Thánh lễ cầu nguyện cho GS Gioan Phaolô Vũ Quốc Thúc
Nội dung Bài Phát Biểu về GS Vũ quốc Thúc, nhân dịp Gia Đình Luật Khoa Bắc CA tổ chức Thánh Lễ cho Ông vào ngày 8 tháng 1, 22 tại Nhà thờ Our Lady of Refuge, San Jose, CA.
Nguyễn văn Canh
********************
Thưa qúi Linh Mục chủ lễ,
Thưa quí các quan khách và các anh chị:
Tôi đại diện cho các Giáo sư Luật Khoa Việt nam, đặc biệt các giáo sư trường Đại Học Luật Sàigon, đến tham dự buổi thánh lễ này để cầu nguyện Thiên Chúa ban hồng ân cho linh hồn Vũ quốc Thúc được đón nhận nơi Thiên đàng, ở nơi đó GS Thúc được an nghỉ và không còn vương vấn bụi bậm nơi trần thế.
Thưa các quí vị.
Nhân dịp này, tôi muốn ngỏ đôi lời về GS Vũ quốc Thúc để vinh danh Ông, một con người đã hiến dâng trọn đời cho dân tộc. Công lao của ông rất to lớn.
1..Đào tạo một đội ngũ chuyên viên để đáp ứng với tình thế nước Việt chuyển mình từ chế độ cai trị của thực dân Pháp sang nền dân chủ pháp trị. GS Thúc là người tiên phong , cùng với một số ít vị khác đã thành công thực hiện công tác khởi đầu quan trọng này. Nhiều thế hệ chuyên viên tiếp theo ra đời từ 1950 cho đến 1975. Người ta thấy họ có mặt khắp nơi trong các cơ quan thuộc Hành pháp, Lập pháp, Tư Pháp… Ở đây tôi nhấn mạnh đến hệ thống toà án cùng với một luật sư đoàn hùng hậu hoạt động bên cạnh. Những người này góp phần vào việc bảo vệ, phát huy nền dân chủ pháp trị còn non trẻ, mới sinh ra đời của VNCH. Họ chứng tỏ là những người có đủ kiến thức chuyên môn, tài giỏi để giúp cho chế độ pháp trị được nghiêm minh, điều hành hữu hiệu. Dưới thời VNCH, liệu có ai có thể giúp tôi tìm thấy tình trạng như công ty Việt Ái với ‘sản phẩm thử nghiệm Cúm Vũ Hán’ đang xảy ra khắp trên 62 tỉnh thành của Việt Nam hiện nay? Và có ai khám phá một trường hợp nào như khi một đồn Cảnh sát của VNCH mời một công dân đến “ làm việc” vào buổi chiều hôm trước, thì ngày hôm sau gia đình nạn nhân nhận được giấy gọi gia đình đến lấy xác về? Cho đến nay, đã có hơn 200 vụ như vậy.
Tôi nêu ra 2 câu hỏi này là muốn chứng minh rằng tình trạng vô luật pháp hiện nay của Việt cộng đã lên tới đỉnh điểm, và dưới thời VNCH, tình trạng ấy không bao giờ được phép xảy ra. An toàn pháp lý được bảo đảm cho mọi công dân. Như thế người ta mới hiểu chân giá trị chế độ pháp trị của VNCH và tính cách “ưu việt” của nó. Và câu hỏi ai là những người có trách nhiệm duy trì chế độ pháp trị như vậy. Đó là đội ngũ các chuyên viên được những vị như GS Vũ quốc Thúc, Vũ văn Mẫu, Nguyễn cao Hách, Vũ quốc Thông v.v. đào tạo ra.
Đó là các đóng góp vô giá.
- Một viễn kiến lớn lao khác của GS Thúc đáng được ghi nhận. Kế họach kinh tế Hậu chiến Stanley- Vũ quốc Thúc.
Chiến tranh xâm lược Miền Nam do Liên Sô và Tàu cộng chủ động dù mới bắt đầu năm 1960. Người ta tiên đoán, cuộc chiến tranh này cũng sẽ kết thúc. Từ năm 1961, người ta đã chuẩn bị công cuộc TÁI THIẾT. Cuộc chiến tranh này là cuộc chiến “khuynh đảo” do tay sai ngoại bang thực hiện. Công tác chính yếu của cuộc chiến là Phá Huỷ toàn diện: tiêu diệt nhân sự, hạ tầng cở sở v.v. GS Thúc và GS Stanley của Đại học Stanford chỉ đạo Dự Án này.
GS Stanley là người có tiếng, nhưng là người ngoại quốc. Vai trò của ông chính yếu là yểm trợ. Quan niệm, sách lược là do GS Thúc phác hoạ. Những người thi hành là toán chuyên viên tốt nghiệp tại trường Luật Saigon, mà người chỉ huy là GS Kinh tế Mai văn Lễ.
Một bản kiểm kê đầy đủ, công phu những gì VN có, bắt đầu xây dựng từ đâu, để từ đó phác hoạ những gì cần phải làm sau khi chiến tranh chấm dứt , và từ đó chuẩn bị cho các dự án phát triển tương lai để Việt nam trở thành một đại cường. Có lần, trả lời một câu hỏi của tôi về chuyển giao các kỹ thuật tân tiến trong kế họach phát triển kỹ thuật đại qui mô, mà không vi phạm sáng quyền, GS Thúc trả lời: “Chìa Khoá Trao Tay.” Tôi rất thích ý tưởng này.
- GS Thúc có cái dũng của người trí thức.
Ông tới Pháp năm 1978 và được mời dạy ở Đại Học Paris, như Thủ Tướng Barre hứa. It lâu sau trong một thư gửi cho tôi, Ông nói rằng tôi dạy môn “Phát Triển Kinh Tế”. Ông phải vật lộn dữ dội vì các lý thuyết đã thay đổi nhiều. “Tôi đã già, nên có khó khăn phải cập nhật hoá kiến thức để thích ứng với tình thế mới.” Trong khi đó, Ông tích cực vận động cho một Việt nam tự do, dân chủ, dù trước khi rời Việt nam, Mai chí Thọ đòi ông phải nói lên tiếng nói có lợi cho chế độ Hà nội.
-Hà nội cũng cho một kinh tế gia sang Paris, nhờ người giúp để được gặp. Mục đích được viện dẫn là tìm hiểu về kế họach Stanley- Vũ quốc Thúc. Giáo sư Thúc nói với tôi rằng “đó là cái cớ để gặp tôi. Tài liệu đó có sẵn ở mọi nơi, và rõ ràng, có gì mà phải hỏi. Cuối cùng là họ mời tôi hợp tác. Tôi từ chối.”
-Lần khác, Ông kể với tôi rằng một bà Luật sư có tiếng thời trước 1975 ở Miền nam và sau khi VC chiếm Sài gòn, không được hành nghề, nên mở tiệm ăn tại văn phòng cũ. Bà được Hà nội phái sang Paris, có đến thăm ông và cuối cùng cũng lại mời ông hợp tác với họ.
-GS Thúc cũng kể đến VC làm áp lực với GS Vũ quốc Thông, “đòi tôi phải chấm dứt hoạt động chống đối họ.”
Ông nói tôi thấy rất bực bội về vấn đề này. Tuy nhiên, một bên là nợ nước và một bên là tình nhà. “Tôi đau lòng (1) phải lựa chọn: nợ Nước phải trả.”
Đó là kỹ thuật Leninist được áp dụng trong nhiều trường hợp để khống chế các người chống đối.
O
O O
Tóm lại, GS Thúc có cái dũng của một kẻ sĩ đúng theo tinh thần truyền thống của dân tộc Việt vì không bị lôi cuốn bởi lợi lộc và cũng không bị khuất phục bởi bạo quyền.
Thật là đáng quí.
————–
(1) Để cho GS Thúc an tâm, tôi có nói với GS Thúc các chi tiết về viêc vận động cho GS Vũ quốc Thông. Trước đó khá lâu, tôi có nhận được hình chụp “ một y tá đang thay ống chuyển nước thải từ túi mật ra ngoài cho GS Thông. Hình này được chị Mỵ Khanh, ái nữ của GS Thông lúc đó cư ngụ tại Olympia, Washington gửi cho. Với hình này, tôi viết thư yêu cầu American Bar Association (ABA) làm áp lực với VC cho GS Thông sang Mỹ chữa bệnh. ABA cử một hội viên ở San Jose, tên là LS Burns đế gặp tôi để thu thập thêm dữ kiện. Tôi khuyến cáo là ABA trực tiếp nêu vấn đề với lãnh đạo VC, và đồng thời áp lực với Bộ Ngoại Giao nữa. Mặt khác, BS Leonard Sagan, của Stanford, một chuyên gia có tiếng trên thê giới về Health Care, vận động y giới Ấn Độ ( thân VC) và Canada (có cảm tình với VC) lên tiếng về đòi hỏi này. Chưa hết, Bà Sagan còn nhờ Joan Baez mang tay 3 hồ sơ ( GS Thông, Thẩm Phán Tối Cao PV, Mai văn An và Nguyễn chí Thiện) sang Pháp nhân dịp thăm Phu Nhân TT Pháp Mitterand, yếu cầu giúp đỡ. Như vậy trường hợp GS Thông được nhiều thế lực quốc tế quan tâm đặc biệt, VC không thể tránh né. được.
Bài Phát Biểu ngắn gọn đọc trong buổi lễ.
Thưa qúi Linh Mục chủ lễ,
Thưa quí các quan khách và các anh chị:
Tôi đại diện cho các Giáo sư Luật Khoa Việt nam, đặc biệt các giáo sư trường Đại Học Luật Sàigon, đến tham dự buổi thánh lễ này để cầu nguyện Thiên Chúa ban hồng ân cho linh hồn Vũ quốc Thúc được đón nhận nơi Thiên đàng, ở nơi đó GS Thúc được an nghỉ và không còn vương vấn bụi bậm nơi trần thế.
Thưa các quí vị.
Nhân dịp này, tôi muốn ngỏ đôi lời về GS Vũ quốc Thúc để vinh danh Ông, một con người đã hiến dâng trọn đời cho dân tộc. Công lao của ông rất to lớn.
- Đào tạo một đội ngũ chuyên viên để đáp ứng với tình thế nước Việt chuyển mình từ chế độ cai trị của thực dân Pháp sang nền dân chủ pháp trị. GS Thúc là người tiên phong , cùng với một số ít vị khác đã thành công thực hiện công tác khởi đầu quan trọng này. Nhiều thế hệ chuyên viên tiếp theo ra đời từ 1950 cho đến 1975. Người ta thấy họ có mặt khắp nơi trong các cơ quan thuộc Hành pháp, Lập pháp, Tư Pháp… Ở đây tôi nhấn mạnh đến hệ thống toà án cùng với một luật sư đoàn hùng hậu hoạt động bên cạnh. Những người này góp phần vào việc bảo vệ, phát huy nền dân chủ pháp trị còn non trẻ, mới sinh ra đời của VNCH. Họ chứng tỏ là những người có đủ kiến thức chuyên môn, tài giỏi để giúp cho chế độ pháp trị được nghiêm minh, điều hành hữu hiệu, với đầy đủ an toàn pháp lý cho công dân.
- Một viễn kiến lớn lao khác của GS Thúc đáng được ghi nhận. Kế họach kinh tế Hậu chiến Stanley- Vũ quốc Thúc.
Chiến tranh xâm lược Miền Nam do Liên Sô và Tàu cộng chủ động dù mới bắt đầu năm 1960. Người ta tiên đoán, cuộc chiến tranh này cũng sẽ kết thúc. Từ năm 1961, người ta đã chuẩn bị công cuộc TÁI THIẾT. Cuộc chiến tranh này là cuộc chiến “khuynh đảo” do tay sai ngoại bang thực hiện. Công tác chính yếu của cuộc chiến là Phá Huỷ toàn diện: tiêu diệt nhân sự, cũng như các hạ tầng cở sở v.v. GS Thúc và GS Stanley của Đại học Stanford chỉ đạo Dự Án này.
GS Stanley là người có tiếng, nhưng là người ngoại quốc. Vai trò của ông chính yếu là yểm trợ. Quan niệm, sách lược là do GS Thúc phác hoạ. Những người thi hành là toán chuyên viên tốt nghiệp tại trường Luật Saigon, mà người chỉ huy là GS Kinh tế Mai văn Lễ.
Một bản kiểm kê đầy đủ, công phu những gì VN có, bắt đầu xây dựng từ đâu, để từ đó phác hoạ những gì cần phải làm sau khi chiến tranh chấm dứt , và từ đó chuẩn bị cho các dự án phát triển tương lai để Việt nam trở thành một đại cường. Có lần, trả lời một câu hỏi của tôi về chuyển giao các kỹ thuật tân tiến trong kế họach phát triển kỹ thuật đại qui mô, mà không vi phạm sáng quyền, GS Thúc trả lời: “Chìa Khoá Trao Tay.” Tôi rất thích ý tưởng này.
- GS Thúc có cái dũng của người trí thức.
-Ông tới Pháp năm 1978 . Ông tích cực vận động cho một Việt nam tự do, dân chủ. Ông đã bác bỏ mọi đề nghị hợp tác với chế độ Hà nội, gồm cả “bị áp lực” đối với anh của Ông là GS Vũ quốc Thông.
O
O O
Tóm lại, GS Thúc có cái dũng của một kẻ sĩ đúng theo tinh thần truyền thống của dân tộc Việt vì không bị lôi cuốn bởi lợi lộc và cũng không bị khuất phục bởi bạo quyền.
Thật là đáng quí./.
————–