CÁI CHẾT CỦA MỘT CHIẾN TƯỚNG

Facebooktwitterredditpinterestlinkedinmail

Ngày 23 tháng Hai, giỗ Cố Đại Tướng Đỗ Cao Trí. Cố Đại Tướng tử nạn vì công vụ đã đúng 50 năm, 23 tháng Hai 1971. Ngày 23 tháng Hai năm 1971, ông bị tử nạn phi cơ trực thăng tại Trảng Lớn, phía bắc Tây Ninh trong khi đang bay thị sát chiến trường trong cuộc hành quân Toàn thắng 1/71. Chiếc trực thăng UH-1 phát nổ và bốc cháy sau khi cất cánh từ Trung tâm Hành quân của Quân đoàn III tại Tây Ninh được 10 phút. Ông tử nạn tại chỗ, hưởng dương 42 tuổi. Tử nạn cùng với ông còn có phóng viên chiến trường người Pháp François Sully, viết cho báo New York Times khi đang thị sát chiến trường Campuchia.
 
Cái Chết của một Chiến Tướng
 

Quan ngại bởi bước tiến chậm chạp xâm nhập vào Hạ Lào, Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu lấy một quyết định nan giải đầu tuần trước. Ông phải đặt để một người chỉ huy mới. Vào 7 giờ sáng, ông triệu Trung Tướng Đỗ Cao Trí, 41 tuổi, một quân nhân mang nhiều huy chương nhất và danh tiếng nhất nước, đến dinh tổng thống tại Sài Gòn. Và ông ủy thác cho Tướng Trí công việc này. Hai người thảo luận ngắn ngủi thể thức và lúc nào Tướng Trí sẽ nắm quyền chỉ huy Lam Sơn 719 thay tư lệnh Quân Đoàn I Trung Tướng Hoàng Xuân Lãm. Sau buổi đàm thoại, Tướng Trí đáp trực thăng đi thị sát quân lính của ông đang hành quân vượt biên trong một cuộc săn đuổi địch quân ngay tại các mật khu nằm trong vùng đông nam Căm Bốt. Không đầy 2 tiếng rưỡi sau, xác Tướng Đỗ Cao Trí được lôi ra khỏi thân xác tan tành của trực thăng trong tỉnh lỵ Tây Ninh. 

 
Cả thảy mười người tử nạn trong chuyến bay, gồm có một vài cộng sự viên của Tướng Trí và phóng viên Newsweek François Sully. Theo lời thuật chính thức của phát ngôn nhân chính phủ, một bộ phận trực thăng bị hư hỏng khiến cho máy bay bị phát nổ trong khi đang bay cao 100 feet. Lẽ đương nhiên là lời đồn đãi thì đưa ra một giả thuyết khác: Tướng Trí là nạn nhân của một cuộc âm mưu tinh vi – theo thói thông thường và là một lời giải thích không chính xác cho bất cứ biến cố nào xảy ra tại Nam Việt Nam. Theo lập luận này, ông bị bắn hạ bởi các kẻ thù cá nhân hay chính trị. Các sĩ quan tình báo Mỹ nghi là trực thăng Tướng Trí bị hỏa lự̣c súng phòng không ̣địch bắn hạ; giới chức chính quyền tung tin trục trặc máy móc để ngăn ngừa địch lấy công là đã hạ thủ được một trong những anh hùng tài ba nhất của Nam Việt Nam. 
 
Tướng Trí thường được đánh giá là chiến tướng cừ khôi nhất của QLVNCH, và các thành tích dũng cảm của ông đã được thần thoại hóa. Trong chiến dịch vượt biên Căm Bốt trong tháng 5 vừa qua, Tướng Trí thường đáp trực thăng xuống đất để nắm lấy quyền chỉ huy một đơn vị đang lâm nguy. Một lần nọ, sau khi người đứng cạnh ông bị mảnh pháo kích đốn hạ, Tướng Trí can trường nhảy lên một thiết vận xa và thôi thúc chiến xa tiến thẳng vào nơi phát xuất hỏa lực, “Tiến tới, tiến tới!” 
Inline image

Y phục chiến trường thông thường của Tướng Trí là một bộ đồ ngụy trang cây lá rừng, một chiếc mũ baseball với ba ngôi sao và một cây gậy, mà ông nói bông đùa luôn cầm trên tay để “phát đít Việt Cộng.” Ông say sưa với địa vị nổi bật và đơn sơ đủ để nhìn nhận điều đó. “Tôi thích trở nên một anh hùng,” ông nói một cách thật là thẳng thừng trong cuộc xâm chiếm Căm Bốt năm ngoái. Điều ít biết đến hơn là sự kiện “Tướng Patton của Vùng Mỏ Vẹt”, danh xưng được gán cho ông, cũng còn là một nhân vật hành chánh khôn khéo chỉ huy ba trong bốn vùng chiến thuật và có lúc được nhắm bổ nhiệm cho vùng chiến thuật thứ bốn. Ông hỗ trợ Việt Nam hóa chiến tranh lâu trước khi điều này trở thành quốc sách. 
 
Sinh trưởng trong một gia đình điền chủ giàu có trong tỉnh Tây Ninh, Tướng Trí bay trực thăng hằng ngày giữa chiến trường và ngôi biệt thự sang trọng của ông, gồm có một hồ bơi, bên cạnh một con sông tại Biên Hòa. Tại đây, Tướng Trí ham thích đóng vai trò chủ khách, nhậu nhẹt và chuyện vãn tán gẫu. Ông cũng còn làm chủ một vườn thú gồm vịt, ngỗng, chim bồ câu, một con nai, một con bò và một con heo chạy quanh trong vườn. Tướng Trí chăm lo vợ và sáu người con; ông dạy kinh tế cho mấy đứa nhỏ bằng cách dùng tiền túi của chúng để mua thực phẩm cho heo, rồi chia phần lời với chúng khi bán được con heo. Nhưng lối sống của ông quá xa xỉ khiến cho người đời luôn nghi ngờ ông tham nhũng, và năm 1965, trong một vụ chính phủ điều tra tài sản ông, ông toan tính quyên sinh. Một trong số người bảo lãnh cho cuộc điều tra là Phó Tổng Thống Nguyễn Cao Kỳ, lúc đó cầm đầu Không Quân. Hai người trở nên thù địch không độ̣i trời chung, và tuy là họ thường thấy mặt nhau tại các công vụ sau khi Tướng Trí trở lại nắm quyền chỉ huy quân sự năm 1967, họ không bao giờ bắt tay nhau. 
 
Tướng Trí thường nói ông sung sướng nhất khi ông ở cạnh bên các chiến binh của ông ngoài mặt trận. Tuần qua, trong khi một quân nhân cầm trên tay một bó hoa hồng với một dải ruy băng có ghi hàng chữ VÔ CÙNG THƯƠNG TIẾC, quan tài Tướng Trí được hạ huyệt tại nghĩa trang quân đội Biên Hòa. Y phục, mũ, găng tay, cây kiếm và cây gậy của ông được cài đặt trên mặt quan tài. 
–Time Magazine  (*)
Monday, Mar 08, 1971
================
Inline image

Trung tướng Đỗ Cao Trí, 1970. 15.5.1970. Dù là cấp tướng nhưng ông vẫn còn đeo thẻ bài. 15 May 1970, Tây Ninh, South Vietnam — Tây Ninh, South Vietnam: Lt. Gen. Đỗ Cao Trí while on an inspection tour of a Vietnamese refugee center for civilians brought out of Cambodia. — Image by © Bettmann/CORBIS
================
Inline image

(*) The World: The Death of a Fighting General
Monday, Mar. 08, 1971 
TROUBLED by the slow pace of ARVN’s thrust into Laos, South Viet Nam’s President Nguyen Van Thieu made a painful decision early last week. He would have to put a new man in charge. At 7 one morning, he summoned Lieut. General Do Cao Tri, 41, his nation’s most decorated and best-known soldier, to the presidential palace in Saigon. Then he told Tri that the job was his. The two men briefly discussed precisely how and when Tri would take over command of Lam Son 719 from I Corps commander Lieut. General Hoang Xuan Lam