TƯỞNG NIỆM HÚY NHẬT THỨ HAI nhà văn Quân đội HẢI TRIỀU (tức BẮC PHONG SÀI GÒN, LÊ KHẮC ANH HÀO) (1942-2018)

Facebooktwitterredditpinterestlinkedinmail

“Nhân loại vừa đón nhận mùa lễ Mừng Chúa Giáng Sinh năm 2020 trong nỗi buồn thảm và lo âu. Nhiều người sống trong cô đơn. Có người còn cô quạnh hơn tại những nhà dưỡng lão không người thân, vì đại dịch Covid. Tuy nhiên, chúng ta vẫn cố gắng tìm về bên nhau trong ngày kỷ niệm hai năm: Tưởng Nhớ nhà văn quân đội Hải Triều, tức Lê Khắc Hai, (Bắc Phong Sài Gòn) hay nhà thơ Lê Khắc Anh Hào. 

Hôm nay chúng ta hãy cùng nhau tưởng nhớ đến một người: Thời trai trẻ đã xếp bút nghiên theo nghiệp đao cung, cùng thế hệ Cha Anh góp phần mình cho tinh thần “Bảo Quốc An Dân”.

 Tháng Tư Nghiệt Ngã năm 1975, CSVN theo lệnh CS Quốc Tế: “Ta đánh đây là đánh cho Nga, cho Trung Quốc”, CS Bắc Việt đã đem chủ nghĩa cộng sản vào Việt Nam, đã cướp đi tất cả hy vọng của bao người Việt Nam, trong đó có Dân Quân VNCH

Cùng toàn dân Việt Nam, nhà văn Hải Triều sau bao tháng trong lao tù cộng sản, khi ra tù Anh đã tìm cho mình cuộc hành trình mới.Sau khi định cư tại miền đất lạnh Canada Anh dấn thân tranh đấu cho một Việt Nam không cộng sản. Anh đã có nhiều nỗ lực để tô điểm cho Quân sử Việt Nam Cộng Hoà.Nhà văn quân đội Hải Triều, cùng người bạn thân là nhà  văn Trần Thúc Vũ là người khởi xướng, đã cùng với nhóm Nhà văn Quân Đội hình thành các tác phẩm: “Những Trận Đánh Không Tên Trong Quân Sử”: 

Đúng như cái tên của quyển sách, “Những Trận Đánh Không Tên Trong Quân Sử”, tác phẩm đã ghi lại những trận đánh hào hùng mà quân sử chưa ghi lại, từ “Trận Chiến Đấu Bi Hùng Cuối Cùng Của Thiếu Sinh Quân Vũng Tàu Năm 1975”, đến những công tác thầm lặng của Sở Bắc, những biệt kích anh hùng vô danh được hoạt động ở Bắc Việt, một đi không trở lại. Nhưng bên cạnh đó không phải là không có những trận lừng danh như Ấp Bắc, Kontum, hay đặc biệt, một trận đánh mà có lẽ ai trong chúng ta đây cũng biết, đó là trận Charlie.

 Đồi Charlie ở vùng biên giới Campuchia, gần ngã ba biên giới Lào, Cam Bốt và Việt Nam, nơi tiểu đoàn Dù đồn trú và được lệnh tử thủ. Trong suốt một tuần lễ, ban ngày ngọn đồi lãnh hàng ngàn quả pháo kích của VC từ bên kia biên giới Cam Bốt, buổi tối thì địch tấn công. Số tử vong và thương tích lên rất cao và cuối cùng, Trung Tá chỉ huy Nguyễn Đình Bảo đã Vị Quốc Vong Thân. “Phe ta rút quân, tìm một bãi đáp cho trực thăng đến di tản. Trong số chiến sĩ của trận Charlie có Duffy, một cố vấn Mỹ. Tác giả hồi ký: Đoàn Phương Hải là một sĩ quan cao cấp của trận này. Trực thăng đến bốc, các binh sĩ bị thương được đưa về trước, phía dưới thì đạn VC bắn lên như mưa. Hết chuyến này đến chuyến khác, nhưng Duffy không lên trực thăng. Tác giả viết: “Toán còn lại cuối cùng là Mễ, Duffy, tôi và trung úy Long bị địch đuổi bắt tới cùng. Trong mấy chuyến trực thăng di tản vừa qua, phi công mỹ muốn bốc Duffy đầu tiên, nhưng Duffy nhìn tụi tôi và nói:

 – Tôi không bỏ các anh, những chiến hữu đúng nghĩa nhất mà tôi chưa gặp trong cả đời chinh chiến. Tôi biết rõ nếu tôi đi đợt đầu thì chắc khó hy vọng có máy bay trở lại bốc nốt các anh!

Ngay lúc đó, cặp Cobra, trực thăng võ trang mới vào vùng, chúng tôi sẵn sàng chờ đợi đợt di tản cuối cùng. Trực thăng vừa đáp, tôi lên sau cùng. Máy bay vừa lên cao vài thước thì một đợt AK bắn lên tàu, tôi trúng đạn ở chân phải và rớt từ trực thăng xuống đất. Tôi hét lên và chỉ kịp nhìn đuôi trực thăng vút lên.

 Charlie rực lửa, tôi đã mất anh Năm và bao nhiêu chiến hữu còn nằm lại Charlie. Tôi ước tính từ đây về Tân Cảnh chỉ còn 5 cây số, nhưng là 5 cây số đồi cao vực thẳm, 5 cây số đường rừng và còn đang bị thương ở chân thì làm sao đi được. Có thể tôi sẽ gục chết ở một xó rừng hay khe suối nào đó, và bày kiến sẽ kéo nhau rúc vào thân thể, thịt xương sẽ rửa nát hình hài. Hình ảnh thân yêu vợ con, cha mẹ chập chờn trong trí óc. Thắng bé mới sinh chỉ gặp mặt đôi lần. Còn phép lạ nào sẽ đến với tôi! Sau Bảy ngày chiến đấu quên ăn quên ngủ, sao giờ này tôi lại trúng đạn từ trực thăng rớt xuống. Chỉ chậm một giây nữa là tôi sẽ bay về vùng trời êm ấm…

 Tiếng trực thăng ở trên đầu làm tôi vụt đứng lên bằng chân trái. Tôi giơ cao tay, miệng thét lớn và không thể tin, mồm tôi há to, mắt mở lớn nhìn chiếc trực thăng xà xuống bãi cỏ. Duffy giơ tay nắm chặt dây đạn và một tay kéo mạnh tôi lên. Máy bay vút lên với một loạt đạn bắn trúng thân tàu. Chiếc trực thăng nghiêng một bên rồi bay thẳng, máu phun có vòi từ anh xạ thủ đại liên người Mỹ làm ướt mặt tôi và Duffy. Mễ kéo tôi vào giữa thân tàu khi nửa người và hai chân còn đong đưa giữa không khí…

 (Trích từ MÁU LỬA CHARLIE của tác giả ĐOÀN PHƯƠNG HẢI trong NHỮNG TRẬN ĐÁNH KHÔNG TÊN TRONG QUÂN SỬ)

Nhà văn Hải Triều đã âm thầm đi vào lòng người tỵ nạn, qua những tác phẩm để đời như văn thơ: “Cờ đỏ và người con Gái Việt Nam”. Nhà văn Hải Triều đã được tôi luyện từ thân phụ, là một con người cách mạng chống Pháp nhưng không chấp nhận cộng sản. Nối tiếp Cha Anh, Nv Hải Triều đã sát cánh cùng Giáo Sư Nguyễn Ngọc Huy đi bôn ba khắp những vùng có người Việt để vận động cho Liên Minh Dân Chủ Việt Nam. Người Việt tỵ nạn cộng sản biết nhiều về nhà văn Hải Triều hoặc thi sĩ Lê Khắc Anh Hào nhưng ít người biết về Lê Khắc Hai của Liên Minh Dân Chủ Việt Nam. Ngày mà chiến hữu Nguyễn Ngọc Huy bôn ba khắp nơi tìm phương tiện cho tướng Nguyễn Văn Chức về lại biên thuỳ Thái Lan để giúp Kháng Chiến Việt Nam.

Những hoài bão, ý chí cho một Việt Nam Độc Lập – Tự Do, một nhà đấu tranh ngoại quốc đã viết: “Thiên Chúa cho tôi xuống trần gian để hoàn thành một số công việc nhất định. Nhưng cho đến nay, còn nhiều việc tôi vẫn làm chưa xong, cho nên tôi sẽ không bao giờ chết”Cùng mang tâm trạng đó, nhà văn quân đội Hải Triều tham gia “Mạng Lưới Dân Tộc – Dân Chủ – Hành Động” từ tháng Giêng năm 2017. Nv Hải Triều đã cùng một số chiến hữu và thân hữu nối nhịp cầu về quốc nội. Tính đến hôm nay, chúng ta đã có tất cả trên 63 lần hội luận chính trị để phát thanh gửi về Việt Nam trong những chương trình phát thanh như TIẾNG DÂN TÔI…

Ngoài công tác xây dựng cơ sở cho Liên Minh Dân Chủ Việt Nam, Nv Hải Triều còn dành nhiều thì giờ để sáng tác.

Những tác phẩm Thơ của Lê Khắc Anh Hào đã xuất bản: 
Đường Tổ Quốc 1998 – Sỏi đá còn hờn cơn quốc biến 1990 – Tự thuở vầng trăng vỡ cuối nguồn 1997- Thắp lửa vào thơ 2000 (LKAH, Ý Yên, Trần Thúc Vũ)- Đoạn trường lưu vong 2004- Đêm đợi bình minh 2012 và Lục bát đen thời đại Hồ Chí Minh 2013- Chinh phụ ngâm khúc Việt Nam Cộng Hòa/thời binh lửa.

 Văn xuôi đã xuất bản:  Vết hằn để lại nghìn sau 1997 (biên khảo) -Chim non trong cơn bão 2001(truyện) – Những trận đánh không tên 2003 – Vũng lầy văn báo hải ngoại 2004.

– Mùa Xuân Đen (truyện, ký, tản mạn), dày 248 trang, gồm 37 bài viết ở nhiều thể loại, mở đầu bằng một hình ảnh buồn trong trí nhớ, ghi lại qua bút ký về người nữ tù mà tác giả gặp khi bị giam cùng Trại Thẩm Vấn Phan Thiết.

Lần sau chót tôi trao đổi với anh qua email và điện thoại vào tháng 5 năm 2018. Anh hứa Anh sẽ về Nam Cali mùa xuân 2019  để cùng tham dự Hội Chợ Tết Sinh Viên với bạn bè bốn phương, nhưng Anh đã lỗi hẹn.

Anh cũng gởi cho anh em chúng tôi bài Thơ sau chót mà anh sáng tác. “Nước mắt Thủ Thiêm!”.

Trong khi người dân Hoa Kỳ đang chờ đón mùa xuân mới: Xuân Vinh Quang vào ngày 6 tháng Giêng măm 2021, thì hôm nay chúng ta tề tựu nơi đây trong một bầu không khí cách ly, nhưng trong lòng chúng ta vẫn cận kề nhau và cùng tưởng niệm anh Hải Triều. Anh đã về với Mẹ Việt Nam, nơi có anh linh của Tiên Tổ Việt Nam. Chúng ta hãy cùng khấn nguyện Anh & Hồn Thiêng Sông Núi phù hộ con dân Việt sớm thoát nạn ách nạn CS, sẽ không bị Hán Hóa…

Nhà văn quân đội thân thương Hải Triều ra đi khi non sông vẫn còn trông đợi… khi nguyện ước chưa thành, Mong anh đang ở một nơi nào đó trong đoàn quân Yểm Trợ ngày về quang phục quê hương không còn CS. Dân chúng sẽ mừng reo chào đón chúng ta trong đó chắc chắn có anh và cac chiến sĩ tự do trở về quê mẹ thân thương.

Tâm An

(Bài phát biểu nhân tưởng niệm húy nhật 2 năm nhà văn quân đội HẢI TRIỀU)