biệt Hoa Kỳ. Những người bạn quân nhân Mỹ cùng chung chiến đấu khi phát âm chữ Tài không chuẩn, nghe như là chữ Tiger (hổ), với nước da ngâm nên danh hiệu “Hổ Xám” ra đời từ đó, và cũng có người bảo là cọp xám là cọp dữ nhất nên mới đặt cho Phạm Châu Tài là “Hổ Xám.”
Có lẽ từ danh hiệu này, “Hổ Xám” Phạm Châu Tài đã cống hiến cho Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa trọn thời tuổi trẻ của ông để lao mình vào không biết bao nhiêu trận đánh trong suốt hơn mười năm chinh chiến.
Từ khi chiến tranh dấy lên từ bờ sông Thạch Hãn, rồi đến dãy Trường Sơn, xuôi theo Quốc Lộ 1 xuống tận phía Nam, “Hổ Xám” chưa bao giờ có ý nghĩ đầu hàng. Đụng trận, ông toàn chỉ nghĩ đến cách nào để chiến đấu với quân địch ở ngay trước mắt.
Sinh Viên Sĩ Quan Phạm Châu Tài quê Gia Định, nhập khóa 17 Trừ Bị Thủ Đức vào Tháng Mười Một, 1963; ra trường Tháng Mười, 1964. Lúc bấy giờ, Thiếu Tướng Trần Ngọc Tám là chỉ huy trưởng Quân Trường Bộ Binh Thủ Đức.
Khi mới ra trường có 160 tân sĩ quan tình nguyện vào đơn vị Lực Lượng Đặc Biệt, nhưng họ chỉ nhận 10 người. Phạm Châu Tài là một trong 10 tân sĩ quan được tuyển chọn vào binh chủng này. Kể từ đó, chiếc mũ xanh và màu áo hoa rừng đã gắn liền cùng với các chiến hữu đồng đội của ông trong nhiều trận chiến khốc liệt trên bốn vùng chiến thuật tại miền Nam.
Theo ông kể, lúc trước, Đại Tá Lê Quang Tung là tư lệnh Đơn Vị Lực Lượng Đặc Biệt nhưng mất năm 1963, lúc đó Bộ Tổng Tham Mưu mới đưa hai Liên Đoàn 77 và 31 của đơn vị này về Nha Trang để thành lập Binh Chủng Lực Lượng Đặc Biệt thuộc Tổng Thống Phủ. Rồi sau đó, binh chủng này trực thuộc Bộ Tổng Tham Mưu.
“Tôi là một trong 10 tân sĩ quan được tuyển chọn về trình diện Bộ Tư Lệnh Lực Lượng Đặc Biệt Nha Trang. Lúc đó Chuẩn Tướng Đoàn Văn Quảng là tư lệnh của binh chủng này. Tướng Quảng lệnh cho 10 tân sĩ quan về Sài Gòn để học Khóa 58 B Nhảy Dù ở trại Hoàng Hoa Thám, Sài Gòn. Vì muốn hoàn hảo một sĩ quan của Binh Chủng Lực Lượng Đặc Biệt, các sĩ quan phải qua hai khóa huấn luyện căn bản, thứ nhất về nhảy dù, thứ hai là khóa căn bản Lực Lượng Đặc Biệt,” ông Tài cho biết.
“Sau khi học khóa nhảy dù, thì một trong 10 người tân sĩ quan được đi học khóa căn bản. Vì muốn được học khóa này thì sĩ quan của binh chủng phải có kinh nghiệm chiến trường từ một đến hai năm, rồi các đơn vị trưởng mới đề nghị cho đi học khóa căn bản này. Tôi là một trong 10 người đó được học Khóa 3 Căn Bản Lực Lượng Đặc Biệt,” ông nói thêm.
Sau khi học xong khóa căn bản, ông được lệnh về Vùng 4 hoạt động cho các trại biên phòng của Lực Lượng Đặc Biệt như Mộc Hóa, Tuyên Nhơn, Châu Đốc,… Lúc đó, Bộ Chỉ Huy Lực Lượng Đặc Biệt tại Vùng 4 Chiến Thuật được đặt tại Cần Thơ có danh xưng là C4. Bộ chỉ huy này điều động tất cả những toán Lực Lượng Đặc Biệt từ Mỹ Tho, Long An ra đến Phú Quốc, gồm có những toán B32 đóng quân ở Mộc Hóa, Kiến Tường và B34 ở Châu Đốc,… Mỗi Toán B chỉ huy từ ba đến bốn trại thuộc Toán A. Mỗi Toán A chỉ huy một trại, bên cạch có một Toán A của Mỹ.
Những trại này tuyển mộ dân địa phương với nhu cầu quân số của mỗi trại gồm có ba đại đội và hai trung đội thám sát. Tổng cộng có khoảng 500 quân nhân do Toán A của Lực Lượng Đặc Biệt Việt Nam Cộng Hòa chỉ huy và một Toán A của Lực Lượng Đặc Biệt Hoa Kỳ cố vấn để lo về tiếp liệu và phát lương cho lính địa phương được tuyển chọn. Những quân nhân địa phương này còn được gọi là “Dân Sự Chiến Đấu,” mà ngày xưa người dân thường gọi họ là “Lính Biệt Kích Mỹ.”
Trong thời gian hoạt động tại Vùng 4, có lúc, Phạm Châu Tài về hành quân tại vùng Long Cốt, Quận Tuyên Bình, vì tại đây có một khu trù mật của chính phủ Việt Nam Cộng Hòa sắp thành lập một trại của Lực Lượng Đặc Biệt tại Bình Thạnh Thôn. Lúc mới vào khu này thì chưa thành lập trại, các quân nhân “Dân Sự Chiến Đấu” chỉ đóng chốt rải rác để thăm dò tình hình và đánh phá những hoạt động của địch. Sau đó, trại Bình Thạnh Thôn của Lực Lượng Đặc Biệt được thành lập.
Có thời gian Phạm Châu Tài về phụ tá chỉ huy trưởng của Toán B32, và đã lập được nhiều chiến công từ chiến trường dọc theo biên giới Miên-Việt. Sau đó, ông cũng đã tham dự cuộc hành quân ở Tuyên Nhơn, An Giang với tính cách là một sĩ quan phụ tá trưởng trại.
Theo Phạm Châu Tài kể, dọc theo biên giới Miên-Việt tại Châu Đốc, quân KKK (Đảng Khăn Trắng) của quân Khmer bị Lực Lượng Đặc Biệt đánh dồn dập. Chịu không nổi với sức tấn công của quân đội VNCH nên mới ra đầu thú gồm 660 quân. Phạm Châu Tài là sĩ quan đến tiếp thu đám tàn quân của “Đảng Khăn Trắng” tại Châu Đốc. Sau đó, Mỹ mới cho đoàn quân này được vào lính đánh thuê do Mỹ trả lương, và đóng quân dọc theo biên giới của Châu Đốc và Cambodia.
Sau đó, Phạm Châu Tài được lệnh ra Phú Quốc và cũng là một sĩ quan đầu tiên của binh chủng Lực Lượng Đặc Biệt tại Phú Quốc đi cùng với một đại úy Mỹ.
Cũng nhờ sự kiện tiếp thu được 660 quân của “Đảng Khăn Trắng” cùng với nhiều chiến công của ông, nên bộ chỉ huy của C4 Cần Thơ mới đề bạt cho Phạm Châu Tài và một sĩ quan nữa thuộc C4 được du học tại Hoa Kỳ.
Ông kể: “Năm 1966, trong Binh Chủng Lực Lượng Đặc Biệt chỉ có 12 sĩ quan được tuyển chọn về Trường Sinh Ngữ Quân Đội để học Anh Ngữ trước khi sang du học tại Hoa Kỳ. Sau khi học xong Anh Ngữ, họ chỉ lấy có ba người được trúng tuyển qua cuộc thi về trình độ Anh Ngữ và khả năng. Tôi là một trong ba người được chọn sang Hoa Kỳ để du học hai khóa. Khóa thứ nhất là về tác chiến của Lực Lượng Đặc Biệt. Khóa thứ hai là về Căn Bản Bộ Binh.”
Sau sáu tháng du học tại Hoa Kỳ, ông về nước được đưa vào Trung Tâm Huấn Luyện Lực Lượng Đặc Biệt ở Cam Ranh để huấn luyện lại cho các khóa sinh những gì mình đã học tại Hoa Kỳ. Ông làm huấn luyện viên được năm tháng thì xin ra tác chiến, và được về phục vụ tại Quân Khu 3 tại Biên Hòa thuộc bộ chỉ huy C3 của Lực Lượng Đặc Biệt, Trung Tá Phạm Duy Tất là chỉ huy trưởng (cựu Chuẩn Tướng Phạm Duy Tất, chỉ huy trưởng Biệt Động Quân Quân Khu 2, Vùng 2 Chiến Thuật, vừa qua đời lúc 10 giờ 51 phút sáng Thứ Tư, 11 Tháng Mười Hai, 2019, tại bệnh viện Inova Fairfax Hospital, Falls Church, Virginia, hưởng thọ 85 tuổi). Tại đây có rất nhiều toán B như B15, B16, B17…, nằm dọc theo biên giới có các trại như Thiện Ngôn, Cà Tum, Bến Sỏi, Trảng Sụp, Đức Hòa, Đức Huệ…, và ông vẫn là sĩ quan phụ tá của trưởng trại của nhiều trại ở đây.
Sau đó, ông được về làm trưởng trại của trại Trảng Sụp, cấp bậc trung úy. Mỗi trại có trách nhiệm hành quân trong vòng đai 15 cây số, thuộc vòng yểm trợ của Pháo Binh Diện Địa của tỉnh hay quận.
Hổ Xám kể tiếp: “Có lúc ở bộ chỉ huy B16 tổ chức những cuộc hành quân liên trại, gồm có nhiều trại tổng hợp để cùng hành quân gần biên giới, với mục đích truy kích những ổ đóng quân của Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam tại Lò Gò, Cần Tăng, Sa Mắc,… Những cuộc hành quân đột ngột ngay biên giới này, các toán Lực Lượng Đặc Biệt chỉ đánh đột xuất để tiêu diệt địch trong vài giờ rồi rút quân về trại ngay.
Sau đó, sự kiện chiến trường bùng nổ vào Tết Mậu Thân 1968 đã diễn ra trên toàn lãnh thổ miền Nam!
Biệt Cách Dù tiêu diệt địch
Trong trận Mậu Thân, Tiểu Đoàn 91 Biệt Cách Dù của Lực Lượng Đặc Biệt bị thiệt hại nặng tại Nha Trang, tiểu đoàn trưởng tử trận, đại đội trưởng và nhiều binh sĩ cũng hy sinh và bị thương nặng. Sau đó, Phạm Châu Tài được Thiếu Tướng Đoàn Văn Quảng, đang nhiệm Tư Lệnh Biệt Cách Dù, ra lệnh “Hổ Xám” về trình diện Bộ Tư Lệnh Lực Lượng Đặc Biệt tại Nha Trang.
Đầu năm 1969, Trung Úy Phạm Châu Tài đảm trách chức vụ Đại Đội Trưởng Đại Đội 3, Tiểu Đoàn 81 Biệt Cách Dù. Tiểu đoàn này gồm sáu đại đội chớ không phải bốn đại đội như những tiểu đoàn khác, vì nhiệm vụ của sáu đại đội này thay phiên nhau đi hành quân khắp bốn vùng chiến thuật còn hai đại đội ở lại giữ hậu cứ của tiểu đoàn.
Lúc đó, Binh Chủng Lực Lượng Đặc Biệt có hai đơn vị thiện chiến nhất và lưu động, đó là Tiểu Đoàn 81 Biệt Cách Dù và Trung Tâm Hành Quân Delta. Hai đơn vị này nếu quân khu nào yêu cầu Bộ Tổng Tham Mưu cho phép đến đánh mục tiêu đặc biệt của Cộng Quân, thì họ sẽ sẵn sàng nhảy vào vòng chiến.
Trung Tâm Hành Quân Delta có những toán đặc biệt chỉ có từ ba đến sáu người trong mỗi chuyến công tác. Họ nhảy vào những nơi có địch đóng quân, quan sát tình hình địch rồi báo cáo về Trung Tâm Hành Quân Delta. Sau đó, Tiểu Đoàn 81 Biệt Cách Dù đưa quân nhảy vào để tiêu diệt địch.
Lúc Trung Tâm Hành Quân Delta và Tiểu Đoàn 81 Biệt Cách Dù đóng tại Phú Bài, Trung Úy Phạm Châu Tài vừa nắm chức vụ đại đội trưởng đại đội 3 của 81 Biệt Cách Dù, thì đại đội này được lệnh nhảy vào Khe Sanh để tiêu diệt đám tàn quân của địch còn một số quân đóng tại đó. Vì trước đó, Cộng Sản chiếm Khe Sanh là một vùng rất lớn, gồm có những vùng như A Sao, A Lưới… Quân Bắc Việt chiếm nơi này làm căn cứ hành quân để tiến quân đánh vào thành phố Huế vào năm Mậu Thân, 1968.
Trong trận Mậu Thân, địch quân bị Quân Lực VNCH đánh bật ra khỏi thành phố Huế sau 28 ngày chiếm đóng. Cộng Quân rút khỏi thành phố Huế tiến về đóng quân tại Khe Sanh. Sau đó, một số quân Cộng Sản rút khỏi Khe Sanh ra nằm khỏi biên giới, và chỉ để lại một số quân để giữ Khe Sanh.
Đầu năm 1969, địch quân bị Đại Đội 3 của 81 Biệt Cách Nhảy Dù do Trung Úy Phạm Châu Tài chỉ huy đột kích tiêu diệt và bắt sống một số tù binh Cộng Sản đang đóng tại Khe Sanh. Một thời gian sau, ông được thắng cấp đại úy.
Trong cuộc hành quân cuối cùng của Delta, Đại Đội 3 của 81 Biệt Cách Nhảy Dù do Đại Úy Phạm Châu Tài chỉ huy được lệnh nhảy qua Hạ Lào, nơi con sông Tchépone, bên Lào, cách biên giới Lào-Việt 5 cây số.
Lúc bấy giờ, Đệ Nhất Không Kỵ của Hoa Kỳ vẫn còn hoạt động. Satellite của không Quân Hoa Kỳ phát hiện con đường 616 là con đường rẽ từ đường mòn Hồ Chí Minh bên Lào sang Việt Nam để địch quân chuyển quân xâm nhập vào vùng Khe Sanh, Lao Bảo. Trên xứ Lào cách biên giới Việt Nam 5 cây số, con đường 616 nằm giữa hai ngọn đồi, và trên hai đỉnh đồi này Cộng Sản Bắc Việt đã đặt hai khẩu đại liên phòng không để yểm trợ cho con đường 616. Nhiệm vụ chính của hai khẩu phòng không này là để chống máy bay của Hoa Kỳ và Việt Nam Cộng Hòa đến đánh phá con đường này.
Đơn vị của “Hổ Xám” được lệnh hành quân trong ba mục tiêu là xâm nhập hai ngọn đồi này để tiêu diệt hai khẩu phòng không của địch và mục tiêu thứ ba là đánh phá đường xâm nhập của Cộng Quân đang tiến vào Việt Nam. Đây cũng là cuộc hành quân cuối cùng của Lực Lượng Đặc Biệt VNCH và Hoa Kỳ. (Lâm Hoài Thạch)
Từ những chiến trường Quảng Trị, Kon Tum, Bình Long, Tây Ninh, Biên Hòa,… trên những địa danh Khe Sanh, Bồng Sơn, An Lão, Charlie, An Lộc, đại lộ kinh hoàng, trên Liên Tỉnh Lộ 7B và nhiều chiến địa khác cho đến ngày gãy súng, Phạm Châu Tài vẫn chỉ với một binh chủng Mũ Xanh của màu áo Lực Lượng Đặc Biệt, và sau đó có danh xưng là Liên Đoàn 81 Biệt Cách Nhảy Dù.
“Hổ Xám” và những trận đánh
“Hổ Xám.” Danh hiệu này do một sự tình cờ, từ khi Phạm Châu Tài còn là các toán A trưởng của Lực Lượng Đặc Biệt, hoạt động song song với các toán Lực Lượng Đặc Biệt Hoa Kỳ. Những người bạn quân nhân Mỹ cùng chung chiến đấu khi phát âm chữ Tài không chuẩn, nghe như là chữ Tiger (hổ), với nước da ngâm nên danh hiệu “Hổ Xám” ra đời từ đó, và cũng có người bảo là cọp xám là cọp dữ nhất nên mới đặt cho Phạm Châu Tài là “Hổ Xám.”
Có lẽ từ danh hiệu này, “Hổ Xám” Phạm Châu Tài đã cống hiến cho Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa trọn thời tuổi trẻ của ông để lao mình vào không biết bao nhiêu trận đánh trong suốt hơn mười năm chinh chiến.
Từ khi chiến tranh dấy lên từ bờ sông Thạch Hãn, rồi đến dãy Trường Sơn, xuôi theo Quốc Lộ 1 xuống tận phía Nam, “Hổ Xám” chưa bao giờ có ý nghĩ đầu hàng. Đụng trận, ông toàn chỉ nghĩ đến cách nào để chiến đấu với quân địch ở ngay trước mắt.
Sinh Viên Sĩ Quan Phạm Châu Tài quê Gia Định, nhập khóa 17 Trừ Bị Thủ Đức vào Tháng Mười Một, 1963; ra trường Tháng Mười, 1964. Lúc bấy giờ, Thiếu Tướng Trần Ngọc Tám là chỉ huy trưởng Quân Trường Bộ Binh Thủ Đức.
Khi mới ra trường có 160 tân sĩ quan tình nguyện vào đơn vị Lực Lượng Đặc Biệt, nhưng họ chỉ nhận 10 người. Phạm Châu Tài là một trong 10 tân sĩ quan được tuyển chọn vào binh chủng này. Kể từ đó, chiếc mũ xanh và màu áo hoa rừng đã gắn liền cùng với các chiến hữu đồng đội của ông trong nhiều trận chiến khốc liệt trên bốn vùng chiến thuật tại miền Nam.
Theo ông kể, lúc trước, Đại Tá Lê Quang Tung là tư lệnh Đơn Vị Lực Lượng Đặc Biệt nhưng mất năm 1963, lúc đó Bộ Tổng Tham Mưu mới đưa hai Liên Đoàn 77 và 31 của đơn vị này về Nha Trang để thành lập Binh Chủng Lực Lượng Đặc Biệt thuộc Tổng Thống Phủ. Rồi sau đó, binh chủng này trực thuộc Bộ Tổng Tham Mưu.
“Tôi là một trong 10 tân sĩ quan được tuyển chọn về trình diện Bộ Tư Lệnh Lực Lượng Đặc Biệt Nha Trang. Lúc đó Chuẩn Tướng Đoàn Văn Quảng là tư lệnh của binh chủng này. Tướng Quảng lệnh cho 10 tân sĩ quan về Sài Gòn để học Khóa 58 B Nhảy Dù ở trại Hoàng Hoa Thám, Sài Gòn. Vì muốn hoàn hảo một sĩ quan của Binh Chủng Lực Lượng Đặc Biệt, các sĩ quan phải qua hai khóa huấn luyện căn bản, thứ nhất về nhảy dù, thứ hai là khóa căn bản Lực Lượng Đặc Biệt,” ông Tài cho biết.
“Sau khi học khóa nhảy dù, thì một trong 10 người tân sĩ quan được đi học khóa căn bản. Vì muốn được học khóa này thì sĩ quan của binh chủng phải có kinh nghiệm chiến trường từ một đến hai năm, rồi các đơn vị trưởng mới đề nghị cho đi học khóa căn bản này. Tôi là một trong 10 người đó được học Khóa 3 Căn Bản Lực Lượng Đặc Biệt,” ông nói thêm.
Sau khi học xong khóa căn bản, ông được lệnh về Vùng 4 hoạt động cho các trại biên phòng của Lực Lượng Đặc Biệt như Mộc Hóa, Tuyên Nhơn, Châu Đốc,… Lúc đó, Bộ Chỉ Huy Lực Lượng Đặc Biệt tại Vùng 4 Chiến Thuật được đặt tại Cần Thơ có danh xưng là C4. Bộ chỉ huy này điều động tất cả những toán Lực Lượng Đặc Biệt từ Mỹ Tho, Long An ra đến Phú Quốc, gồm có những toán B32 đóng quân ở Mộc Hóa, Kiến Tường và B34 ở Châu Đốc,… Mỗi Toán B chỉ huy từ ba đến bốn trại thuộc Toán A. Mỗi Toán A chỉ huy một trại, bên cạch có một Toán A của Mỹ.
Những trại này tuyển mộ dân địa phương với nhu cầu quân số của mỗi trại gồm có ba đại đội và hai trung đội thám sát. Tổng cộng có khoảng 500 quân nhân do Toán A của Lực Lượng Đặc Biệt Việt Nam Cộng Hòa chỉ huy và một Toán A của Lực Lượng Đặc Biệt Hoa Kỳ cố vấn để lo về tiếp liệu và phát lương cho lính địa phương được tuyển chọn. Những quân nhân địa phương này còn được gọi là “Dân Sự Chiến Đấu,” mà ngày xưa người dân thường gọi họ là “Lính Biệt Kích Mỹ.”
Trong thời gian hoạt động tại Vùng 4, có lúc, Phạm Châu Tài về hành quân tại vùng Long Cốt, Quận Tuyên Bình, vì tại đây có một khu trù mật của chính phủ Việt Nam Cộng Hòa sắp thành lập một trại của Lực Lượng Đặc Biệt tại Bình Thạnh Thôn. Lúc mới vào khu này thì chưa thành lập trại, các quân nhân “Dân Sự Chiến Đấu” chỉ đóng chốt rải rác để thăm dò tình hình và đánh phá những hoạt động của địch. Sau đó, trại Bình Thạnh Thôn của Lực Lượng Đặc Biệt được thành lập.
Có thời gian Phạm Châu Tài về phụ tá chỉ huy trưởng của Toán B32, và đã lập được nhiều chiến công từ chiến trường dọc theo biên giới Miên-Việt. Sau đó, ông cũng đã tham dự cuộc hành quân ở Tuyên Nhơn, An Giang với tính cách là một sĩ quan phụ tá trưởng trại.
Theo Phạm Châu Tài kể, dọc theo biên giới Miên-Việt tại Châu Đốc, quân KKK (Đảng Khăn Trắng) của quân Khmer bị Lực Lượng Đặc Biệt đánh dồn dập. Chịu không nổi với sức tấn công của quân đội VNCH nên mới ra đầu thú gồm 660 quân. Phạm Châu Tài là sĩ quan đến tiếp thu đám tàn quân của “Đảng Khăn Trắng” tại Châu Đốc. Sau đó, Mỹ mới cho đoàn quân này được vào lính đánh thuê do Mỹ trả lương, và đóng quân dọc theo biên giới của Châu Đốc và Cambodia.
Sau đó, Phạm Châu Tài được lệnh ra Phú Quốc và cũng là một sĩ quan đầu tiên của binh chủng Lực Lượng Đặc Biệt tại Phú Quốc đi cùng với một đại úy Mỹ.
Cũng nhờ sự kiện tiếp thu được 660 quân của “Đảng Khăn Trắng” cùng với nhiều chiến công của ông, nên bộ chỉ huy của C4 Cần Thơ mới đề bạt cho Phạm Châu Tài và một sĩ quan nữa thuộc C4 được du học tại Hoa Kỳ.
Ông kể: “Năm 1966, trong Binh Chủng Lực Lượng Đặc Biệt chỉ có 12 sĩ quan được tuyển chọn về Trường Sinh Ngữ Quân Đội để học Anh Ngữ trước khi sang du học tại Hoa Kỳ. Sau khi học xong Anh Ngữ, họ chỉ lấy có ba người được trúng tuyển qua cuộc thi về trình độ Anh Ngữ và khả năng. Tôi là một trong ba người được chọn sang Hoa Kỳ để du học hai khóa. Khóa thứ nhất là về tác chiến của Lực Lượng Đặc Biệt. Khóa thứ hai là về Căn Bản Bộ Binh.”
Sau sáu tháng du học tại Hoa Kỳ, ông về nước được đưa vào Trung Tâm Huấn Luyện Lực Lượng Đặc Biệt ở Cam Ranh để huấn luyện lại cho các khóa sinh những gì mình đã học tại Hoa Kỳ. Ông làm huấn luyện viên được năm tháng thì xin ra tác chiến, và được về phục vụ tại Quân Khu 3 tại Biên Hòa thuộc bộ chỉ huy C3 của Lực Lượng Đặc Biệt, Trung Tá Phạm Duy Tất là chỉ huy trưởng (cựu Chuẩn Tướng Phạm Duy Tất, chỉ huy trưởng Biệt Động Quân Quân Khu 2, Vùng 2 Chiến Thuật, vừa qua đời lúc 10 giờ 51 phút sáng Thứ Tư, 11 Tháng Mười Hai, 2019, tại bệnh viện Inova Fairfax Hospital, Falls Church, Virginia, hưởng thọ 85 tuổi). Tại đây có rất nhiều toán B như B15, B16, B17…, nằm dọc theo biên giới có các trại như Thiện Ngôn, Cà Tum, Bến Sỏi, Trảng Sụp, Đức Hòa, Đức Huệ…, và ông vẫn là sĩ quan phụ tá của trưởng trại của nhiều trại ở đây.
Sau đó, ông được về làm trưởng trại của trại Trảng Sụp, cấp bậc trung úy. Mỗi trại có trách nhiệm hành quân trong vòng đai 15 cây số, thuộc vòng yểm trợ của Pháo Binh Diện Địa của tỉnh hay quận.
Hổ Xám kể tiếp: “Có lúc ở bộ chỉ huy B16 tổ chức những cuộc hành quân liên trại, gồm có nhiều trại tổng hợp để cùng hành quân gần biên giới, với mục đích truy kích những ổ đóng quân của Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam tại Lò Gò, Cần Tăng, Sa Mắc,… Những cuộc hành quân đột ngột ngay biên giới này, các toán Lực Lượng Đặc Biệt chỉ đánh đột xuất để tiêu diệt địch trong vài giờ rồi rút quân về trại ngay.
Sau đó, sự kiện chiến trường bùng nổ vào Tết Mậu Thân 1968 đã diễn ra trên toàn lãnh thổ miền Nam!
Biệt Cách Dù tiêu diệt địch
Trong trận Mậu Thân, Tiểu Đoàn 91 Biệt Cách Dù của Lực Lượng Đặc Biệt bị thiệt hại nặng tại Nha Trang, tiểu đoàn trưởng tử trận, đại đội trưởng và nhiều binh sĩ cũng hy sinh và bị thương nặng. Sau đó, Phạm Châu Tài được Thiếu Tướng Đoàn Văn Quảng, đang nhiệm Tư Lệnh Biệt Cách Dù, ra lệnh “Hổ Xám” về trình diện Bộ Tư Lệnh Lực Lượng Đặc Biệt tại Nha Trang.
Đầu năm 1969, Trung Úy Phạm Châu Tài đảm trách chức vụ Đại Đội Trưởng Đại Đội 3, Tiểu Đoàn 81 Biệt Cách Dù. Tiểu đoàn này gồm sáu đại đội chớ không phải bốn đại đội như những tiểu đoàn khác, vì nhiệm vụ của sáu đại đội này thay phiên nhau đi hành quân khắp bốn vùng chiến thuật còn hai đại đội ở lại giữ hậu cứ của tiểu đoàn.
Lúc đó, Binh Chủng Lực Lượng Đặc Biệt có hai đơn vị thiện chiến nhất và lưu động, đó là Tiểu Đoàn 81 Biệt Cách Dù và Trung Tâm Hành Quân Delta. Hai đơn vị này nếu quân khu nào yêu cầu Bộ Tổng Tham Mưu cho phép đến đánh mục tiêu đặc biệt của Cộng Quân, thì họ sẽ sẵn sàng nhảy vào vòng chiến.
Trung Tâm Hành Quân Delta có những toán đặc biệt chỉ có từ ba đến sáu người trong mỗi chuyến công tác. Họ nhảy vào những nơi có địch đóng quân, quan sát tình hình địch rồi báo cáo về Trung Tâm Hành Quân Delta. Sau đó, Tiểu Đoàn 81 Biệt Cách Dù đưa quân nhảy vào để tiêu diệt địch.
Lúc Trung Tâm Hành Quân Delta và Tiểu Đoàn 81 Biệt Cách Dù đóng tại Phú Bài, Trung Úy Phạm Châu Tài vừa nắm chức vụ đại đội trưởng đại đội 3 của 81 Biệt Cách Dù, thì đại đội này được lệnh nhảy vào Khe Sanh để tiêu diệt đám tàn quân của địch còn một số quân đóng tại đó. Vì trước đó, Cộng Sản chiếm Khe Sanh là một vùng rất lớn, gồm có những vùng như A Sao, A Lưới… Quân Bắc Việt chiếm nơi này làm căn cứ hành quân để tiến quân đánh vào thành phố Huế vào năm Mậu Thân, 1968.
Trong trận Mậu Thân, địch quân bị Quân Lực VNCH đánh bật ra khỏi thành phố Huế sau 28 ngày chiếm đóng. Cộng Quân rút khỏi thành phố Huế tiến về đóng quân tại Khe Sanh. Sau đó, một số quân Cộng Sản rút khỏi Khe Sanh ra nằm khỏi biên giới, và chỉ để lại một số quân để giữ Khe Sanh.
Đầu năm 1969, địch quân bị Đại Đội 3 của 81 Biệt Cách Nhảy Dù do Trung Úy Phạm Châu Tài chỉ huy đột kích tiêu diệt và bắt sống một số tù binh Cộng Sản đang đóng tại Khe Sanh. Một thời gian sau, ông được thắng cấp đại úy.
Trong cuộc hành quân cuối cùng của Delta, Đại Đội 3 của 81 Biệt Cách Nhảy Dù do Đại Úy Phạm Châu Tài chỉ huy được lệnh nhảy qua Hạ Lào, nơi con sông Tchépone, bên Lào, cách biên giới Lào-Việt 5 cây số.
Lúc bấy giờ, Đệ Nhất Không Kỵ của Hoa Kỳ vẫn còn hoạt động. Satellite của không Quân Hoa Kỳ phát hiện con đường 616 là con đường rẽ từ đường mòn Hồ Chí Minh bên Lào sang Việt Nam để địch quân chuyển quân xâm nhập vào vùng Khe Sanh, Lao Bảo. Trên xứ Lào cách biên giới Việt Nam 5 cây số, con đường 616 nằm giữa hai ngọn đồi, và trên hai đỉnh đồi này Cộng Sản Bắc Việt đã đặt hai khẩu đại liên phòng không để yểm trợ cho con đường 616. Nhiệm vụ chính của hai khẩu phòng không này là để chống máy bay của Hoa Kỳ và Việt Nam Cộng Hòa đến đánh phá con đường này.
Đơn vị của “Hổ Xám” được lệnh hành quân trong ba mục tiêu là xâm nhập hai ngọn đồi này để tiêu diệt hai khẩu phòng không của địch và mục tiêu thứ ba là đánh phá đường xâm nhập của Cộng Quân đang tiến vào Việt Nam. Đây cũng là cuộc hành quân cuối cùng của Lực Lượng Đặc Biệt VNCH và Hoa Kỳ.
(Lâm Hoài Thạch)