ĐỀ NGHỊ CHẾ TÀI 16 QUAN CHỨC VIỆT NAM VÌ ĐÀN ÁP TÔN GIÁO MỘT CÁCH NGHIÊM TRỌNG (BPSOS)

Facebooktwitterredditpinterestlinkedinmail
  • Khai dụng biện pháp chế tài của Hoa Kỳ đã có nhưng chưa sử dụng trên 20 năm
Ts. Nguyễn Đình Thắng
Ngày 21 tháng 6, 2020
Từ đầu năm đến giờ BPSOS đã đề nghị Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ đưa 9 quan chức Việt Nam vào danh sách cấm nhập cảnh chiếu theo Luật Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế (International Religious Freedom Act, IRFA), được ban hành cuối năm 1998.
“Cách đây 20 năm chúng tôi từng đưa một danh sách của quan chức Việt Nam kèm với đề nghị áp dụng biện pháp chế tài này, nhưng Bộ Ngoại Giao dưới Hành Pháp của Tổng Thống Bill Clinton cho biết không có ý định áp dụng biện pháp chế tài mà Quốc Hội đã cấp cho họ,” Ts. Nguyễn Đình Thắng, Tổng Giám Đốc kiêm Chủ Tịch BPSOS, cho biết.
Tình trạng này thay đổi hồi năm ngoái khi Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, dưới Hành Pháp của Tổng Thống Donald Trump, quyết định sử dụng biện pháp chế tài đã có từ lâu nhưng hầu như không được sử dụng này để đối phó với tình trạng đàn áp tôn giáo trên thế giới.
Biện pháp này cấm nhập cảnh Hoa Kỳ đối với những quan chức đứng sau các hành vi đàn áp tôn giáo, và áp dụng cả cho vợ, chồng, con của họ; nếu những người này đang ở Hoa Kỳ thì bị trục xuất.
Theo Ts. Thắng, người ta thường chỉ biết đến biện pháp chỉ định Quốc Gia Phải Quan Tâm Đặc Biệt (Country of Particular Concern, CPC) trong Luật IRFA mà ít để ý đến biện pháp chế tài cá nhân các quan chức.
“Tháng 2 vừa qua, chúng tôi đã có một số buổi họp với Bộ Ngoại Giao về chế tài cá nhân các giới chức Việt Nam ở những vùng xảy ra sự đàn áp tôn giáo tràn lan và nghiêm trọng,” Ts. Thắng nói. “Giới chức Bộ Ngoại Giao cho biết họ muốn có thông tin về các quan chức này.”
Theo Ts. Thắng, đầu tháng 3 BPSOS đã gửi cho họ hồ sơ của các giám đốc và phó giám đốc công an Tỉnh Gia Lai và Tỉnh Đắk Lắk, là 2 nơi có chính sách đàn áp khốc liệt người Tây Nguyên theo Đạo Tin Lành trong những năm qua.
“Chúng tôi hoan nghênh việc Toà Đại Sứ Hoa Kỳ tuần rồi đã cử nhân viên đặc trách nhân quyền đến thị sát tình trạng của người Tây Nguyên ở 2 tỉnh này và tin rằng họ có  
thể phối kiểm độc lập những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp”, Ts. Thắng cho biết.
Tháng 4, BPSOS nộp thêm cho Bộ Ngoại Giao hồ sơ gồm giám đốc và phó giám đốc công an tỉnh Kontum, là nơi cu~ng đang xảy ra tình trạng đàn áp người Tây Nguyên theo Đạo Tin lành. Tháng 5, BPSOS tiếp tục nộp hồ sơ, đề nghị chế tài giám đốc công an và trưởng viện kiểm sát Tỉnh Nghệ An, 2 người chống lưng hoặc bao che cho các hội cờ đỏ tấn công các linh mục và giáo xứ Công Giáo, kể cả bỏ tù một số giáo dân, vì họ tranh đấu đòi công lý đối với nhà máy gang thép Formosa.
  
Ts. Thắng cho biết BPSOS vẫn tiếp tục lập hồ sơ chế tài theo Luật Magnitsky Toàn Cầu (Global Magnitsky Act, hay GloMag), được ban hành cuối năm 2016. Luật này khác Luật IRFA về đối tượng đối tượng chế tài: Luật GloMag áp dụng cho mọi vi phạm nghiêm trọng về nhân quyền (thay vì chỉ tập trung vào vi phạm quyền tự do tôn giáo như IRFA) và những trường hợp tham nhu~ng lớn. Về hình thức chế tài thì Luật GloMag cấm nhập cảnh đối với đương sự (nhưng không áp dụng cho thân nhân trực hệ như IRFA) và, cùng lúc, đóng băng tài sản của họ ở Hoa Kỳ, nếu có.
Theo Ts. Thắng, BPSOS chủ trương áp dụng biện pháp chế tài của Luật IRFA đối với các quan chức cấp tỉnh trở xuống vì những người này ít khi có tài sản ở Hoa Kỳ, nhưng rất có thể gửi con cái đi du học ở Hoa Kỳ và đôi lúc đến Hoa Kỳ du lịch hoặc thăm con cái du học.
Còn biện pháp chế tài theo Luật GloMag thì áp dụng cho các quan chức cấp trung ương và ở những tỉnh và thành phố lớn, vì họ có thể dính líu đến các vụ cưỡng chiếm đất đai và được “hậu đãi” bằng tiền bôi trơn của doanh nghiệp. Đến nay, BPSOS đã lập 8 bộ hồ sơ để đề nghị chế tài theo Luật GloMag.
“Hiện nay, chúng tôi đang hoàn tất bộ hồ sơ thứ 9, nhắm vào 7 quan chức của Tỉnh Phú Yên”, Ts. Thắng nói.
Theo Ông, việc cứu xét hồ sơ chế tài theo Luật Magnitsky Toàn Cầu thường thường lâu lắc vì Bộ Ngân Khố muốn âm thầm truy tìm mọi tài sản nổi và chìm của các thủ phạm vì không muốn họ biết trước và và dời chuyển tài sản sang quốc gia khác. Hiện nay bộ phận chuyên điều tra tài sản ở Bộ Ngân Khố đang thiếu nhân sự một cách trầm trọng.
“Chế tài theo Luật IRFA vì không có khoản đóng băng tài sản nên nhanh hơn; Bộ Ngoại Giao có toàn quyền quyết định việc chế tài,” Ts. Thắng giải thích.
Để hỗ trợ cho các đề nghị chế tài theo Luật IRFA, trong 2 năm qua BPSOS đã nộp khoảng 100 bản báo cáo về các vụ vi phạm tự do tôn giáo cho Bộ Ngoại Giao và Uỷ Hội Hoa Kỳ về Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế (US Commission for International Religous Freedom, USCIRF). Các bản báo cáo này đã đóng góp cho bản phúc trình thường niên của cả 2 cơ quan này mà mới đây nhất là bản phúc trình năm 2020 do USCIRF công bố ngày 28 tháng 4, bản phúc trình đặc biệt về tù nhân lương tâm do USCIRF công bố ngày 9 tháng 6, và bản phúc trình thường niên về tình trạng tự do tôn giáo do Bộ Ngoại Giao công bố ngày 10 tháng 6.
Theo Ts. Thắng, các báo cáo dồn dập với nội dung tương đồng này cho thấy chính quyền Hoa Kỳ đang quan tâm đặc biệt đến tình trạng đàn áp tôn giáo nghiêm trọng đang diễn ra ở Việt Nam mặc dù chính quyền Việt Nam tìm cách che mắt quốc tế qua các hình thức đàn áp tinh vi hơn trước đây.
“Chúng tôi cu~ng đã chuyển gần 100 hồ sơ cho USCIRF để đưa vào danh sách các nạn nhân của sự đàn áp tôn giáo ở Việt Nam”, Ts. Thắng cho biết.
Tháng 9 năm 2019, USCIRF bắt đầu thiết kế danh sách này theo đòi hỏi của Quốc Hội. Quốc Hội muốn dùng danh sách này như một thước đo về tình trạng đàn áp tôn giáo ở một số quốc gia bị xem là vi phạm quyền tự do tôn giáo nghiêm trọng nhất trên thế giới, trong đó có Việt Nam.
BPSOS tiếp tục thu thập thông tin về các nạn nhân của sự đàn áp tôn giáo để chuyển vào danh sách của USCIRF, và kêu gọi những ai có thông tin thì xin cung cấp tại đây: https://docs.google.com/forms/d/e/1FAIpQLSfaeekfQ4jabPyErFRv6jGWVXOI48yGJnjd84JdmTQ3wpkv-w/viewform
Thông tin liên quan:
Các hồ sơ đề nghị chế tài theo Luật IRFA:
Các hồ sơ đề nghị chế tài theo Luật Magnitsky Toàn Cầu, xem tại đây: https://dvov.org/luat-magnitsky-toan-cau/
Danh sách các nạn nhân đàn áp tôn giáo được thiết lập bởi USCIRF: https://www.uscirf.gov/victims-list/