ANDREW JACKSON (Bông Lau)

Facebooktwitterredditpinterestlinkedinmail

June 24-2020

Tượng Andrew Jackson do người viết chụp ngày 20/06, hai ngày trước khi tượng bị BLM phá hoại

Hình vẽ cậu bé Andrew Jackson khi còn 13 tuổi đã kháng cự lại lính Anh (cầm gươm) vì bị bắt phải đánh giầy.

Ngày thứ Hai vừa qua người biểu tình của phong trào Black Lives Matter (BLM) cột dây toan tính kéo sập tượng Andrew Jackson ở công viên Lafayette Square đối diện Tòa Bạch Ốc. Ông là vị tổng thống thứ bảy của Hoa Kỳ 1829 – 1837. Pho tượng Andrew Jackson đã hiện hữu ở công viên này 167 năm. Rất may cảnh sát xuất hiện kịp thời và giải tán đám đông bạo động.
TT Andrew Jackson được coi là anh hùng dân tộc. Ông xuất thân trong một gia đình có nhiều người tham gia cách mạng giành độc lập từ thuộc địa Anh. Ông là Thiếu tướng Lục Quân có công đánh thắng quân Anh và Tây Ban Nha mở mang bờ cõi về phía Nam và miền Tây Hoa Kỳ.
Người biểu tình BLM buộc tội Andrew Jackson là chủ nhân ông của một số nô lệ da đen và là biểu tượng của “da trắng thượng đẳng” (white supremacy).
Rất tiếc là lịch sử Hoa Kỳ đã trải qua thời kỳ sử dụng nô lệ đen tối như vậy. Nhưng Andrew Jackson không phải là người đi bắt dân Phi Châu đem về Mỹ Châu. Và thời ấy chế độ nô lệ là hợp pháp.
Ngoài ra quan điểm “da trắng thượng đẳng” trong thời gian ấy là một sự hiển nhiên vì di dân từ Âu Châu có nền văn hóa cao hơn và những người như Andrew Jackson thuộc về giai cấp lãnh đạo, thượng lưu trí thức. Ngược lại người nô lệ da đen không được đi học và nền văn minh Phi Châu đi sau Âu Châu. Cứ so sánh về công trình kiến trúc, kỹ thuật, văn chương, phong cách sống của mỗi lục địa là biết liền.
Chế độ nô lệ không những chỉ có ở Hoa Kỳ. Cách đây gần năm ngàn năm Ai Cập có nền văn minh ưu việt nên sử dụng chế độ nô lệ để xây dựng Kim Tự Tháp ở Giza. Đế quốc Khmer ở Cambodia đã sử dụng nô lệ là tù binh Thái và Chàm để xây dựng hệ thống đền đài lớn nhứt thế giới ở thế kỷ 12 là Đế Thiên Đế Thích – Angkor Wat. Hoa Kỳ dùng nô lệ da đen để canh tác và giúp việc trong nhà, và “cu li” Tàu xây dựng đường rầy xe lửa nối liền Đông – Tây Hoa Kỳ.
Người biểu tình BLM gào thét thảm thiết vì cho rằng họ biểu tình “ôn hòa” nhưng vẫn bị cảnh sát nện dùi cui và xịt hơi cay vào mắt.
Xin lỗi phong trào BLM, khi quý vị tròng dây vào cổ một pho tượng vốn là tài sản quốc gia để kéo ngã, hành động đó không còn là ôn hòa nữa. Khi một người cầm bình sơn xịt vẽ bậy lên bức tường không phải của mình thì sẽ bị chủ nhân của bức tường ấy truy tố ra tòa về tội danh phá hoại. Các bạn BLM thử đến nhà tôi xịt sơn lên tường để biết gia chủ sẽ phản ứng hợp pháp như thế nào.
Phong trào BLM nếu muốn triệt hạ các pho tượng làm họ ngứa mắt thì nên hành xử cho văn minh, và phải chiếu theo luật pháp. Họ có thể vận động các nhà lập pháp đệ trình các luật để Quốc Hội Hoa Kỳ hay tiểu bang bỏ phiếu biểu quyết. Còn một nhóm người thiểu số xài luật rừng phá hoại tài sản quốc gia thì cảnh sát nện dùi cui và xịt hơi cay vào mắt là quá nhẹ.
TT Donald Trump muốn có luật bắt bỏ tù 10 năm những ai phá hoại các tượng đài lịch sử quốc gia. Tôi đã từng viết bài chống ông Trump việc dẫn nội các ra nhà thờ St John cầm thánh kinh giơ lên rất nhảm nhí. Nhưng hoàn toàn tán đồng luật 10 năm nằm nhà đá đếm lịch này. Nếu không trừng trị thì lần lượt tất cả các pho tượng ở Hoa Kỳ sẽ bị tiêu diệt. Đó là âm mưu xóa bỏ lịch sử quốc gia của phe cực tả và phong trào BLM chỉ là một con cờ ngu ngốc.
Nhiều công dân Mỹ theo đảng Dân Chủ cũng rất phẫn nộ trước các hành động phạm pháp này. Nhưng các chính khách thuộc đảng Dân Chủ ở Quốc Hội Hoa Kỳ vẫn im lặng và hèn nhát không dám kết án. Bởi vì họ cần phiếu của cộng đồng người Mỹ gốc Phi Châu.
Tham vọng quyền lực để thực hiện các chính sách tả khuynh đã làm họ trở nên bất lương. Nền dân chủ của Hoa Kỳ đã cáo chung khi chính những nhà lập pháp đã không tôn trọng hệ thống pháp quyền quốc gia mà Quốc Hội đã thảo ra.