Một trong những phát minh quan trọng nhất của nhân loại phải kể đến Lịch. Nhờ có lịch, con người mới có thể thu xếp và tổ chức được thời gian cho các hoạt động thường ngày, tôn giáo, xã hội, kinh tế và hành chính. Một điều có lẽ ít người biết, đó là hai bộ lịch thông dụng nhất, Âm Lịch (lịch mặt trăng) và Dương Lịch (lịch mặt trời) đều được phát minh bởi người Ai Cập cổ đại.
Lịch được lập ra năm 753 trước Công Nguyên, từ chu kỳ mặt trăng, nên có nhiều sai lệch so với chu kỳ mặt trời, phải trải qua nhiều sửa đổi mới có được quyển lịch chính xác như ngày nay.
Năm 532, cha đạo Denys le Petit, hiệu chỉnh bản tính ngày lễ Phục Sinh kể từ khi Đấng Christ ra đời, mà ông định ngày 25/12 năm 753 Rome. Năm Rome thứ 754 trở thành năm 1 (không có năm 0). Kiểu tính toán này được nước Pháp dùng kể từ thế kỷ thứ 8. Sau đó người ta nhận thấy rằng Denys đã tính lầm ít nhất 4 năm. Năm 2000 đáng lý ra phải là năm 2005.
Năm 1515 Copernic tham dự cuộc sửa đổi lịch. Năm 1582, Gregory III mời các nhà thiên văn Lilio, Clavius và Chacon thành lập một cuốn lịch mới và nhận thấy rằng theo mặt trời thì César tính trễ mất 10 ngày nên Giáo Hoàng cho nhảy lên 10 ngày cho Rome và các nước Espagne và Portugal: sau ngày 4/10/1582 là ngày 15/10/1582. Nước Pháp theo trễ hơn, tới 9/12/1582 mới đổi, còn Anh Quốc thì đợi đến 2/8 năm 1752 mới thêm 11 ngày (sau ngày 2/9 là 14/9/1752)
Thế kỷ thứ 14, ngày tháng được học ở trường.
Cuối thế kỷ thứ 16 những người có học biết họ hiện đang ở ngày, tháng, năm nào nhờ quyển lịch và từ đó họ có thể ghi lại những biến cố xảy ra. Không có lịch, sẽ không có lịch sử.
Từ thế kỷ thứ 16 đến thế kỷ 19, Âu châu bành trướng, làm cả thế giới biết tới lịch Grégorien: các dân tộc thuộc địa Mỹ châu, Á châu và Phi châu phải dùng lịch của chính quốc và sau khi đuợc độc lập, họ vẫn tiếp tục dùng lịch này.
Khoảng 1550 những quyển lịch ghi lịch sử xuất hiện ở Đức
Thế kỷ thứ 17, lịch được dùng để tổ chức tương lai. Từ năm 1679, Hàn Lâm Viện Khoa Học mỗi năm in môt quyển lịch chính thức và từ đó sẽ in lại trong hầu hết các sách lịch (almanach).
Thế kỷ 19 sổ nhật ký (agenda) và lịch được phổ biến từ từ. Hình thức quyển lịch giống như lịch hiện nay chúng ta dùng: những ngày trong tuần và số ngày trong tháng.
Năm 1834, cha đạo Marc Mastrofini đề nghị ngày cuối năm đó sẽ là “ngày trắng” tức là không tính, để cho mọi ngày khác gom lại đúng 52 tuần lễ (52×7=364 ngày).
Năm 1849, Auguste Compte làm lịch gồm 13 tháng đồng đều, tiếp theo 1 “ngày trắng”. Camille Flammarion, sau khi kêu gọi chống lại lịch gregorien, ông làm một quyển lịch muôn đời gồm 12 tháng có những tam cá nguyệt như nhau (calendrier universel)
Năm 1884 người ta chia ra các múi giờ: trái đất được chia thành 24 múi xẻ dọc từ Bắc xuống Nam với kinh tuyến Greenwich làm chuẩn..Từ năm 1922, Hội các quốc gia thành lập một ủy ban nghiên cứu về sự sửa đổi lịch và kết luận là không thay đổi lịch nữa nhưng phải có một ngày ổn định cho ngày lễ Pâques.
ONU Hội Quốc Liên, thấy rằng lịch gregorien không thích hợp với sinh hoạt kinh tế hiện tại nên có ý định sửa lịch cho thế kỷ 21 (đã rao một kỷ thi tuyển quốc tế)
Lịch La Mã
Lịch thời cổ Roma Numa Pompilius:
Từ lúc đầu, lịch được lập ra từ chu kỳ mặt trăng. Năm 753 trước công nguyên, thời kỳ Roma thành lập, một năm có 10 tháng như sau:
1 Martius 31 ngày 7 Sextilis 29 ngày
2 Aprilis 30 ngày 8 September 29 ngày
3 Maïus 31 ngày 9 October 31 ngày
4 Junius 30 ngày 10 November 29 ngày
5 Quintilis 31 ngày 11 December 29 ngày
1) Đặt tên tháng:
Lúc đầu, người ta đặt tên theo thứ tự số học nhưng cuối cùng họ quyết định dùng tên các vị thần để thế vài tháng:
Tháng thứ nhất lấy tên thần chiến tranh Mars theo truyện thần thoại Roma vì thần Mars còn được xem là thần cây cối, mùa xuân và tuổi trẻ. Từ rất lâu, Mars là tháng đầu tiên của năm.
Tháng thứ nhì lấy tên Aperta, biệt hiệu của Apollon, vị thần của nghệ thuật (âm nhạc), của y khoa, của tiên tri và bói toán. Đầu tiên, miền Bắc Hy Lạp, Apollon còn được gọi là Phoebos, thần mặt trời.
Tháng thứ ba là Maïus, tên phổ biến của thần Jupiter. Tháng thứ tư là Junon, vợ của Jupiter. Những tháng khác tiếp tục dùng số [tiếp đầu ngữ la tinh quin (5), sex (6), sept (7), oct (, no (9) dec (10)]
2) Sửa đổi lịch cho hợp với chu kỳ mặt trời
a) Thêm 2 tháng
Tổng cộng 10 tháng trên sẽ được một năm 304 ngày, nên người ta phải thêm ngày vô cho những tháng cuối để đủ một năm dương lịch, nhưng không đặt tên. Cuối cùng người ta thêm hai tháng để đằng sau tháng December là Januarius, tên của vị vua Roma xưa nhất là Janus và là thần hòa bình. Tháng thêm tiếp theo là Februarius.
Người Roma mê tín, cho là ngày lẻ mang hạnh phúc, nên chọn số ngày lẻ cho mọi tháng:
b) Thêm 1 ngày cho Februarius
Tổng cộng lại được 354 ngày. Lại số chẵn, nên họ thêm một ngày cho tháng cuối cùng là Februarius, từ 27 thành 28 ngày và được xem như là tháng tệ nhất, lấy tên của Febro, thần của những người chết dưới địa ngục. Đó là tháng của sự chết chóc, trong tháng này, người ta xin tha tội, làm lễ tẩy uế cho người chết và cũng là tháng mang bệnh hoạn (febris, sốt).
c) Đổi vị trí của Februarius
Khoảng năm 354 TCN, Februarius được đưa lên giữa Januarius và Martius và trở thành tháng thứ 2 trong năm.
Lịch mặt trăng đầu tiên
Mặc dù chưa thể khẳng định nhưng các chuyên gia phỏng đoán lịch Ai Cập cổ đại đã được sử dụng khoảng 5000 năm trước. Đây là bộ lịch Âm Lịch (lịch mặt trăng) được sử dụng trong tất cả các hoạt động cho đến khi phát minh ra Dương Lịch (lịch mặt trời). Bộ lịch âm này chia năm thành 12 tháng, độ dài của mỗi tháng phụ thuộc vào chu kỳ mặt trăng (thường là 29 hoặc 30 ngày).
Mỗi tháng bắt đầu khi mặt trăng bắt đầu xuất hiện và được đặt tên theo lễ hội lớn được tổ chức trong tháng đó. Vì lịch âm ngắn hơn lịch Dương 10 hoặc 11 ngày, nên cứ vài năm sẽ có thêm tháng thứ 13, gọi là tháng nhuận, và như vậy lịch khớp với mùa nông nghiệp và các lễ hội tôn giáo.
Chia mùa và thêm ngày trong một năm để tôn vinh các vị Thần
Lịch mặt trời được sử dụng vào khoảng thời gian cuối Ai Cập cổ đại. Lịch này chia năm thành ba mùa xoay quanh chu kỳ nông nghiệp – Mùa lũ, Mùa gieo hạt và Mùa hè. Mỗi mùa có bốn tháng.
Các tháng của Ai Cập được chia thành ba khoảng thời gian, mỗi khoảng là 10 ngày, được gọi là thập kỷ (tương ứng với tuần bảy ngày mà chúng ta sử dụng ngày nay). Hai ngày cuối cùng của mỗi thập kỷ được coi là ngày lễ (như cuối tuần của chúng ta ngày nay) và người Ai Cập không phải đi làm việc. Do đó, tổng cộng là 360 ngày trong một năm.
Năm ngày được thêm vào cuối mỗi năm, như vậy là 365 ngày trong một năm, gần giống như lịch Gregorian được sử dụng ở hầu hết các nơi trên thế giới ngày nay. Năm ngày được thêm vào là để kỷ niệm ngày sinh của năm vị thần theo thứ tự: Osiris, Horus, Seth, Isis và Nephthys, trong những ngày này người Ai Cập không phải đi làm việc.
Vì năm ngày này được thêm vào nên lịch mặt trời và năm thiên văn trở nên giống nhau. Các chuyên gia cho rằng việc sử dụng lịch mặt trời để có được phân chia chính xác hơn cho các hoạt động hành chính.
Lịch Việt Nam và Trung Quốc
Người Việt Nam dùng âm lịch để tính lễ tiết và chọn ngày cho các công việc quan trọng như cưới hỏi, xây nhà, mở cửa tiệm làm ăn… Âm lịch này giống như âm lịch của Trung Quốc nghĩa là dựa trên chu kỳ của mặt trăng và phối hợp với sự chuyển động của trái đất quanh mặt trời.
Mỗi năm có 12 tháng, tháng đủ có 30 ngày, tháng thiếu, 29 ngày. Cứ 19 năm thì nhuận 7 lần, mỗi lần nhuận một tháng. Tháng đầu năm là tháng Giêng và tháng cuối năm là tháng Chạp không bao giờ được lấy làm tháng nhuận. Ngày đầu năm, ngày mùng một Tết, là ngày đầu tuần trăng thứ nhì sau ngày tiết Ðông Chí (Winter solstice, thường xem như là ngày mà đêm dài nhất trong năm).
Tùy theo tuần trăng ở ngày Ðông Chí mà ngày đầu năm sẽ đến trong khoảng 30 đến 59 ngày sau ngày đó. Do đó, ngày mùng một Tết chỉ có thể nằm trong khoảng 20 tháng 1 đến 21 tháng 2 Dương Lịch. Tháng Âm Lịch thường đi sau tháng Dương Lịch một hay hai thứ, như tháng Ba Âm Lịch ứng với tháng Tư hoặc tháng Năm Dương Lịch.
Năm Âm Lịch không tính theo số mà dùng tên ghép gồm hai chữ. Chữ đầu là một trong 10 thiên can (Giáp, Ất, Bính, Ðinh, Mậu, Kỷ, Canh, Tân, Nhâm và Quý). Chữ thứ nhì là một trong 12 địa chi (Tý, Sửu, Dần, Mão hay Mẹo, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất và Hợi). Mười hai địa chi là tên 12 con vật.
Âm Lịch Việt Nam khác Âm Lịch Trung Quốc ở chỗ năm Sửu thì theo lịch Việt Nam là năm con trâu, còn Trung Quốc là con bò, còn năm Mão hay Mẹo ở Việt nam là năm con mèo, thì trong lịch Trung Quốc lại là năm con thỏ.
Vì bội số chung của 10 (thiên can) và 12 (địa chi) là 60, nên cứ 60 năm, tên các năm lại được lập đúng trở lại. Và cũng vì thế mà mỗi can chỉ đi chung với sáu năm trong 12 địa chi, hay mỗi năm theo địa chi chỉ có thể đi chung với 5 can mà thôi. Thí dụ như can Giáp chỉ đi chung với các năm Tý, Dần, Thìn, Ngọ, Thân và Tuất, còn can Ất chỉ đi chung với các năm Sửu, Mão, Tỵ, Mùi, Dậu và Hợi.
Ngoài Việt Nam và Trung Quốc, Nhật Bản cũng dùng Âm Lịch như vừa kể trên. Người Nhật gọi tiết là ki. Xuân Phân theo tiếng Nhật là Shunbun, Hạ Chí là Geshi, Thu Phân là Shuubun và Ðông Chí là Touji.
Cho đến nay, người Nhật Bản, người Trung Quốc, và người Việt Nam đều dựa vào Âm Lịch để giải quyết các việc quan trọng trong đời sống, và Âm Lịch đã thật sự có một ảnh hưởng sâu rộng tại ba quốc gia này.
(Brian Vu)