TẦNG TẦNG BÓNG TỐI GIẢ DỐI (Phan Nhật Nam)

Facebooktwitterredditpinterestlinkedinmail
Đây là bài viết dài mà thú thật người viết cũng thấy quá mệt nhọc để phải đọc lại.  TUY NHIÊN KHÔNG VIẾT KHÔNG ĐƯỢC VÌ TÔI CŨNG NHƯ QUÝ BẠN LÀ NẠN NHÂN  CỦA SỰ GIẢ TRÁ TOÀN PHẦN/TOÀN DIỆN/ CÙNG KHẮP NẦY – KHÔNG TRỪ MỘT AI.
Dẫu chỉ là một Người Lính bình thường của QLVNCH nhưng tôi cũng LÀ NGƯỜI DÂN VIỆT NAM/CÔNG DÂN THẾ GIƠI nên phải nói lên cuộc thụ nạn chung nầy. Nhưng Lời Nói Cuối Cùng có thể nhiều khiếm khuyết NHƯNG RẤT CHÂN THẬT. 
Gởi Quý Thân Hữu tùy nghi cho đi xa hơn, hoặc vất bỏ. Cám ơn 
Thiếu Úy Phan Nhật Nam – Tiểu Đoàn 7 ND – KBC 4919    

Tầng tầng bóng tối giả dối..

 Dẫn Nhập: Vào độ tuổi quá 70, tiếp giáp 80, người viết vô tình được ở trong tình thế “không nghe/không nói/không làm..” bởi không có ai để tiếp xúc, chuyện trò ở chốn vắng bóng người, chứ đừng nói là người Việt, một city nhỏ của Arizona. Hơn nữa; con đi làm từ sớm, chỉ trở về nhà lúc bố đang nơi phòng làm việc với những sách vở, bài viết cùng cảch sống biệt cư, cách ly toàn diện với sinh hoạt hằng ngày mà bất cứ ai cũng phải có trong đời sống. Trong tình thế sống như thế, bản thân có đủ 24/24 giờ một ngày để tự hỏi và tự trả lời cho vấn nạn: Tại sao đời sống (của bất cứ cá nhân, xã hội, quốc gia nào..) trên quả đất nầy, tại giờ phút nầy lại khốn đốn, nguy nan đến như vậy.. Câu hỏi hoàn toàn không có tính thần học, triết học, siêu hình.. từ một tôn giáo, học thuật nào cả – Những vấn đề mà bản thân hiểu rõ không thuộc khả năng, ý hướng, suy nghĩ của mình mà ở tuổi cuối đời không thể (tự) dối trá được. Tại sao vậy? Và cuối cùng tự trả lời .. Không phải vậy đâu! Không phải vậy đâu! Cách trả lời có vẻ ngang ngược của một nhân vật gọi là “nhà sư nói không được” trong chuyện kiếm hiệp của Kim Dung. Vâng, KHÔNG PHẢI LÀ NHƯ VẬY! Bài viết sẽ khá dài gồm bảy phân đoạn. Xin bắt đầu đoạn thú nhất.

I – Tầng giả trá thứ nhất – Giả trá văn hóa.

11/Giả trá văn hóa Mỹ

Nữ tác giả người Mỹ Louise Gluck sinh năm 1943 đoạt giải Văn chương Nobel văn học 2020. Bà được chấm giải do những.. “vần thơ chính xác với vẻ đẹp dơn giản đã đưa đời sống cá nhân  lên tầm cao của toàn thể..”/for her unmistakable poetic voice that with austere beauty makes individual existence universal”. Quyết định trao giải không phải là việc làm tùy tiện của một cá nhân, một nhóm cá nhân nhưng được kết thành từ “Ủy Ban Nobel” được bầu chọn từ Hàn Lâm Viện Thụy Điển do Hoàng Đế Gusta Đệ Tam thành lập từ năm 1786. Hàn Lâm Viện gồm 18 vị hàn lâm xuất sắc trong các lãnh vực văn học, ngữ học, văn hóa, sử học và luật học. 18 vị hàn lâm giữ nhiệm vụ trọn đời, bầu ra Ủy Ban Nobel với nhiệm kỳ 3 năm một lần, thực hiện công việc chọn lọc tác giả và trao giải. Tóm lại lần trao giải năm 2020 cho tác giả Louis Gluck không  là việc làm tùy tiện khinh suất.       

Trước khi đoạt giải Nobel 2020, tác giả đã được nhận nhiều giải thưởng khác như Giải Pulitzer; Huy Chương Quốc Gia Nhân Văn; Huy Chương Tác Phẩm Quốc Gia; Tưởng Lục Của Giới Phê Bình Tác Phẩm Văn Học; và giải Bollingen; Gluck cũng đoạt Giải Khôi Nguyên Thơ Mỹ Quốc niên khóa 2003-2004. Nobel Văn Học 2020 xác nhận thêm một lần tài năng của Gluck trong quá trình chuyển hóa mối riêng tư nên thành toàn diện của con người qua thi ca. Chúng ta có thể tìm hiểu tác giả Louis Gluck qua “miêu tả tự thuật về những cường độ cảm xúc lấy từ huyền thoại, lịch sử, hay từ thiên nhiên mà bà đã suy nghiệm do kinh qua cá nhân, trong đời sống hiện tại..” Kinh nghiệm ấy là chứng “rối loạn tiêu hóa/ăn không thấy ngon” mắc phải từ tuổi vị thành niên do ăn uống kiêng khem để có thân hình thon thả; chứng bệnh phải mất đến bảy năm điều trị. Đấy cũng là kinh nghiệm về lần tan vỡ cuộc hôn nhân với John Dranow (1990), người đồng sự với bà trong chương trình viết văn mùa hè tại trường tại Trường Goddard. Cuộc hôn nhân đã sinh ra người con đặt tên là Noah. Noah là nhân vật Kinh Thánh Cựu Ước, hiện thực lòng yêu thương Thiên Chúa cho con người dẫu con người nhiều tội lỗi nên Thiên Chúa đã giáng phạt trận Đại Hồng Thủy. Noah cũng là biểu tượng sự truyền sinh (Chúa giao phó) qua công việc phóng sinh từng cặp trống/mái khi nước triều hạ xuống và thuyền của Noah mắc trên núi Ararat. Ararat  (1990) là tiêu đề một tác phẩm lớn của Gluck được nhà phê bình Dwight Garener đánh giá trên Báo New York Times (2012) là một tác phảm dữ dội và đầy bi thảm trong vòng 25 năm trở lại đây. Lần Gluck đoạt giải Pulitzer (1993), nhà phê bình Elizabeth Lund còn viết những lời xưng tụng mạnh mẻ hơn trên báo The Christian Science Monitor: Tác phẩm của Gluck là “viên đá tảng” chứng nhận tài năng xuất chúng của thi ca Mỹ!

Chúng ta đã qua đủ những lời xưng tụng, và những giải thưởng giành cho tác giả Louise Gluck, đến đây đến lúc có thể nhìn từ, với chữ nghĩa của chính bà ta đề xét ra độ chính xác về những đánh giá và giải thưởng dành cho một người đã dựng nên “hòn đá tảng” của thi ca Mỹ – Quốc gia đứng đầu thế giới trên tất cả mọi phương diện, dĩ nhiên bao gồm văn chương, học thuật.

Viết là viết ra một tư tưởng, một ý hướng về một vấn đề. Vấn đề của Gluck ở đây là gì?  Đấy là triệu chứng “thần kinh hỗn loạn/trauma” kinh qua “cái chết, sự mất mát, sự kích động, thất bại trong giao tiếp, và ý hướng muốn hàn gắn và canh tân.” Những kinh nghiệm nầy có thật từ đời sống của một gia đình bình thường ở Mỹ mà sự phân cách giữa các thành viên trong gia đình CHỈ là một hiện tượng thường hằng mà Gluck đã mô tả trong lần lâm chung của người cha..  “Những gì mà cha tôi muốn là năm xuống chiếc ghế dài với Thời Gian phủ yên trên mặt, và (nếu) như  cái chết xảy đến cũng chẳng mang một ý nghĩa đổi thay.. Tôi nói cùng cha.. Tôi rất mừng cho ông (không đau đớn, mà chỉ yếu dần đi), và tôi nghĩ ông thật là may mắn!! Vâng chỉ có thế và chỉ là thế – Cái chết của một người già trong bình yên ở một nơi chốn yên lành – Vậy thì cần gì phải cậy đến bi kịch Hy Lạp “Lần Chiến Thắng Của Achille/The Triumph of Achilles (1985) để nêu lên chủ đề khi Achille chấp nhận cái chết tức chấp nhận phận người! Không cần thiết và cũng quá phần cũ kỹ. Bi kịch Hy Lạp mấy ngàn năm trước làm sao giải thích và có khả năng giải thích về cái chết phi lý, oan nghiệt và thậm vô lý của 58.000 Lính Mỹ vong thân nơi chiến trường Việt Nam (chủ đề Chiến Tranh VN sẽ nói tiếp ở phần Hai của bài viết) – Những Người Lính cùng thế hệ với Gluck (sinh trong thập niên 1940 chiếm phần lớn tử trận ở VN) chẳng lẻ chết để làm sáng tỏ chủ đề về Nỗi Chết hoang tưởng của một nhân vật huyền thoại tên là Achille mà nói thật mấy ai trong thời đại hỗn loạn nầy (ở Mỹ) biết đến, nhớ ra!

Nhưng tác giả Gluck đã sống, đang sống đủ thời đại của bà (Cũng là của chúng ta) với những câu hỏi về người chồng (từ cuộc hôn nhân tan vỡ năm 1990).. Anh không bao giờ dùng đến ngôn ngữ, Chữ nghĩa đối với anh chỉ để bàn chuyện làm ăn. Anh không nổi giận, Cũng không hề dịu dàng… Trong cuộc hôn nhân bình thường như thế/Qua bài thơ điễn hình Marriage.. Tác giả Gluck đặt nên “hòn đá tảng” tư tưởng: “Tuy nhiên, cô biết cô là ai và cô cần những gì. Và thật sư cho là như thế. Thì có gì làm tổn thương cô đâu”

Tác giả Louise Gluck là ai? ở đâu trong thế kỷ đáng sợ nầy với một nước Mỹ đã phải trả giá một tổng thống bị bắn chết từ 22/11/1963 đến nay KHÔNG TÌM RA NGUYÊN NHÂN. Một nước Mỹ lập kỹ lục 13.5 trên 1000 phụ nữ tuổi từ 15 đến 44 phá thai trong năm 2017. Thời đại Louise Gluck đặt nên “viên đá tảng” thi ca là thời đại nào khi nước Mỹ đang đứng trên bờ vực của sự hũy diệt do chính Người Mỹ thực hiện từng ngày với tử huyệt không phải chỉ từ gót chân như của Achille nhưng từ Trái Tim của một robot hung hãn.

Nhưng Ủy Ban Nobel. Hàn Lâm Viện Thụy Điễn cũng như Nhà Thơ Lớn Louise Gluck sẽ phản đối: Chúng tôi là Cơ Quan Văn Hóa Thế Giới, Thi Sĩ của Văn Học Hiện  Đại Mỹ không là của xã hội, chính tri, quốc hội lưỡng đảng Mỹ.. Vâng, nếu thế người viết sẽ trình bày tiếp phần thứ hai của bài viết..

12/Giả trá văn hóa phản kháng, văn hóa cách mạng!

Nếu Phần #1 người viết đã trình bày sự kiện giải Nobel văn chương 2020 được trao cho Louis Gruck với lời xưng tụng nồng nhiệt tương tự như của Dwight Garener trên Báo New York Times (2012) về một tác phảm dữ dội và đầy bi thảm trong vòng 25 năm trở lại đây; đấy là cuốn Lần Chiến Thắng Của Achille/The Triumph of Achilles (1985) để nêu lên chủ đề “Achille chấp nhận cái chết tức chấp nhận phận người!” – Qua cái chết bình yên (trong thực tế) của người cha cao tuổi. Và tài năng thơ phú đã dựng nên “hòn đá tảng của thi ca Mỹ” với nhũng giòng chữ gọi là thơ như sau.. “Anh không bao giờ dùng đến ngôn ngữ, Chữ nghĩa đối với anh chỉ dể bàn chuyện làm ăn. Anh không nổi giận, Cũng không hề dịu dàng..” để nói về cuộc hôn nhân tan vỡ (1990) với người chồng như muôn triệu người chồng (nơi đất Mỹ) chỉ lo công việc! Tuy nhiên bi kịch “bão tố trong ly nước” của Gluck không lạ, nó đã xuất hiện từ sau 1945 ở Châu Âu với Bữa Điểm Tâm của Jacque Prévert.. “Anh rót cà phê vào tách. Đỗ sữa. Thêm đường… Anh uống ly cà-phê sữa. Đặt tách xuống. Không nói với tôi một lời… Và ra đi. Dưới trời mưa. Không một lời. Không ngó ngàng dến tôi. Và tôi.. Úp mặt vào tay. Tôi bật khóc… Xin được nói thật, với “loại bão tố trong ly cà phê sữa” nầy dẫu tài năng “Thi Thần/Thi Thánh” cỡ Victor Hugo của Pháp, hay Đỗ Phủ của Trung Hoa cũng không thể làm gì khác hơn để khiến người đàn bà phải bật khóc! Tương tự như thế “bi kịch của thân phận “Người đàn bà Mỹ/Gluck” qua bài thơ Hôn Nhân/Marriage cũng nêu lên nguyên nhân ..”Không biết chuyện gì khiến anh đã quay đi; cũng chẳng giận dỗi gì. Cũng không đụng chạm gì. Chỉ không hề nói một lời, có thể là như vậy/Whatever it is must be why he’s turned away. Angry, though he’d never hit her, never say a word, probably. A hóa ra “bi kịch” gã đàn ông “ra đi không nói một lời” đã khiến người đàn bà Pháp/Jacque Prévert và người đàn bà Mỹ/Gluck khóc suốt từ sau Thế Chiến Thứ Hai (1945) đến nay vẫn không dứt?!

Như vậy, không lẽ Nobel văn học của hậu bán Thế Kỷ 20 đẫm máu từ Chiến Tranh Cao Ly (1950-1953) qua hai cuộc chiến tranh Đông Dương (1946-1954; 1960-1975) với hậu quả và hệ quả thảm khốc lan tràn trên đất nước VN sau Ngày 30/4/1975 đến nay vẫn chưa kết thúc không đáng cho một giọt nước mắt chia xẻ từ thứ loại văn chương giật giải Nobel thế giới hay sao?! Qua Thế Kỷ 21 với năm bản lề 2001, tòa nhà Twin Tower của cơ quan tài chánh thế giới World Trade Center nổ tung trong Ngày 11 Tháng 9 do khủng bố Hồi Giáo – Biến cố của 102 phút máu lửa 911 với 3000 sinh mạng bị hũy diệt đã chuyển đổi hẳn lịch sử nước Mỹ sau hơn 200 năm lập quốc hóa ra cũng đã không làm “hòn đá tảng” Thi Ca Mỹ/Louis Gluck xê dịch mảy may?! May thay, Hội Đồng Nobel cũng đã có lần nhìn xuống phận người khốn đốn đấu tranh với Giải Thưởng Văn Học 1971 cho tác giả người Chí Lợi, Pablo Neruda.

Giải Nobel 1971 được trao tặng cho Neruda với tuyên dương trang trọng: “Về một nền thi ca với sức mạnh chiến đấu chuyển đổi thân phận và giấc mơ của một đại lục nên thành sống động/for a poetry that with the action of an elemental force brings alive a continent’s destiny and dreams.”  Cảm khích và quý hóa quá, chưa bao giờ chữ nghĩa từ lời thơ được đánh giá cao như thế trong một thời đại kiệt cùng, tan vỡ. Tuy nhiên, dù mất năm 1973, hẳn Pablo Neruda cũng đã thấy ra những cuộc xuống đường ở Paris trong ngày tháng 5/1968 làm rung rinh chế độ cộng hòa của Tướng De Gaulle, vị anh hùng đã cứu nguy nước Pháp sau lần bị Đức chiếm đóng (1941-1945); Bạo loạn không chỉ ở Pháp mà lan rộng qua Đức, Nhật và nước Mỹ tại Washington DC với hàng trăm ngàn người mang cờ Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam, cổ quấn khăn rằn, hoan hô Hồ Chí Minh, đả dảo, phỉ báng quân đội, tổng thống Mỹ bằng những danh từ tệ hại nhất. Mất năm 1973 nhưng Pablo Neruda cũng phải thấy ra lần “Nước Mỹ/Chính Sách Mỹ” thanh toán ngay chính lãnh đạo của mình, Tổng Thống đời thứ 35, John F. Kennedy, một nhân vật lịch sử được yêu mến nhất trong các nguyên thủ Mỹ, bị sát hại vào ngày 22/11/1963 bởi một kế hoạch tuyệt kỹ. Kế hoạch toàn hảo đến nỗi một ủy ban do Thẩm Phán Tối Cao Pháp Viện Earl Warren chỉ đạo gồm sáu nhân sự cốt yếu của Thượng, Hạ Viện Mỹ, cộng thêm Giám Đốc CIA Allen Dulles, và Chủ Tịch Ngân Hàng Thế Giới John J. McCloy cũng đành thúc thủ. Sau hơn một năm làm việc qua phỏng vấn tất cả những nhân sự có liên quan xa, gần, có dự kiến hoặc ngẫu nhiên dính dấp đến nội vụ, ủy ban PHẢI đi đến kết luận: Hung thủ Lee Harvey Oswald (1939-1963) đã hành động một mình chứ không phải là một âm mưu do người trong nước hoặc ngoại quốc xếp đặt. Năm 2017, sau lần đắc cử, TT Donald Trump có ý định cho công bố phần báo cáo còn lại của ủy ban được giữ kín từ 1963. Cuối cùng TT/Trump được lệnh im lặng – Ai? Thế nào? đã ra lệnh đối với một Tổng Thống Mỹ thuộc hạng cứng cựa nhất của lịch sử quốc gia pháp trị nầy?

Pablo Neruda không chỉ học được bài học “Thế giới tận diêt/World’s End – Tác phẩm lớn (1969) đưa đến vinh quang Nobel 1971” với cái chết của TT/Kennedy; Bài học từ thế giới tàn bạo nầy đã giúp Neruda thấy ra sức mạnh lớn lao của chữ nghĩa: Lời thơ mang ý nghĩa lớn hơn việc diễn tả mối cảm xúc cá nhân. Thơ là nẽo đường cao cả của cuộc sống với sứ nhiệm của nó/poetry meant much more than the expression of emotion and personality. It was sacred way of being and came with duties.” Neruda không viết chữ nghĩa suông, lời thơ vụn vặt. ông tiên nghiệm thế giới tận diệt qua cái chết oan khuất của người bạn thiết, Tổng Thống Chí Lợi – Nhà Ái Quốc  Salvador Allende – Chết do đạn của phe đảo chính trong ngày 11 Tháng 9, 1973. Mười một ngày sau, 23 tháng 9, Pablo Neruda cùng theo bạn về nơi vĩnh hằng như Tình Bằng Hữu sắc son của chính họ. Nhưng Pablo Neruda chỉ thấy được một nửa của cuộc tranh đấu bi tráng để con Người Lớn Cùng Vĩ Đại Của Thơ

Cho dẫu Neruda đã có kinh nghiệm riêng tư đối với những biến cố lịch sử trọng đại (Điễn hình như Nội Chiến  Tây Ban Nha (1936-1939) khiến người bạn thiết của ông, Thi Sĩ  Lorca phải bị sát hại). Nhưng chính ông cũng đã là nhân vật hàng đầu phản đối việc Mỹ tham chiến ở Việt Nam với lời thơ mạnh mẽ.. “Tại sao họ (Lính Mỹ-Pnn) bắt buộc phải giết người/những người vô tội qúa xa nước Mỹ… Tại sao họ (Lính Mỹ-Pnn) phải đến một nơi xa xôi để giết người? Tại sao họ đi tới nơi xa để chết” Không thể nghi ngờ ý hướng thiết tha/chân thành kêu gọi “hòa bình” của Pablo Neruda, nhưng ông chết vào ngày 23 tháng 9, 1973 nên hẳn phải biết rằng: 60 ngày sau ngày ký kết Hiệp Định Hòa Binh tại Ba Lê 27/1/1973 người Mỹ cuối cùng đã rời khỏi Việt Nam! Thế nên, Neruda có đủ thời gian và thực tế để xóa bỏ nhưng lời thơ chỉ chân thành một nửa/giả trá toàn phần kia vì thảm cảnh VN sau lần Lính Mỹ ra đi đã tăng lên gấp bội và kể từ năm ông lìa đời kia (1973) kể đến hôm nay, 47 năm sau Việt Nam dưới tay người cộng sản đã không thấy đâu là tương lai khả thể dưới chiếc bóng thâm u đe dọa của cộng sản Bắc Kinh – Lực lượng cộng sản mà ông không hề xa lạ, bởi từ thập niên 1950 ông đã từng biện hộ cho chế độ “el partido/độc đảng” của Stalin với lời dung thứ: “không thể vì lỗi lầm của một người nào đó (Stalin-Pnn)/mà chúng ta lại ném những người tốt lành (người cộng sản “tốt” –Pnn) và hầm tối của phù thủy”. Ông không chỉ chạy tội cho cộng sản năm 1950, ông còn hoàn thành bản cáo trạng” Lời Mời Gọi về Chính Sách Diệt Chủng của Nixon/Invitation to a Nixonicid-1972 và tài năng thi ca của ông cáng thêm khởi sắc với Bản Trường Ca Stalingrad (Ode to Stalingrad) hay giòng thơ ca ngợi hệ thống đường sắt của Trung Cộng – Thưa cùng Nhà Thơ Lớn, Khôi Nguyên Nobel Văn Chương 1971, hệ thống dường sắt mà nhà cầm quyền cộng sản dưới thời Mao Trạch Đông hoàn thành nằm kế hoạch Đại Nhẩy Vọt (1958-1962) – Kế hoạch có trị giá từ 18 đến 45 triệu người chết đa số là chết đói.

Cuối cùng như một điều an ủi để tấm lòng thi sĩ cao thượng của ông được yên ổn: Nhân sự bợm bãi chính trị cộng sản Hà Nội Lê Đức Thọ kẻ được trao giải Nobel Hòa Bình năm 1973 (năm ông mất) là Bí Thư Chiến Dịch Hồ Chí Minh đánh chiếm Sài Gòn trong ngày 30/4/1975. Hà Nội không vô cớ chọn Lê Đức Thọ làm Bí Thư Chiến Dịch HCM, nhưng muốn chứng tỏ cùng thế giới biết rằng: Giải thưởng Nobel Hòa Bình chỉ là một thứ vất đi! Ông yên tâm, Nobel Văn Học phải khác với Nobel Hòa Bình?!

Người Lính Phan Nhật Nam    

Quốc Khánh VNCH

(26/10/1955-2020)

II – Tầng Giả Trá Thứ Hai – Giả trá cộng sản phản tỉnh

21- Sự Thật cuối cùng đến quá trễ!

 Nỗ lực của hệ thống cộng sản phương Đông là tạo nên một tính chất tôn giáo, và nguồn cảm hứng của một tôn giáo.

Albert Einstein

Đời sống không Tình Thương giống như cây không nở hoa, đơm trái.

Khalil Gibran

Tôi biết nó!

Thằng nói câu nói đó!

Tôi biết nó!

Đồng bào miền Bắc biết nó!

Nguyễn Chí Thiện, 1968

 

Không có gì quý hơn Độc Lập–Tự Do.

Hồ Chí Minh

Xã hội chủ nghĩa dẫu chưa hoàn chỉnh nhưng tốt đẹp gấp vạn lần chế độ tư bản!

Trường Chinh, dịp “Thống nhất nước nhà về mặt nhà nước”, 1976.

Ta đánh Mỹ là đánh cho Liên Xô. Đánh cho Trung Quốc.

Lê Duẫn

Đường vinh quang xây xác quân thù! Thề phanh thây uống máu quân thù!

Tiến Quân Ca của Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa/CHXHCNVN

Văn Cao, Trưởng Ban Ám Sát Thành Phố Hải Phòng, 1945

Người cộng sản phải luôn sẵn sàng trong mọi thời thế để đấu tranh cho Sự Thật, bởi Sự Thật chính là Quyền Lợi của Nhân Dân.

Mao Trạch Đông “Về Chính Phủ Liên Hiệp” (24/4/1945)

 Dẫn Nhập: Vào một ngày dịp Tết năm 1950 qua 1951, trong chiến khu tả ngạn sông Hương, đứa nhỏ 7 tuổi hỏi một cán bộ cộng sản loại cao cấp tên Nhân (chắc chỉ là bí danh; có cây súng cá nhân nhỏ): Tại sao súng chú to vậy? Chú Nhân đáp: Súng to dùng để bắn Tây. Vài ngày sau người trong khu khám phá xác bà mẹ chị Trang (người giúp việc cho gia đình đứa nhỏ) chết ngã sấp nơi bờ sông, chỗ đứa bé và chú Nhân có đối thoại kể trên. Vừa thấy xác mẹ chị Trang, đứa nhỏ nhớ ngay đến hai hình ảnh: Đêm đêm bà đút nước cháo cho du kích. Và ánh mắt tìm kiếm, dò xét của chú Nhân khi loay hoay nơi bờ sông.. Nay, sáu-mươi năm hơn, trí nhớ của đứa trẻ năm ấy chưa lên mười vẫn còn nguyên độ với câu tự xác định từ bé: Chú Nhân bắn mẹ chị Trang chứ không ai hết. Chú Nhân ÁC quá!

Kể thêm câu chuyện, qua năm 1954 sau khi vào Đà Nẵng, đến khu bệnh viện Đường Lê Lợi (sau 1954 sửa chửa thành Trường Nam Tiểu Học; sau 1975, nhà nước cộng sản đổi thành Trường Trung Học Cơ Sở Phan Châu Trinh thay thế Trường Phan Châu Trinh cũ (đối diện với trường Nam Tiểu Học) xem cuộc triển lãm tranh ảnh của Chiến Dịch Tố Cộng.. Nhìn thấy bức ảnh ông Hồ ngồi giữa một đám thiếu nữ với lời ghi chú “Bác Hồ dâm bôn”. Dẫu chưa hiểu đủ nghĩa chữ “dâm bôn” nhưng gã thiếu niên tin rằng: “Bác Hồ dâm bôn” thiệt!” vì nhìn ra nét mặt hả hê thống khoái do dục tình được thoả mãn của ông Hồ có nhiều thiếu nữ vây quanh. Qua thập niên 60, lớn lên đi lính dịp hành quân, bản thân tìm thấy trong mật khu cộng sản những hình ảnh ông Hồ ôm hôn trẻ con (phần đông CHỈ là trẻ gái) từ trong Nam ra Bắc.. Từ những sự kiện nầy, ý “dâm bôn” đối với Hồ Chí Minh từ nhỏ được khẳng định/rõ hơn là ấu dâm – Hiện thực nên thành chữ nghĩa trong Phan Nhật Nam, Chương “Cái Chết Của Một Lãnh Tụ – Dọc Đường Số I, NXB Đại Ngã Sàigòn, 1970. Và sau nầy, khi đọc đến vụ việc Hồ Chí Minh thuận để bộ trưởng công an Trần Quốc Hoàn hiếp xong giết cô Nông Thị Xuân, người đã thai sinh Nguyễn Tất Trung sau thời gian dài ăn ở với ông Hồ dưới danh nghĩa “con nuôi của bác”. Với vụ việc nầy cảm nhận từ những năm 50, 60 xa xôi kia càng trở nên hiện thực qua kết luận: Hồ Chí Minh là biểu hiện thuần thành của Tính Dâm/Sự Ác – Nói rõ hơn: Với nhân sự có tên Nguyễn Tất Thành, Nguyễn Sinh Côn, Nguyễn Ái Quốc, Linov, Lão Vương, Hồ Quang.. mà cuối cùng là Hồ Chí Minh thì Lực Dâm đã được chuyển hóa nên thành Mưu Thuật/Trí Hiểm/Bản Lãnh một cách toàn diện và triệt để của Sự Ác.

Ý niệm ÁC từ 1950, 1960.. về người và chế độ cộng sản điễn hình với HCM dần được xác chứng bởi mắt thấy/tai nghe/thính giác ghi nhận/xúc giác chạm đủ với tận mười đầu ngón tay tại những hiện trường còn mùi bom đạn/âm âm sự chết/đầm đìa sự tàn nhẫn do người cộng sản gây nên khắp từng thước đất miền Nam. Sự Chết do nguyên nhân cộng sản bày ra đủ từ vùng Châu Thổ sông Cửu Long qua chiến khu D, vùng rừng miền Đông Nam Bộ; ở Cao Nguyên Trung Phần đầu nguồn sông Ia Drang.. Và cụ thể với mỗi con đường, mỗi căn nhà ở Huế sau Mậu Thân (2/1968). Điễn hình hơn hết trên 9 cây số đường từ Hải Lăng đến Cầu Câu Nhi Phường, ngày theo Tiểu Đoàn 11 Nhảy Dù tái chiếm Quảng Trị 25 tháng 6, 1972. Và cuối cùng, nói sao cho đủ, viết sao cho hết với mỗi bước chân dẫm lên xác người di tản từ Pleiku về Tuy Hòa, bắt đầu Ngày 16 Tháng 3, 1975 đề kết thúc đúng giờ Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng với thây một con trẻ nát nhầy trước Trại Tiểu Đoàn 1 Nhảy Dù Đường Lê Văn Duyệt, đối diện Nghĩa Trang Đô Thành. Tiếp theo với mười-bốn năm nơi những nhà tù Bắc/Nam sau 1975 thì xác chứng kể trên đã nên thành một xác quyết không thể nào phủ nhận: Cộng Sản/Sự Ác là Một. 

 Đèn Cù của Trần Đĩnh đến năm 2014 mới được in ra. Quá trễ. Nhưng muộn còn hơn không bởi còn nhiều người, rất nhiều người vẫn tin rằng: Người cộng sản dẫu sao cũng là người việt nam (không thể có can đảm viết hoa vì không đủ nhẫn tâm đối với 90 Triệu Người Việt Nam hiện tại đang ở trong nước). Bài viết sẽ chứng minh từ, với chữ của Trần Đĩnh chứ không phải của ai khác – Đảng viên đảng cộng sản việt nam, từ 1948, bắt đầu 1951 viết báo “Sự Thật”. Cái gọi là “Sự Thật” đến bây giờ mới được soi tỏ bởi ánh sáng một cây Đèn Cù – Một loại đèn với hình ảnh, ánh sáng lờ mờ không thật. 

Một- Đảng không thật/Đảng không mạnh.

Đảng không  thật. Vì ngay từ lúc chưa chính thức thành hình, năm 1925, Nguyễn Sinh Côn (Hồ Chí Minh sau nầy) thử “Việt Nam Hóa” tổ chức thanh niên cộng sản do ông thành lập qua danh xưng Việt Nam Thanh Niên Kách Mệnh Ðồng Chí Hội. Mưu định “Việt Nam Hóa” bị khám phá, ông Côn bị thất sủng do nghi ngờ có tinh thần “hữu khuynh quốc gia” đối với Ban Phương Ðông của Quốc Tế Cộng Sản. Năm 1930, ông lại  thêm một lần bị chỉ trích và phê  phán vì đã tự động thống nhất ba chi phái cộng sản (Đông Dương Cộng Sản Đảng; Đông Dương Cộng Sản Liên Đoàn; An Nam Cộng Sản Đảng) dưới danh xưng Việt Nam Cộng Sản Ðảng! Quốc Tế Cộng Sản cực lực lên án sự thống nhất với danh xưng nầy vì cho đây là biểu hiện của sự phân liệt, đặt mục tiêu quốc gia lên mục tiêu quốc tế. Cuối cùng, tổ chức cộng sản (gọi là Việt Nam) đầu tiên phải lấy lại tên cũ: Đông Dương Cộng Sản Đảng! Quyết định do Đại Hội Trung Ương Đảng Lần Thứ Nhất họp tại Hồng Kông (Tháng 10, 1930) căn cứ trên  nghị quyết của Quốc Tế Cộng Sản. Như thế Đảng cộng sản (gọi là) Việt Nam sống đúng được 8 tháng từ tháng 2 đến tháng 10 năm 1930.

Nhưng dẫu đã ngoan ngoãn tuân hành Quốc Tế Cộng Sản.. Tháng 12, 1945, Đảng Cộng Sản Đông Dương tuyên bố tự giải tán với tờ báo đầu tiên của nó, Cờ Giải Phóng. Hội nghiên cứu chủ nghĩa Mác (không cõng theo “chủ nghĩa Lê-nin”) bèn ra đời cùng báo Sự Thật (Lại thêm một lần của nhiều vay mượn, vì “Pravda -Sự Thật” là cơ quan ngôn luận của Ủy ban Trung ương Đảng Lao động Dân chủ Xã hội Nga và Đảng Cộng sản Liên Xô từ 1912 đến 1991. Sau nầy, báo Sự  Thật/VN được thay thế bởi Nhân Dân, số báo đầu tiên ra ngày 11 Tháng 3 năm 1951 tại chiến khu Việt Bắc. Báo Sự Thật/Nhân Dân/CSVN giữ vai trò tương tự như báo Sự Thật của Liên Xô cho đến hôm nay, Thế Kỷ 21, với tổng số phát hành 180.000 tờ/ngày. (Hầu hết người Việt, kể cả đảng viên, các cơ quan nhà nước thường dùng gói đồ, việc vệ sinh.. Pnn) Đây là một vận động trái khoáy, ngược chiều cực kỳ hiếm mà lúc ấy (1945-Pnn) tôi chưa biết: Vừa giành được chính quyền để nổi lên thì đảng đảng lập tức “thoái trào”, rút vào bí mật, dấu tiếng, ẩn danh như chưa từng có bao giờ.. (ĐC, trg 19)

 Giải tán đảng, đổi tên báo không phải là việc làm tùy tiện, nhất thời của HCM, ủy ban trung ương đảng.. Trần Đĩnh giải thích: “..Cụ Hồ mượn tên Trần Lục (HCM luôn có thói tiếm danh/dấu tung tích (như đã một lần với danh xưng Nguyễn Ái Quốc của nhóm Ngũ Long – Năm Người An Nam Yêu Nước ở Paris, 1919) của Cụ Sáu, Phêrô Trần Lục (1825-1899), giáo sĩ nổi tiếng vùng Bùi Chu, Phát Diệm) chỉ viết đến kháng chiến thắng lợi và đất nước hạnh phúc chung chung. Ai rồ mà nói lại chủ nghĩa xã hội, cải cách ruộng đất, thủ tiêu giai cấp? Để cho dân bỏ vào tề (Tề/Thành/T: Vùng quốc gia –Pnn). Về danh nghĩa đảng đã giải tán hoạt động trong bóng tối che chắn của chính quyền (Chính phủ liên hiệp/Chính phủ kháng chiến, thành hình tại Hà Nội, 2/9/45 -Pnn) do đảng nắm chặt (ĐC- Trg 28) 

Cần nhắc lại, năm 1942, Hồ Chí Minh (đang mang tên Nguyễn Ái Quốc bị Quốc Dân Đảng Trung Hoa cầm tù) và tổ chức cộng sản (Việt Nam) cũng đã một lần buộc phải cởi lốt, mặc áo khác, trốn sau lưng một danh xưng khác.. “Theo lệnh trung ương (đảng), Hoàng Quốc Việt đến bảo Kỳ Vân (Một đảng viên trung ương cự phách, sau nầy phải tự vẫn vì tội “chống đảng”, cả gia đình phải chịu liên hệ. Sẽ nói lại nhân vật kiệt liệt nầy ở chương sau-Pnn) sang Hoa Nam tham dự đại hội Việt Nam Độc Lập Đồng Minh Hội do Quốc Dân Đảng Trung Hoa, Tưởng Giới Thạch triệu tập cuối năm 1942. Họ (Quốc Dân Đảng Trung Hoa-Pnn) muốn thống nhất các tổ chức chính trị Việt Nam ở Hoa Nam để đánh Nhật ở trong nước.. Cũng nhờ Hồ Học Lãm (Phe cách mạng quốc gia-Pnn) nói với Trương Phát Khuê (Một thủ lãnh Quốc Dân Đảng Trung Hoa-Pnn) nên cụ (NAQ/HCM-Pnn) được ra khỏi tù cùng với Nguyễn Hải Thần (Phe cách mạng quốc gia-Pnn) về nước lãnh đạo Việt Nam Độc Lập Đồng Minh Hội (Gọi tắt Việt Minh) – ĐC; Trg 39).

Tóm lại, tất cả nguyên nhân quyết định tiên khởi để có “Cách mạng mùa Thu/Cướp chính quyền/Tuyên ngôn độc lập đọc tại Ba Đình ngày 2/9/45” là từ đây: Nguyễn Ái Quốc/Hồ Chí Minh được ra khỏi nhà tù của Tưởng Giới Thạch do sự bảo chứng của Hồ Học Lãm, Nguyễn Hải Thần, những lãnh tụ cách mạng quốc gia đối với Quốc Dân Đảng Trung Hoa.

Đảng không mạnh. Tháng 10, 1949 nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa ra đời. Hơn hai tháng sau cụ Hồ (đã là chủ tịch nước VNDCCH từ 2/9/1945-Pnn) bí mật len qua vùng địch ở Phục Hòa, Cao Bằng đi Trung quốc.. .Đâu biết đại thí sinh sắp dự cuộc khẩu thí mà nếu trúng tuyển thì đất nước sẽ đoạn tuyệt hẳn với thế giới..

..Ông cụ sang kiểm thảo với Mao Trạch Đông, Lưu Thiếu Kỳ, Chu Ân Lai..

.. Ông cụ kiểm thảo xong, Lưu Thiếu Kỳ nhận xét, góp ý kiến..

-Sao lại kiểm thảo?

-Là một chi bộ của quốc tế. Phải xin quốc tế cho nhận xét chứ!     

Nhưng hệ lụy đã nằm sâu bến trong vô thức đảng viên cộng sản Việt Nam: Vị trí đàn em, bên dưới, yên phận, biết ơn..

..Xuân Trường (Ủy viên trung ương đảng, thập niên 60, 70-Pnn) bác nhà mình chủ động khẳng định với Bác Mao quan hệ môi răng giữa Việt Nam và Trung Quốc..

..Bác tự động nhận mình chỉ nêu được có tác phong, còn tư tưởng, lý luận thì để cho Mao Chủ Tịch. Được lãnh tụ ráo riết giáo dục (?-Pnn) điều lệ thêm câu: Lấy tư tưởng Mao Trạch Đông làm kim chỉ nam…

…Từ 1951, tuần nào báo Nhân Dân cũng có vài mẫu của CB (tức cụ Hồ) phổ biến mọi mặt của Trung Quốc.. Dần dà đảng viên cộng sản Việt Nam lại tìm ra chỗ để tự hào được làm em của hai nước vĩ đại: Liên Xô anh cả và Trung Quốc anh hai..

(ĐC, từ trg 47-51)       

Từ 1951 đã là vậy huống gì đến năm 1954 với yểm trợ của Trung cộng từ bát ăn cơm, bánh lương khô, đến khẩu pháo kéo vào trận địa.. Nên dẫu đã chiến thắng trong những ngày đầu Tháng 5, 1954. Hồ Chí Minh và Võ Nguyên Giáp đã buộc phải đến Liễu Châu theo lệnh từ Bắc Kinh trong lúc thế nước đang hồi quyết định để tiến hành tám lần họp trong ba ngày (3-5 Tháng 7, 1954). Cuộc họp đưa ra quyết định trọng đại tại Hội Nghị Đình Chiến Đông Dương đang họp tại Genève (7/1954) đối với số phận tương lai của Việt Nam dưới chủ trì của Chu Ân Lai nhận lệnh trực tiếp từ Mao Trạch Đông.

40 năm sau, 1990 tại Thành Đô, Trung Hoa khi hệ thống đảng cộng sản thế giới đang trong tình thế ngàn cân treo sợi tóc. Với tập đoàn lãnh đạo gồm những nhân vật hàng thứ yếu như Nguyễn Văn Linh, Đỗ Mười..Và dẫu có sự tham dự của cố vấn Phạm Văn Đồng, thuộc thế hệ lãnh đạo cộng sản thứ nhất cùng đến Thành Đô. Nhưng cố vấn Đồng cũng chỉ có mặt đề xác chứng thêm một lần thuận nhượng Hoàng-Trường Sa qua công hàm ấn ký Ngày 14 tháng 9, 1958 về quy định của Châu Ân Lai. Vậy hỏi thử tập đoàn cầm đầu đảng cộng sản nơi Hà Nội hôm nay( qua t hế kỷ 21) cỡ tầm tầm như Nguyễn Phú Trọng có thể xoay trở được gì qua sự kiện giàn khoan HD981?

Trong suốt quá trình gần một thế kỷ (1930-2014), Đảng cộng sản Việt Nam không hề thật/Đảng không hề mạnh/Đảng chỉ là vệ tinh của Quốc Tế Cộng sản, nói rõ hơn: Đảng CSVN/Hà Nội hoàn toàn thống thuộc với Đảng Cộng Sản Trung Hoa. Và tất cả tai họa cuối cùng chung nhất của toàn Dân Tộc Việt Nam rộng ra với dân chúng ba nước Đông Dương (tất nhiên bao gồm cả người/tổ chức đảng cộng Đông Dương/Đảng cộng sản VN) không phải là vấn đề: “Mao nhều”- Chữ của Trần Đĩnh để chỉ nhóm ”thuần Mao” nơi tòa soạn báo Nhân Dân, nhà xuất bản Sự Thật, Bộ chính trị ở Hà Nội..  Hay là nhóm gọi là “Xét Lại” tức là thành phần “Mao (không) nhều” mà là “Khruschev gộc” tức là nhóm theo Liên Xô/Thuần Nga..v..v.

Những vấn đề như trên là “VẤN ĐỀ GIẢ”. Vấn đề chính là “Hồ hàm” tức là “Thuần Hồ/Từ Hồ/Của Hồ/Với Hồ” – Đầu mối toàn bộ tai họa của Phận Mệnh Việt Nam/Đông Dương. Tập thể “Hồ hàm”” không chỉ giới hạn nơi Hà Nội mà có mặt của Mặt trận giải phóng Miền Nam; Đảng Nhân Dân Cách Mạng Lào; đảng Nhân Dân Cách Mạng Khmer – Những sản phẩm thuần thành từ Đảng cộng sản Đông Dương/VN/Hà Nội – Tức là của “Hồ hàm” chứ không thể của ai khác. Đây là nội dung của những phần kế tiếp mà người viết phải nói cho đến tận cùng khi Viết với Tính Thật của hôm nay 2/9/2014 thay thế Lịch Sử bị đánh tráo từ  2/9/1945 khi đọc Đèn Cù của Trần Đĩnh. Hơn thế nữa, chỉ mấy chục trang sách từ trang 19 đến 51 thôi mà Trần Đĩnh phải đợi hết một đời người mới viết được viết nên!

Hai- Thuần Hồ/ Của Hồ/Với Hồ..

Quả thật Đảng cộng sản VN/Hà Nội không phải hên may mà đoạt thắng suốt lịch sử dài từ 1945, 1954, 1968, 1972, 1975.. nhưng bởi đã tập họp đủ các điều kiện thuận tiện, vận động thời cơ đúng lúc, lợi dụng được tình thế.. do những sơ hở, nhầm lẫn của lịch sử luôn lập lại. Những nhầm lẫn khách quan và chủ quan của thế trận quốc tế, nơi khu vực Đông-Nam Á đưa tới để thực hiện “Cách mạng Tháng 8 năm 1945”; những lổ hổng (có dự tính của các bên đàm phán) của Hiệp Ước Đình Chiến Đông Dương 1954; những mù mờ (rất nhiều tính toán của các bên giữ phần quyết định) khi ký kết Hiệp Định Tái Lập Hòa Bình Tại Việt Nam 27/1/1973.. Những nhầm lẫn, dự mưu, tính toán từ nhiều thế hệ lãnh đạo mang đủ quốc tịch Mỹ, Hoa, Nga, Anh, Pháp..Những nhân sự khôn ngoan, trí hiểm nói lên lời và thực hiện đủ sách lược: “Trong chính trị không có kẻ thù vĩnh viễn chỉ có lợi ích (quốc gia của mỗi bên) là không thay đổi.. “ Đây là những người không hề kể đến mối đau VN, vì “Việt Nam Cộng Hòa” hay “Việt Nam Cộng Sản” không là mối quan tâm của họ như trong lần giữ chức vụ Cố vấn an ninh quốc gia Kissinger bàn tính với Thủ tướng Châu Ân Lai ở năm 1972 về cục diện Đông Nam Á, thế trận toàn cầu. Và cuối cùng, nhân vật tên gọi Nguyển Tất Thành, Nguyễn Sinh Côn, Linov, Thầu Chín, Lão Vương,  Hồ Quang, Nguyễn Ái Quốc, Hồ Chí Minh và những kẻ phụ tá, Trường Chinh, Lê Duẩn, Võ Giáp, Phạm Văn Đồng, Lê Đức Thọ… cùng một tập thể gồm những cá nhân thuộc tổ chức đảng cộng sản – Tập thể tuy gọi là người Việt nầy nhưng suy nghĩ, hành động theo chỉ đạo của tổ chức cộng sản quốc tế, cụ thể những nghị quyết xuất phát từ Mạc Tư Khoa và Bắc Kinh.

Kể từ Hội Nghị Thành Đô 1990 Bắc Kinh chiếm giữ độc quyền chỉ đạo Hà Nội, sau khi đảng và nhà nước cộng sản Liên Xô tan rã, 1991. Đồng thời trong quá trình tuân phục tổ chức quốc tế cộng sản, giới cầm quyền đảng, nhà nước cộng sản VN luôn áp dụng một phương cách, phương tiện, điều kiện,hoàn cảnh riêng để thực hiện cho bằng được mục tiêu:  “Bao nhiêu lợi quyền tất qua tay mình. Đấu tranh này là trận cuối cùng. Kết đoàn lại để ngày mai.. Sẽ là xã hội tương lai..” như bài hát Quốc Tế Ca kêu gọi thúc dục. Chỉ khác, nội dung bài hát được sáng tác năm 1870 từ lời thơ viết bởi trái tim cao thượng của Eugène Pottier (1816–1887), sau được Pierre Degeyter (1848–1932) phổ thành khúc ca hùng tráng thì quyền lợi hôm nay (đã) không vào tay của giai cấp công nhân-nông dân như lời tuyên truyền khuyến dụ của Karl Marx, Lenin, Stalin, Fidel Castro, Kim Nhật Thành, Mao Trạch Đông, Hồ Chí Minh khi khởi nghiệp bạo loạn, cướp chính quyền THÌ VÀO TAY AI TRONG THỰC TẾ?. Bởi tại Thế Kỷ 21, hai giai cấp tiền phong nầy trở thành thành phần cùng khổ, đọa đày nhất với thực tế suốt một thế kỷ vừa qua và hiện nay. Công nhân, nhất là nông dân chiếm số lượng lớn trong tổng số 100 triệu người bị giết bởi những chế độ cộng sản Đông- Tây. Và giai cấp gọi là “vô sản chuyên chính cầm quyền” trở thành một loại “tư bản đỏ/thái tử đảng– Tập trung đủ toàn phần những tính chất “tàn bạo/bóc lột/phản động/lạc hậu/độc đoán/tham lam/ích kỷ..” của tất cả những chế độ, cá nhân độc tài cầm quyền mà lịch sử nhân loại hẳng chứng kiến. Tập đoàn những cá nhân-gia tộc-phườnghội-bè đảng hiện đang có mặt đủ ở Bắc Kinh, Bình Nhưỡng, La Havana, Hà Nội, và Sàigòn được “Bắc kỳ 75 Hóa” nên thành TP/HCM!  Putin, kẻ cầm quyền hiện tại nơi nước Nga cũng là một sản phẩm của thứ loại cầm quyền nầy chứ không thể ai khác. Chúng ta hãy xem người cộng sản VN/Hà Nội đoạt quyền/thu lợi/chiếm giữ địa vị chóp bu như thế nào.

Cần nhắc lại sự kiện, được sự đồng ý của Quốc Tế Cộng Sản, Tháng 12, 1945, Hồ Chí Minh giải tán Đảng Cộng Sản Đông Dương, tức tiền thân của đảng cộng sản VN. Đồng thời tuyên bố kết thúc tờ báo đầu tiên của đảng, báo Cờ Giải Phóng. Tiếp theo, đảng (đã rút vào bí mật) cho ra báo Sự Thật, tiếp là Nhân Dân để thay thế. Đây là tờ báo mà Trần Đĩnh hãnh diện kể lại là một trong ba người biên tập đầu tiên, lúc mới qua tuổi 20 (TĐ sinh năm 1930). Mối hãnh diện mà nay viết lại sau hơn nửa thế kỷ vẫn còn nguyên cảm xúc “..Cái gì còn lại của bài học Tổng bí thư (Trường Chinh) trực tiếp buổi ngu ngơ nhập môn… Tinh thần được nhìn, phê phán, xây dựng y như Tổng bí thư “ (ĐC, trg 23). Báo Sự Thật hay báo Nhân Dân thay thế sau nầy giữ vai trò quan trọng tương tự như các báo chính thức của đảng cộng sản Liên Xô, Trung Cộng cho đến hôm nay, Thế Kỷ 21.

Báo Nhân Dân với ba thành viên cốt cán đầu tiên gồm Trường Chinh, Hoàng Tùng, Trần Đĩnh còn có một cây bút ần danh khác.. “Có lẽ để phối hợp với bài báo của tôi (TĐ), CB (bí danh của Bác Hồ) gởi đến bài “Địa chủ ác ghê” có nội dung: Thánh hiền dạy rằng: “Vi phú bất nhân”. Ai cũng biết rằng địac chủ thì ác: như bóc lột nhân dân, tô cao lãi nặng, chây lười thuế khoa –thế thôi. Nào ngờ có bọn địa chủ giết người không nháy mắt. Đây là một thí dụ: Mụ địa chủ Cát-Hanh-Long cùng hai đứa con và mấy tên lâu la đã kể các tội cụ thể và con số cụ thể (ĐC, trg 85). Trần Đĩnh đã kể lại chính xác hành vi, bút phê, chữ ký của HCM khi quyết định giết bà Nguyễn Thị Năm (Cát-Hanh-Long), là người chủ gia đình đã đón bản thân HCM và đám cán bộ trung ương Việt Minh cộng sản về trú ngụ tại nhà bà ở Hà Nội trong những ngày tháng 8, tháng 9, 1945 trước khi Hồ khai sinh nhà nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa ngày 2 Tháng 9, 1945.

Bà Nguyễn Thị Năm không phải “được chết oan” một cách yên lành nhưng với cảnh tượng kinh hoàng.. “Khi du kích đến đưa bà đi, bà ta đã cảm thấy như có sự gì nên cứ van lạy “các anh làm gì thì bảo em trước để em còn tụng kinh..” Bà ta vừa quay người thì mấy loạt đạn tiểu liên nổ sát lưng.. Mua áo áo quan được thì không cho bà ta vào lọt. Du kích mấy người bèn đặt bà ta lên miệng cổ áo quan rồi nhảy lên vừa giẫm vừa hô: “chết rồi còn ngoan cố này..” Nghe xương kêu răng rắc.. Cuối cùng bà ta cũng vào lọt, nằm vẹo vọ như con rối vậy..” (ĐC, trg 86). Bà Nguyễn Thị Năm không bị thanh toán một mình, con bà.. “Chính Ủy Công, Trung đoàn pháo 105 ly đang học ở Côn Minh, Trung Quốc (Bài báo trên của CB (bác Hồ) có nhắc đến trường hợp Chính Ủy Công) bị điệu về cùng mẹ chịu đấu tố, nhưng “nghe nói” không được chứng kiến vụ chôn cất mẹ (Theo cách man rợ kể trên –pnn)” ( ĐC trg 86) . Sợ rằng viết như thế chưa trình bày đủ khả năng/quyền giết người của HCM, Trần Đĩnh viết rõ hơn.. ”Sở dĩ báo chí không dự đấu là vì giữ bí mật, ngại Đồng Bẩm cách Hà Nội vài chục cây số đường chim bay, Pháp có thể nhảy dù xuống đó. Cụ Hồ bịt râu đến dự một buổi và Trường Chinh thì đeo kính râm suốt”. (ĐC, trg 84)  

              Giết bà Nguyễn Thị Năm, (Ân nhân lớn của đảng nhà nước cộng sản khi đang trong hoạt động bí mật) không phải chỉ do hành vi đơn lẻ của một đội cải cách ruộng đất, nhưng là một sách lược chung được chỉ đạo nhất quán từ quyền giết người của HCM.. “Tôi (TĐ) đọc lại danh sách những người bị tuyên án tử hình do các đoàn ủy thí điểm giảm tô trong Thanh-Nghệ gửi lên Cụ Hồ đề duyệt ân xá. Mỗi bản gồm tên bảy tám con người khốn khổ” (ĐC, trg 90). Nhưng HCM thật ra cũng chỉ là kẻ thi hành vì: “Hoàng Tùng (Biên tập/Tổng biên tập Nhân Dân (1951-1982); Ủy viên BCH/TUĐ (1976-82) -pnn) hồi ký: “..Mùa hè năm 1952 Mao Trạch Đông và Stalin gọi Bác sang, nhất định bắt phải cải cách ruộng đất. Sau thấy không thể từ chối được nữa Bác mới quyết định phải thực hiện… Họ muốn qua cải cách ruộng đất để “chỉnh đốn” lại Đảng ta. Thời gian từ lúc tiến hành cải cách ruộng đất đến lúc dừng là 3 năm” (Trích đăng từ hối ký Hoàng Tùng “Vài chuyện về Bác Hồ với Trung quốc –Pnn). “Trung quốc đã rắp tâm đưa đảng cộng sản VN vào qũy đạo của Trung quốc như bóng với hình” (ĐC, trg 95).

Cuối cùng, sợ rằng viết rõ như trên sẽ làm sứt mẻ đến “uy tín, đạo đức của bác Hồ”, Trần Đĩnh biện hộ mập mờ quanh quẩn: “Trong hồi ký nói về mười nỗi buồn của Bác Hồ, viết bác không tán thành đấu Nguyễn Thị Năm” (ĐC, 85).

Đến đây chúng ta có thể kết luận không sợ sai lầm: Chính Hồ Chí Minh chứ không ai khác là tác nhân xây dựng/lãnh đạo/điều hành toàn diện các kế hoạch (giết người) của đảng cộng sản VN từ ngày thành hình 1930 qua các giai đoạn cao trào cũng như thoái trào của tổ chức chính trị bạo lực nầy. Tiến trình nầy hiện thực cụ thể trong Chiến Dịch Cải Cách Ruộng Đất khởi động từ 1953 đến năm 1956 như trên đã đề cập với những nhân sự điễn hình qua câu vè: “Phá đảng lừng danh quân Đặng Thí. Giết người khét tiếng gã Chu Biên” (ĐC, trg 111). Những tên sát nhân lừng danh Đặng Thí, Chu Biên nầy không hề bị trừng phạt, trái lại được tưởng thưởng do công lao xây dựng chế độ với thành tích: “Chu Văn Biên, bí thư đoàn ủy cải cách ruộng đất Nghệ-Tĩnh, bắt ghế ngồi trên thềm cao chỉ tay vào mặt mẹ đẻ chấp tay đứng dưới sân gằn giọng.. Tao với mi không mẹ không con mà chỉ là kẻ thù giai cấp của nhau. Tao có phận sự tiêu diệt mi.. Chu Biên được đề bạt thứ trưởng nông nghiệp do“nhiệt tình cách mạng”. (ĐC trg 111) Và Đặng Thí được đề cử vào BCH/TUĐ khóa 1967-1982 cùng với Hoàng Tùng, đồng nghiệp, đồng chí thân thiết của Trần Đĩnh trong ban biên tập báo Nhân Dân từ 1951.

Thế nên những giọt nước mắt của HCM trong lần khóc lóc nhận lỗi trước dân chúng miền Bắc vào ngày 18 Tháng 8. 1956 không đủ đề xóa mờ tội ác đối với những người chỉ sở hữu 0,65 hécta đất! Hitler, Himmler thậm chí đến Rudolf Höss, chỉ huy trưởng trại hành quyết Auschwitz không hề bóp cò súng hay bấm nút lò hơi ngạt để giết một ai, nhưng đích thực là quân thủ phạm tội ác diệt chủng 6 triệu người Do Thái. Cũng thế, Hồ Chí Minh, Trường Chinh, Lê Duẩn, Võ Nguyên Giáp, Lê Duẩn.. tất cả tập đoàn bộ chính trị đảng cộng sản VN là thủ phạm lần tàn sát tập thể người Việt một cách có hệ thống kể từ ngày đảng cộng sản thành lập. Qúa trình tàn sát được thực hiện qua những cao điểm: Cải cách ruộng đất 1953-1956 ở Miền Bắc; Mậu Thân Huế, 1968; Đại Lộ Kinh Hoàng, Quảng Trị 1972.. Và mỗi thước đất, mỗi làng xóm, thị trấn, thành phố của miền Nam dài theo chiến dịch Hồ Chí Minh khởi đi từ 10 tháng 3, 1975 với cuộc tấn công Ban Mê Thuộc. “Tội Ác-Đảng Cộng Sản” không ngừng lại tại Ngày 30 Tháng Tư, 1975 với  600.000 người Việt chết trên đường vượt biên, vượt biển bởi kế hoạch “công an tổ chức vượt biên/cộng an bán bãi vượt biên/công an tàn sát vượt biên”. Tội ác diệt chủng nầy được thực hiện bởi một “sợi chỉ hồng xuyên suốt”: Hồ Chí Minh – Và tập thể những kẻ cầm bút tên gọi Tố Hữu, Tô Hoài, Chế Lan Viên, Nguyễn Khải, Trần Đĩnh.. CÓ MẶT ĐỦ chung quanh tên giết người siêu đẳng nầy tại Hà Nội từ 1945, 1954, 1960.. và sau 1975 tại “Sàigòn- tp/hcm” như một thành quả thắng lợi hãnh diện.   

Tội ác có hệ thống/được chỉ đạo kể trên được lập lại với hình thức và đối tượng thụ nạn khác trong đợt “Cải Cách Công Thương Nghiệp miền Bắc” tại hai năm 1958-1960. Đây cũng là tiền đề “Chiến dịch cướp giật cấp nhà nướcđối với miền Nam sau khi đợt tiến công quân sự/Chiến dịch Hồ Chí Minh kết thúc tại Ngày 30 Tháng 4, 1975. Và hiện tại là bước cuối cùng – Chiếm đoạt Quyền Sống của 90 triệu người dân Việt -Toàn khối dân chúng bị xóa bỏ quyền sở hữu đất đai trên khu đất, nhà ở  từ trăm năm trước do tổ tiên để lại. Tất cả tội ác hôm nay chỉ là hệ quả tất yếu sau lần đoạt chiếm Miền Nam với cuộc xâm lăng ngụy danh chiến tranh giải phóng (1960-1975). Cuộc chiến mà Trần Đĩnh đã tích cực hãnh diện dự phần nay cố tâm làm nhẹ tội đối với Hồ Chí Minh, Trường Chinh – Những người Trần Đĩnh vẫn còn “nặng tình” khi viết Đèn Cù gần 40 năm sau lần đoạt chiếm miền Nam cho dẫu có lúc ông nói thật: “Bởi vì gần suốt cuộc đời viết, lách tôi đã tự nguyện làm thủ phạm tàn phá trước hết vào chính ngay mình”.

Trần Đĩnh nói Thật nhưng chưa Đủ – NÓI NHỮNG ĐIỀU KHÔNG CẦN THIẾT QUÁ TRỄ. Phải nói như Nguyễn Chí Thiện: “Tôi biết nó! Thằng nói câu nói đó! Tôi biết nó! Đồng bào miền Bắc biết nó! “ Lời buộc tội phải tuyên cáo cùng thế giới, với dân tộc cụ thể sau Mậu Thân, 1968 khi Hồ Chí Minh ban lệnh tiến công giết dân miền Nam: “Xuân Nầy hơn hẳn mấy Xuân qua. Thắng lợi tin vui khắp mọi nhà . Nam Bắc thi đua diệt giặc Mỹ. Tiến lên toàn thắng ắt về ta!” Trần Đĩnh không nói lên lời “PHẢI NÓI” nầy, ông khôn khéo chạy tội cho Hồ: “Luận điểm của Lê Duẩn.. Cho là cụ Hồ đứt gánh giữa đưởng! Ở Đại Hội 3 (9/1960- Pnn) để những người gắn bó với Nam Bộ, Trung Bộ như Lê Duẩn, Nguyễn Chí Thanh, Phạm Hùng..v.v  vào Bộ Chính Trị đông là Cụ (luôn được TĐ viết hoa – Pnn) muốn bày tỏ ý gửi gắm công cuộc giải phóng miền Nam cho họ… Phải nhận là từ tuyên bố Hồ-Notvotny (?) đến việc không biểu quyết ở Hội Nghị 9 (Hội nghị trung ương đảng 9 quyết định đánh miền Nam bằng vũ lực, 1960 – Pnn), Ông Cụ nhất quán về quan điểm (Quan điểm “Chung Sống Hòa Bình của Khruchev/Không gây chiến tranh miền Nam (?!) – pnn) (ĐC, Trg 253)

Bắt đầu viết năm từ 1990 để năm 2014 có được những giòng chữ “khôn ngoan/sáng suốt/thành thực” như trên kể ra quá muộn và quá nhẹ đối với “Tội Diệt Chủng/Hồ Chí Minh – Tội ác thấm máu chính ông già vợ của Trần Đĩnh và bao nhiêu nước mắt, mạng sống từ thân tộc, đồng bào của ông – Người viết văn, làm  báo Trần Đĩnh. 

 Ba – Mao “nhều”/Mao “ít”..

Sau thời gian viết loạt bài Một và Hai về cuốn Đèn Cù. Người viết phải tạm ngừng vì lần ra đi của Người Bạn Nguyễn Xuân Hoàng – Nhân dáng điễn hình Kẻ Sĩ Miền Nam trước, sau 1975 ở trong nước, nơi hải ngoại. Người Bạn không lớn vì văn nghiệp – Văn nghiệp là gì khi con người đối diện cánh cửa tử/sinh với cơn đau cào xé từng tế bào nhỏ bị nhiễm độc?! Người Bạn cũng không lớn do quá trình đã đào tạo những thế hệ môn sinh, cao đồ lẫy lừng danh tính. Không, Bạn Chúng Ta – Nguyễn Xuân Hoàng là điễn hình mẫu mực của Những Thế Hệ/Một Thế Hệ/Kẻ Sĩ Miền Nam. Thế hệ với những con người bình thường dạy học/viết văn/làm báo với một tấm lòng chân thực trong giai đoạn 1954-1975 ở trong nước, và sau ra hải ngoại khi đã gánh chịu đủ tháng năm dài tù ngục không án lệnh/không tội danh từ chế độ gọi là xã hội chủ nghĩa. Một chế độ mà hiện nay được cuốn Đèn Cù của Trần Đỉnh đốt lên một phần ánh sáng chiếu rọi. Nhưng thật ra chỉ là ánh sáng nhập nhằng lẫn quẩn của một cây đèn cù xoay quanh một trục Sự Thật Giả. Cũng vô tình, lần ra đi của Nhà Giáo/Nhà Văn/Nhà Báo Nguyễn Xuân Hoàng làm rõ ràng, chính xác thêm khi so sánh Thật/Giả- Nam/Bắc. Chúng tôi tiếp tục chứng minh.

Với lối hành văn của một người viết báo, viết sách chuyên nghiệp từ 1951, Trần Đĩnh dựng nên thế giới bát nháo xoay vòng như cây Đèn Cù của xã hội tệ hại, ác độc từ miền Bắc nói chung, của tập đoàn cầm quyền, giới viết văn làm báo Hà Nội trước 1975, của cả nước sau 1975. Đấy là lối hành văn tuyên truyền chính trị dùng để viết báo Nhân Dân cơ quan ngôn luận trung ương đảng cộng sản; lối viết sách hô hào chiến đấu gọi là chống thực dân Pháp trước 1954 (cuốn Bất Khuất/Trần Đỉnh  (?)); những chữ nghĩa gọi là chống đế quốc Mỹ trước 1975; chống  Ngụy Quân-Ngụy Quyền kể cả sau ngày 30 tháng 4, 1975. Loại sách, báo có lời văn và nội dung sau nầy được những “liệt sĩ” Đặng Thùy Trâm, Nguyễn Văn Thạc.. lấy làm khuôn mẫu viết nên những lời “văn khí” (Mượn chữ “văn khí” từ Ngô Nhân Dụng/Báo Người Việt khi tán tụng Trần Đĩnh -Pnn):  “Thằng Mỹ như thế nào?Tôi muốn đâm lưỡi dao vào trái tim đen đúa của nó..  Nguyễn Văn Thạc. Mãi Mãi Tuổi Hai Mươi. NXB Thanh Niên, VN, 2005”.

Tuy nhiên, khác với đám văn công máu me được khai sinh từ Hội Nhà Văn Hà Nội/Hội Nhà Văn Việt Nam sau 1975, Trần Đĩnh cao hơn vì ông được dẫn dắt vào nghề viết bởi Tổng Bí Thư Trường Chinh, Đặng Xuân Khu, tay lý luận hàng đầu của đảng cộng sản Việt Nam. Tổng bí thư TC “giáo dục” anh thanh niên 21 tuổi Trần Đĩnh như sau: “Làm báo phải phát hiện vấn đề. Đề xuất ý kiến.. Trường Chinh cầm bút giập đi chữ “nhật” thừa (Của bài xã luận có tiêu đề “Nhân ngày sinh nhật của Hồ Chủ Tịch”-Pnn ) rồi kéo từ đó ra ngoài lề bằng một đường thẳng mà anh cho tận cùng bằng một ốc sên, nói.. Chữ tắt nầy là chữ “d” của deleitur, tiếng La-tinh có nghĩa là xóa…  Còn gì của bài học Tổng bí thư trực tiếp dạy tôi buổi ngu ngơ nhập môn? Tinh thần không sùng bái, tinh thần được nhìn, phê phán xây dựng y như Tổng bí thư.. ĐC, Trg 23)  

Trời đất! Cho phép chúng tôi được kể ra một so sánh.. Bài học nhập môn của Tổng bí thư Trường Chinh dạy nhà văn/nhà báo trụ cột Trần Đĩnh là việc làm hằng ngày của thợ sắp chữ (thường lả trẻ vị thành niên) và giới thầy cò của các báo và nhà sách ở Sài gòn, nơi Miền Nam trước 1975. Hoạt động nầy được xem như một nghề thủ công/sửa bản vỗ cho nhà in trước khi đem đi đăng báo, in thành sách. Đám trẻ thợ sắp chữ và giới thầy cò Sàigòn không hề cần đến một ông thầy gọi là tổng bí thư đảng cộng sản (?) vẫn làm công việc sửa bản vỗ trước khi đem in báo, in sách một cách thiện nghệ, đến 30/4/1975 thì bị mất việc vì tội “công cụ cho văn hóa Mỹ-Ngụy” 

Trở lại với Trần Đĩnh, từ buổi đầu “ngu ngơ” (chữ của TĐ), ông tiến nhanh trên nghiệp vụ, trở nên là người thân cận (thân cận nhất) của tập thể nhân sự cầm đầu đảng cộng sản.. Ông nghe tận tai lời của Trường Chinh (Nhân vật “ấn tượng” của TĐ suốt một đời dài cho dến hôm nay) nói về sinh hoạt tính dục của bản thân “.. thì cũng dặn sách vở giáo điều thế thôi, chứ tôi ấy, mai bà Minh đây (chỉ bà vợ) đẻ, tối nay tôi vẫn jusqu’au bout – đến cùng..” (ĐC, trg 26). Ông được chứng kiến và nghe kể trực tiếp từ người trong cuộc: “ Một dạo Phan Kế An ngày ngày đến vẽ Cụ Hồ. Một chiều về sớm hơn, An nói: À cái P.M. (Phương Mai) tự nhiên mang ba-lô chăn chiếu đến chỗ Ông Cụ, tớ được xua về sớm..” (ĐC trg 30) . Trần Đĩnh còn đem chuyện riêng tư ăn nằm với phụ nữ của Hồ Chí Minh ra kể lại công khai để bảo đảm tính cách gần gũi/chính xác đối với lãnh tụ “..Ông Bác chỉ tìm nạ dòng. “Sao lại thế”. Thấy Bác dại chúng tôi kêu lên. Thì được giải thích. “Thế là Bác khôn. Nạ dòng thì đỡ rầy rà hậu sự” (ĐC Trg32) .

Những chuyện “ bí mật/phòng the” của Hồ Chí Minh, Trường Chinh dẫu đã được Trần Đĩnh trình bày dưới những góc cạnh “thật thà/sống động/sống sượng” như trên vẫn chưa đủ để dựng nên cảnh tượng trân tráo của “đèn cù cộng sản Hà Nội”. Trần Dĩnh gắn thêm những con rối khác: Trước tiên là Tố Hữu, đệ nhất văn công của chế độ. Đây là nhân sự nhờ đã viết những vần thơ rừng rực “thi khí” (Mượn chữ “văn khí” từ Ngô Nhân Dụng/Báo Người Việt khi tán tụng Trần Đĩnh) nên đã lên chức phó chủ tịch Hội đồng bộ trưởng (phó thủ tướng) đảm trách nông nghiệp khiến dẫn đến tình cảnh cả nước gần chết đói sau 1975 khi đã tịch thu hết lúa gạo miền Nam trả nợ cho Tàu. Tố Hữu bị mất uy tín vì vai trò “nhà (làm) thơ (lại) đi làm kinh tế (trật)” qua những vụ khủng hoảng tiền tệ (1985), cải cách nông nghiệp (1981) nên bị miễn nhiệm mọi chức vụ, chỉ còn làm một chức nghiên cứu hình thức hờ. Tuy nhiên “thi khí” của Tố Hữu vẫn luôn luôn “cực kỳ” với những chữ/nghĩa mà Trần Đĩnh trong nhiều trang sách không dấu sự ghen ghét/ganh tỵ nên liệt Tố Hữu vào loại “Mao nhều” nặng nề nhất (sẽ nói rõ thêm về “Mao nhều” ở đoạn sau).

Năm 1953, Tố Hữu khi chưa là “Mao nhều” đã có màn kêu khóc: “Ông Stalin ơi! Ông Stalin ơi! Thương cha, thương mẹ, thương chồng. Thương mình thương một. Thương ông thương mười! “ để ngợi ca tên sát nhân thấm máu 20 triệu dân Nga và các sắc dân thuộc Liên Bang Sô Viết chết. Tố Hữu không khóc một mình, y có “đồng chí/bác vĩ đại” đồng tế: “..Một tối kẻng thình lình gọi toàn thể lên hội trường.. Thì Tố Hữu ủ rũ đi vào theo sau là cụ Hồ. tôi bỏ chỗ leo ngồi đàng sau lưng ông Cụ.. Tố Hữu bước lên sân khấu, cầm đè lên hai tay bưng một vật gì ấp vào ngực.. Tố Hữu mới từ từ quay lại nước mắt chan hòa trên mặt từ lúc nào. Trên phông màn đò hiện nên chân dung đại nguyên soái Stalin.. Tôi thấy bàng hoàng hơn là đau buồn.. Tôi vẫn bị khó chịu vì cái cảnh “đánh đố loài người” của Tố Hũu. Ông ấy hình như tranh hơn thiên hạ (cụ thể là hơn “tôi/TĐĩnh” đang ngồi sau lưng Cụ! Pnn) cả ở chỗ được biết sớm hơn hung tin, do đó được ưu tiên đau xót trước (Tội nặng hơn nữa là trước cả ”tôi/TĐĩnh” đang ngồi sau lưng Cụ! Pnn). Trước mặt tôi. Cụ Hồ nức nở. Không ngừng đưa khăn tay màu trắng lên lau nước mắt. Và nước mắt thì cứ chảy trên hai má Cụ đỏ bóng, vì khóc, vì xúc động. (ĐC, trg 73-74).

Mấy năm sau, “thi khí” của Tố Hữu (khi đã bắt đầu thành Mao “nhều”) vượt biên giới Xô Viết, chuyển qua Trung cộng với: “Mao Trạch Đông! Mao Trạch Đông! Tôi đã thấy: Dáng người cao lồng lộng. Đẹp như một ngọn cờ hồng. Trên mặt người. Mặt đất mênh mông.” Hoặc: “Bác Mao tuy ở rất xa. Bác Hổ ta đó ấy là Bác Mao”. Hay:“Bên đây biên giới là nhà. Bên kia biên giới cũng là quê hương”(ĐC, trg 233). Thơ như thế quả thật rất xứng đáng với thành tích giết 50 triệu người Hoa (Có thể cao hơn nữa, tài liệu của nhà nghiên cứu Trung Hoa, Stuart Schram nêu ra con số 70 triệu –Pnn). Tệ hại hơn, Tố Hữu được Trần Đĩnh mô tả dưới dạng tướng, tầm phào, vụn vặt ”..Tố Hữu một trưa dậy ra suối giặt quần đùi .. Ca cẩm với Kim Lân.. Xuân Diệu nó mó máy mà tuột bu nó mất xích, mệt quá! Mà hai hôm nay lại ăn toàn cơm với măng (ĐC, Trg 32). Hoặc cảnh ăn thịt chó của những tay đầu sõ, lẽ tất nhiên có mặt Trần Dĩnh vì bữa thịt chó là do tiền ăn mừng thành tích viết xong tiểu sử Hồ Chí Minh mà Trần Đĩnh được đến 400 đồng trong tổng số 900 đồng nhuận bút (Vàng 16 Đồng/Một chỉ) “..Mừng tiểu sử chính thức của Hồ Chủ Tịch ra đời, Tố Hữu khao một bữa thịt chó thịnh soạn tại nhà.. Tố Hữu còn mời Nguyễn Chí Thanh (Thao) và Hoàng Tùng (Tổng biên tập lâu nhất của báo Nhân Dân  (1954-1982); Tùng cũng là một “Mao nhều” được Tr Đĩnh “luộc” rất kỹ. Dẫu Tùng là đồng nghiệp/đồng sự  với Đĩnh từ 1951-Pnn). (ĐC, trg172). Bữa tiệc thịt chó được mô tả sống động qua những trao đổi thủ thỉ ân tình “..Thao Thao (NcThanh) đưa Lành (Tố Hữu) chai dấm.. Lành, Lành đưa Thao chai vang.. (ĐC, trg 173).  Cũng bởi NCThanh là đối thủ của VNGiáp (gốc cộng sản Bắc Kỳ, có học đại học, cánh của TĐĩnh -Pnn) nên bị Dĩnh khinh thường xếp vào loại “Mao nhều” với những đặc chất: “.. Thao (NCThanh) đã luận thuyết hào hứng về thiên tài bếp núp dân tộc – Đã (là) thịt chó thì nhất định phải thằng bún đi với thằng mắm tôm.. Về chính trị, Thanh nghe Bắc Kinh nồng nhiệt hơn Giáp. Và ít ra lý lịch (của Thanh) không dính đến đại học.“ (ĐC, trg 173). Nhưng Nguyễn Chí Thanh (ông tướng nông dân/chỉ thiếu chữ “vô học”- Cách TrĐĩnh gọi NCThanh- Pnn) ngoài khả năng uống sâm banh Moet & Chandon, ăn thịt chó, Thanh còn có những khả năng đa dạng khác.. Với những chức vụ quan trọng như Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội miền Bắc (195); Bí thư Trung ương Cục miền Nam, kiêm Chính ủy Quân Giải phóng miền Nam (1965-1967) (bị thanh toán, không rõ nguyên nhân và thủ phạm, ngày 6 tháng 7, 1967 tại Hà Nội)..  Viên tướng gốc nông dân nầy phát động chiến dịch : “..Đánh phá ác liệt tiểu thuyết “Phá Vây” của Phù Thăng vì có câu: “Hòa bình là nguyện ước của vạn vạn con người” rồi tiểu thuyết “Vào Đời” của nhà văn quân đội Hà Minh Tuân..” (ĐC, trg 234-235). Không chỉ chỉ đạo sâu sắc trong mặt trận văn hóa/tư tưởng, nhân vật được mệnh danh “con người của những đột phá”, mang quân hàm đại tướng tên gọi Nguyễn Chí Thanh còn nâng cao khả năng lãnh đạo/nhận thức lên một tầm vóc mới: “Năm 1963, Nguyễn Chí Thanh có bài đăng trang nhất của báo Nhân Dân (Nhắc lại, Thanh là “ông tướng nông dân” theo cách đánh giá của TrĐ, nói trắng ra là đồ “vô học”- Pnn) kêu gọi tiết kiệm lương thực.. Biện pháp duy nhất là bóp miệng lại. Thanh nay liệt bún vào bảng xa xỉ phẩm. Viết hẳn: Tại sao phải ăn bún!! (ĐC, trg 235). Cũng nên nhắc lại: Khi ăn thịt chó nhà Tố Hũu, chính Thanh đã một lần hùng hồn ca ngợi: “.. Thao (NCThanh) đã luận thuyết hào hứng về thiên tài bếp núp dân tộc- đã là thịt chó thì nhất định phải thằng bún đi với thằng mắm tôm..“ (ĐC, trg 173). Tóm lại theo quan điểm chính trị sáng tạo của viên đại tướng quân đội nhân dân thì “thằng bún” đã tiếp tay cho Mỹ-Ngụy, là thủ phạm phá hoại nền kinh tế xã hộ chủ nghĩa! Tại sao Tướng Thanh mắc phải quan điểm tả khuynh sai trái như vậy? Trần Đĩnh gom chung vào một bọc–Bọn “Mao nhều” – Thủ phạm chính của bi kịch Việt Nam!

Sự sáng suốt của Đĩnh sau nầy được Như Phong đánh giá: “Là cựu Văn Hóa Cứu Quốc nhưng nay cũng đang ở danh sách, những người mê Mao, sùng bái Mao, Mao “nhều”..  Cuối những năm 70, chính anh đã bảo tôi: Mầy nhìn rõ lão Mao rất đúng và rất sớm (ĐC, trg 235).

Đến đây, chúng ta có thể kết luận về “Phát hiện Mao nhều/Trụ cột của Đèn Cù ” của Trần Đĩnh và những tác động hậu quả, hệ quả của nó tại ngày trước và hôm nay .

Kết Luận: Đèn Cù- Bi kịch của một cọng lông trong bãi máu!

Sau ba bài viết căn cứ từ chữ nghĩa của Trần Dĩnh (Của chính Trần Đĩnh viết về mình và về người).. Người viết có thể khẳng định với lương tâm/lương tri/lương năng của một người đã đi trọn con đường khổ nạn/Cùng về một phía những người khổ nạn – Tử khi khởi đầu câu chuyện/Cũng là thời điểm (Thập niên 50) Trần Đĩnh bắt đầu viết báo Nhân Dân do dẫn dắt của Tổng Bí thư Trường Chinh. Người viết xác định thêm một lần: Viết từ phía của Nạn Nhân Cộng Sản. Và Trần  Đĩnh (Cho đến năm 2014 nầy/Năm phát hành cuốn sách) vẫn luôn luôn là một Người Cộng Sản/Người Cộng Sản (Giả) Phản Tỉnh (nếu muốn nói rõ hơn) – Tức là nhân tố của tập thể /tổ chức chính trị bạo lực gọi là Đảng Cộng Sản VN/Hà Nội – Tác nhân chính đã gây nên tai họa vô tận/không cùng/không thể chấm dứt/không cách giài quyết của toàn bộ bi thảm Việt Nam (Không phân biệt Cộng Hòa/Cộng Sản; Bắc/Nam; Trước/Sau 1945; 1954; 1968; 1975 ). Người viết tiếp minh chứng điều xác quyết nầy.

Từ tiền đề kể trên, những phát hiện gọi là “Mao Nhều/Mao nhuần/Mao thuần..” của Trần Đĩnh trãi dài trong nhiều trang sách đối với Tố Hữu, hoặc đám ủy viên trung ương giữ chức tổng biên tập Báo Nhân Dân, cơ quan ngôn luận trung ương đảng cộng sản từ 1951 như Trần Quang Huy ; Vũ Tuân; Hoàng Tùng; Hồng Hà; Hà Đăng; Hữu Thọ; Hồng Vinh; Đinh Thế Huynh; cho đến tên tuổi mới nổi từ 2011 là Thuận Hữu, một nhà thơ không ai đọc, một tác giả không ai biết..vv. Những công thần/thợ viết báo (đảng) nên danh phận vừa kể ra đã góp một mẫu số chung về tính chất “Mao nhều” hạng nặng. 

“Mao nhều” của Trần Đĩnh cũng không loại bỏ Nguyễn Chí Thanh, viên đại tướng có khả năng uống champagne và ăn thịt chó; viên đại tướng gốc nông dân có khả năng đặt vấn đề “lớn”: Tại sao phải ăn bún! Và tướng Thanh dẫu có “Mao nhều /hay/Mao ít” cuối cùng phải đột tử vì:  “.. Nguyễn Chí Thanh đại diện cho phái tả” chết trước Tết Mậu Thân nửa năm là giọt nước làm tràn li. Thanh chết mồng 6 thì 28 tháng 7/1967 thì Lê Đức Thọ bắt bốn xét lại đầu tiên trong đó có Hoàng Minh Chính, Hoàng thế Dũng, Trần Châu (anh của Đĩnh), Phạm Viết.. (ĐC, trg 320)

Nguyễn Chí Thanh/Phái Tả/”Mao nhều” bị thanh toán tháng 7/67 thì Võ Giáp/Phái Hữu/”Mao (không) nhều/Cánh “xét lại” của Đĩnh “..Tháng 9 Giáp thình lình đi Bastislava dưỡng bệnh – Cuộc xa xứ nầy là đền bù vào sự vắng mặt mãi mãi của Nguyễn Chí Thanh – Lê Đức Thọ vào quân ủy trung ương, thế lực Thọ hùng mạnh  lên nhiều (ĐC, trg320)

 Như thế là thế nào? Mao “nhều”/Mao ít/Mao (không) nhều/Xét lại.. cuối  cùng tất cả đều bị tắc tử, ngồi tù, đi chữa bệnh.. Không loại trừ “ông bác” bị tống qua Tàu ngay trong dịp Tết Mậu Thân. Chúng ta hãy xem lại tình cảnh:“.. Sau hội nghị trung ương 14, chiều 20 tháng 1, 1968 Lê Đức Thọ có đến Bắc Kinh để “báo cáo bác Hồ”..Sáng 25 Tháng 1, 1968 trong khi “Cha già dân tộc” và “Anh cả của quân đội” vẫn đang “an trí” ở Bắc Kinh thì những binh đoàn chủ lực miền Bắc bí mật áp sát các độ th miền Nam.. (Huy Đức. Bên Thắng Cuộc/II/Quyền Bính. OSIN Book, USA. 2012, Trg 158).

“Cha già dân tộc/HCM”, “Anh cả quân đội/VG” (Chữ của Huy Đức-Pnn) làm những gì, ở đâu khi cả miền Nam đang dầm trong biển máu lửa Mậu Thân 1968. Hãy nghe Huy Đức kể lại để thấy ra điều “thành thật/khôn ngoan/mục đích/yêu cầu của Trần Đĩnh khi viết Đèn Cù.. “Cái đêm mà cả miền Nam chìm trong khói lửa của Tổng tiến công ấy, Hồ Chí Minh đang ở Bắc Kinh “trong căn phòng vắng” chỉ có ông và thư ký Vũ Kỳ, Bác mĩm cười nghe một em bé hát “Bé bé bồng bông..” và lời chúc Tết của chính mình (?!): Xuân nầy hơn hẳn mấy xuân qua/Thắng lợi tin vui khắp mọi nhà/Nam Bắc thi đua đánh giặc Mỹ/Tiến lên toàn thắng ắt về ta” (Huy Đức Ibid; trg 158). Về phần tướng Võ Giáp (tên thật) thì tình cảnh cũng không khá hơn.. “Máy bay Trung Quốc đưa tướng Giáp về Hà Nội  ngay trong ngày 29 Tết. Hôm sau ông mới được tướng Vũ Lăng, Cục Trưởng Cục Tác Chiến báo cáo “kế hoạch Tổng Công Kích, Tồng Khởi Nghĩa”. Vũ Lăng nói: Anh Văn Tiến Dũng (Tổng Tham Mưu Trưởng/Gốc thợ may – Pnn) bây  giờ thì có thể báo cáo với anh Văn (Giáp). Tướng giáp cố giữ vẻ mặt bình thản để che dấu niềm cay đắng. Ông, vị tổng tư lệnh đã không được biết một kế hoạch lớn như vậy cho đến trước khi nổ súng một ngày (Huy Đức Ibid; trg 159)

 Từ những chi tiết “cần thiết/quan trọng” như trên buộc chúng ta phải thấy những chữ nghĩa đầy “văn khí-Lời tán/ Ngô Nhân Dụng/NV” từ Trần Dĩnh chỉ cốt viết nên những trò đấu đá ấm ớ, vớ vẫn giữa hai phe “Mao nhều/Mao (không) nhều”: “..Từ đấy Mao“nhều”thường từng đám túm tụm chưởi Khrouschev (Bí thư thứ Nhất/Thủ tướng LiênXô chủ trương “Chung sống Hòa Bình với Mỹ, 1960-Pnn) rồi hễ thấy chúng tôi (Mao (không) nhều-Pnn) thì lại cố tình liếc liếc và ré lên cười.. Gần tháng sau Hoàng Tùng (Tổng Biên Tập báo Nhân Dân 1954-1982-Pnn) thăm Trung quốc mang theo Hồng Hà, Phan Quang (Sao lại  không mang Trần Đĩnh, học tại Bắc Kinh 5 năm? -Pnn)..  Trở về viết “Vĩ đại Trung Quốc dài hết trang báo (ĐC, trg 249-250); hoặc diễn tả chi tiết sờ mó tục tỉu giữa Trưởng Ban Tuyên Truyền/TU Lê Quang Đạo với chính Trần Đĩnh (ĐC, trg 22); giữa Tố Hữu/Xuân Diệu ((ĐC, Trg 32); hay cách ăn nằm với vợ của Trường Chinh (ĐC, trg 26); thói ham gái, sở thích đàn bà của HCM (ĐC Trg 30, 32); hoặc cách ăn nói xỏ xiên, đểu cáng (tương tự như những nhân vật trong Số Đỏ của Vũ Trọng Phụng) từ những tay thủ lĩnh văn nghệ miền Bắc như Tô Hoài, Chế Lan Viên, Nguyễn Tuân, Nguyên Hồng..” ..Nguyên Hồng đọc được hai câu thì Nguyễn Tuân giật giật tay tôi (TĐ) – Nghe thơ tình lũy (Lui/Nó/Tiếng Pháp- Pnn) làm gì? Lũy tay chìa tiền. Tay tụt yếm.. (ĐC, trg 446); hay “bí mật cuộc tình của các quan văn nghệ Hà Nội ” “.. Một sáng vào Việt-Xô khám bệnh, tôi (TĐ) gặp Tô Hoài năm chữa thần kinh tim. Anh cho hay một tên tuổi văn nghệ vừa bị cô nhân tình nộp tố Hữu bức thư cha nầy gửi cho cô.. Vừa lúc ấy Chế Lan Viên đi vào. Anh bảo tôi: Nầy Trần Đĩnh mình bị cái nầy lạ lắm. Ngọt với mặn bây giờ đếch phân biệt được. Tô Hoài tưng tửng: Ăn phải một thìa cứt mà không phân biệt thì phải chữa thật! (ĐC, trg 455)

Đến đây, chúng ta có thể đóng lại những “chữ nghĩa/văn khí” của Đèn Cù diễn tả về những vụ việc/ngôn ngữ/con người tầm phào bát nháo có thể gọi là bẩn thỉu nơi Hà Nội trước 1975 như vừa kể ra tại đây để nêu lên kết luận: Đây là Vấn Đề Giả mà Trần Đĩnh mất đến 24 năm để viết nên – Bi Kịch Việt Nam Không Phải Là Vậy.

 Cuối cùng, Bi Kịch Việt Nam với một trong những thủ phạm cần phải gọi đích danh: Tổng Bí Thư Lê Duẩn với cái đầu được tán tụng là có đến “200 bougies/hai trăm bóng đèn/đơn vị khởi động diện của một động cơ”. Nhân sự nầy với cái đầu cực kỳ ghê gớm kia có khả năng “..Ông không bận tâm tới ý người khác. Chúng tôi là những mặt người giống như các vách hang đá cho ông thử nghiệm độ vang của lời ông.. Lê Duẩn cáu tức thì. Hai con mắt càng xáp lại gần nhau. tiếng nói càng ríu lại!.. Mar.. Marx.. Ở đây có ý gì? (ĐC, trg 186). Quả thật cái đầu tổng bí thư “200 bougie” của Duẩn không hiểu Marx là cái gì hết nên mới xẩy ra hoạt cảnh hài hước.. “Duẩn nói hết (về Marx), Bình (NĐBình thư ký của Duẩn) lên tiếng: Tổng bí thư đã nói xong, xin giáo sư góp ý kiến. Ngơ ngác một lúc, Thảo (Trần Đức Thảo, giáo sư tiến sĩ đại học Sorbone Pháp, năm 1951 xin “cụ Hồ về nước phục vụ kháng chiến”. Sau 1956 do dính líu với vụ Nhân Văn-Giai Phẩm, tuy không bị tù nhưng được giao công tác cho ra nông trường  chăn bò –Pnn). Thảo nói: Tôi không hiểu gì cả! Thảo vừa dứt lời, thoắt một cái rất nhanh, Duẩn đã nhào đến đằng sau lưng anh, quàng hai tay vào ngực anh rồi liên tiếp xốc lên , dội xuống anh mấy bận.. Bị Duẩn dộng mình xuống đất nhưng Thảo vẫn không chừa thói của kẻ ỉ mình có học/đại trí thức. Thảo phân giải cùng Đĩnh: “Ở ta chỉ có Trường Chinh hiểu được chủ nghĩa Marx chứ Duẩn thì không. Thảo lắc đầu quần quậy (ĐC, trg  436). Điều nầy được Đĩnh hoàn toàn đồng ý, vì đối với Đĩnh Trường Chinh luôn là: “Anh (TCh) là cây bút lão luyện, dạy tôi từ chữ “ngày sinh nhật..”(ĐC, trg 221) – Nhắc lại bài học ngày nhập môn năm 1951 với Trường Chinh, chứng tỏ Đĩnh là người biết “ăn trái nhờ kẻ trồng cây”. Nhưng biết ơn là một chuyện, Đĩnh hình như không nhớ cách hiểu “Marx nhều/Mao nhều” của Trường Chinh: “Chế độ xã hội chủ nghĩa dẫu chưa hoàn chỉnh những tốt đẹp gấp vạn lần chế độ tư bản“ – Tuyên bố với tư cách gọi là chủ tịch quốc hội Việt Nam (Tức là của toàn thể dân chúng người Việt theo quy định của quốc hội kháng chiến 1946 –Một quốc hội mà kẻ ứng cử/người đi bầu hoàn toàn không hề biết nhau –Pnn) nhân dịp “Thống Nhất Nước Nhà Về Mặt Nhà Nước” khi ông chủ tịch đến Sài Gòn năm 1976.

Chúng ta tiếp xem xét “cái đầu 200 bougies” của tổng bí thư Duẩn đã làm gì với thảm kịch Việt Nam. Với cái đầu “cực kỳ” nầy, Duẩn chỉ đạo: “Kìa, không có (tiền) thì in ra! In ra! Không sợ lạm phát! Tư bản đế quốc in tiền mới sợ lạm phát chứ ta, chuyên chính thì sao lại là lạm phát mà sợ (ĐC, trg 187) Và chuyên chính vô sản là gì? Duẩn ngắn gọn vô cùng: “Người ta lầm Marx đã đề ra đấu tranh giai cấp. Không, nhiều người đã nói đã nói cái nầy trước Marx rồi. Vậy phát kiến vĩ đại của Marx là gì? Rồi Duẩn cười cười đưa cạnh bàn tay lên ngang cổ nói: Là như Jacobin thời Đại Cách Mạng Pháp –Giết! Thủ tiêu! Bạo lực! (ĐC 187) Với cách hiểu Marx “chính xác” như thế nầy mà giáo sư tiến sĩ Thảo bảo Duẩn không hiểu Marx thì quả tình đáng để bị Duẩn dộng người lên xuống là phải. Có điều trong suốt cuốn sách, Đĩnh vẫn không dám gọi Duẩn là “Mao nhều” dẫu Duẩn đã chết từ 1986.

Nhưng Duẩn không nói xuông. Con người nầy với Đảng cộng sản đã lập nên thành tích qua báo cáo chính trị của Đại Hội 4, 1977: Đã đập tan của cuộc phản công lớn nhất của tên đầu sỏ chỉ vào các lực lượng cách mạng (Tức chủ yếu Việt Nam, Trung Quốc, Liên Xô), đã đẩy lùi trận địa đế quốc, mở rộng trận địa xã hội chủ nghĩa..  Về miền Bắc, ông (Duẩn) nói: Thành tựu to lớn nhất là đã thủ tiêu chế độ người bóc lột người (..) Các giai cấp bóc lột đã bị xóa bỏ..Người với người sống có tình nghĩa, đoàn kết, thuơong yêu nhau cùng với “chuyên chính vô sản được củng cố..Hệ tư tưởng và nền văn hóa xã hội chủ nghĩa được đặt trên nền móng vững chắc.. (ĐC, 462)

Tóm lại “Thành tích” kể trên không chỉ là: “Bác Hồ vô vàn kính yêu” luôn sống mãi trong “Sự Nghiệp Chúng Ta” – Khẩu hiệu chiến lược luôn đi kèm theo “Chân lý: “Không có gì quý hơn Độc Lập-Tự Do” . Thành tích nầy là tổng hợp của: Cách mạng Tháng 8, 1945 -Tuyên ngôn độc lập Ngày 2 Tháng 9/1945-Toàn quốc kháng chiến 19/12/1946-Cải Cách Ruộng Đất 1953-1956-Cải tạo Công Thương Nghiệp miền Bắc (1956-1958)-Đại Hội 3/Nghị Quyết 9 TUĐ/Đồng khởi miền Nam/1960- Tổng Công Kích Mậu Thân 1968- Chiến Dịch Nguyễn Huệ 1972-Chiến Dịch Hồ Chí Minh 1975..

Đoạn đường dài đẫm máu toàn Dân Tộc Việt  nầy không loại trừ một ai được tổ chức/chỉ đạo/điều hành bởi: Nguyễn Sinh Côn, Nguyễn Tất Thành, Nguyễn Ái Quốc, Linov, Vương Đông Hải, Hồ Quang, Hồ Chí Minh.. được thi hành, thực hiện với Trường Chinh, Võ (Nguyên) Giáp, Phạm Văn Đồng, Lê Duẩn, Lê Đức Thọ, Nguyễn Chí Thanh, Phạm Hùng, Đỗ Mười, Lê Khả Phiêu, Nguyễn Văn Linh.. Danh sách sẽ rất dài nếu muốn kể đủ. Tất nhiên bao gồm “Mao nhều”/Xét lại/Báo Nhân Dân/Báo Sự Thật/Hội Nhà Văn vv”..

Những quân cờ tay em chạy quanh cái Đèn Cù nơi Hà Nội gần nửa thế kỷ nay mới được Trần Đĩnh thắp lên quá đổi muộn màn. Và qua  2014 kể lại đủ trong Đèn Cù được Người Việt Book ở Nam Cali đầy lên cao như một chứng tích lịch sử-văn học-chính trị.

II – Tầng Giả Trá Thứ Hai – Giả trá cộng sản phản tỉnh

22- Hai cuốn Đèn Cù không nói đủ Một Sự Ác-Cộng Sản VN/Hà Nội

 Dẫn Nhập: Năm 2014 tôi viết bài  Sự Thật Cuối Cùng Đến Quá Trễ! (STCCDQT!) Nay xếp đặt lại theo cùng chủ đề Tầng Tầng Bóng Tối Giả Dối, bắt đầu từ tháng 10, 2020 – Tôi đặt bài “STCCDQT!” cùng bài viết tiếp dưới đây trong tổng thể Tầng Giả Trá Thứ Hai về điều gọi là “Phản tỉnh của tập đoàn văn công, văn lại cộng sản nơi Hà Nội”.

Kế hoạch giả trá được rầm rộ quảng bá, nhiệt liệt ca ngợi bởi hệ thống Ban Biên Tập (cũ) thuộc Báo Người Việt, Nam Cali và bạn hữu của BBT nầy tại thời điểm 2014’s (BBT “cũ”thuộc thời đoạn 2014’s và trước đó, nay <2020’s> đã hoàn toàn được/bị thay thể bởi một BBT “mới” gồm những người viết trẻ từ trong nước đưa ra – Pnn)

Cuốn Đèn Cù 1 đã được đúng ra là bị Nhà Văn Nhật Tiến, Trưởng Hướng Đạo Én Nhanh Nhẹn phê phán là “cung nghinh” qúa đáng. Nay Niên Trưởng Nhật Tiến đã ra đi trong ngày 14 Tháng 9, 2020 vừa qua, tôi nhận thấy có bổn phận phải tiếp dọn sạch đống rác ác hiểm của tập đoàn gồm nhiều thế hệ “lãnh đạo cộng sản VN, ở Hà Nội” được một đám gọi là là nhà văn , nhà thơ, nhà báo, nhà văn hóa.. vây vo xưng tụng từ Ngày 2 Tháng 9, 1945 qua các thời điểm 1954, 1960, 1968, 1972, 1975 và tiếp tục tới hôm nay, qua Thế Kỷ 21.

Hai cuốn Đèn Cù 1&2 đã được chuyển ra hải ngoại với nội dung dày hơn 1000 trang chữ nhỏ – Đúng chính xác là 1270 trang bao gồm nhận định, phụ bản hình ảnh, thủ bút của giới cầm bút, văn hóa, chính trị Miền Bắc từ 1945, 1954..1975.. và tất nhiên có thêm là phần “cung nghinh” của BBT “cũ” thuộc Báo Người Việt và bạn hữu của báo nầy nơi đất Mỹ, ở vùng Bolsa, Nam Cali từ 2014.               

 Một – Tiếp tục cuộc chiến đấu..

..Tháng 9, 2014, Nhà Văn Nhật Tiến được Báo Người Việt tặng cuốn Đèn Cù 1 với gợi ý nếu có “hứng thú” thì viết cho một bài giới thiệu. Nhưng mới chỉ đọc ba chương đầu, dẫu vốn là người điềm tỉnh, cẩn thận, trung hậu, Trưởng Hướng Đạo Nhật Tiến cũng đã phải nói lên lời phẫn nộ “.. sao chúng ta lại cứ phải bươi cái đống rác này ra mà ngửi, trong khi chính những bọn này đã là thủ phạm gây nên biết bao nhiêu là tội ác tầy trời đối với toàn dân tộc trên tiến trình lịch sử cận đại ròng rã suốt bao nhiêu năm..  Và cũng chính từ đó mà tôi nhận ra rằng, chúng nó (Tập đoàn cầm đầu Đảng CVN/Hà Nội –Pnn) là những tội đồ của dân tộc. Cho nên cái tựa sách “Đèn Cù”  là một cách gián tiếp đã dán nhãn cho cái lũ này vốn chỉ là thứ Đèn Cù, trò chơi con nít, một sự đánh tráo sự thật lịch sử một cách trắng trợn, và qua đó đã xem nhẹ trách nhiệm của đám này trước những tội ác tầy trời mà chúng đã tạo ra cho tòan thể dân tộc!

Vâng, thưa Niên Trưởng Én Nhanh Nhẹn, với bổn phận của một Hướng Đạo Sinh được giáo dục từ tấm bé.. Trong sạch từ Tư Tưởng-Lời Nói-Đến Công Việc Làm thêm nhiệm vụ một Người Lính Miền Nam tôi tiếp tục công việc mà Niên Trưởng đã trao gởi. Tiếp tục công việc của Nhà Văn Nhật Tiến, tôi nêu tiếp..

“Cũng tại thời điểm đó (9/2014), khi tôi (NT) mới đọc hết 3 chương đầu thì Đinh Quang Anh Thái (ĐQAT) có gọi điện cho tôi, hỏi ý kiến về bài viết của tôi, nếu tôi có hứng thú viết. Tôi đã trả lời Thái y hệt như tôi đã trình bầy ở trên. Và có thêm rằng, chỉ những người có tính lãng mạn lịch sử, thích chuyện cách mạng phiêu lưu nhưng chẳng hề dám nhúng tay vào nên mới ham thích những chuyện cách mạng kín kín hở hở, những an toàn khu với lều lán ọp ẹp nhưng gián tiếp tỏa hào quang lên các nhân sự chui ra chui vào (dù chúng nó bất kể đang âm mưu cái gì). Cái sở thích ưa nghe những chuyện “hậu trường” ấy (và thiếu ý thức chính trị) tất sẽ làm cho nhiều người háo hức tìm mua sách. Tất nhiên, nếu nhìn sự kiện theo con mắt lợi nhuận thì hẳn nó sẽ mang lại cho nxb một món kếch sù!

Tuần trước, ĐQAT có phát biểu về cuốn này nhân danh nhà xuất bản NV, trên đài RFA như sau :

1) ….những độc giả đã mua quyển sách Đèn Cù mà chúng tôi có dịp gặp gỡ tiếp chuyện, thì họ đều thích thú ở quyển Đèn Cù ở hai điểm chính. Điểm đầu tiên là về những sự kiện mà tác giả Trần Đĩnh đưa ra trong quyển này. Những sự kiện này thì có nhiều cái không xa lạ với người đọc, nhưng những nguồn tin khác thì thường là trích dẫn chứ không phải trực tiếp như tác giả Trần Đĩnh.

Tưởng sự kiện gì mới mẻ, quan trọng, ông Thái chỉ nêu được trường hợp bà Cát Hanh Long chết thảm trong cuộc CCRĐ và HCM là kẻ chủ mưu vì đã viết bài tố địa chủ dưới bút danh CB.

Bà Cát Hanh Long đã chết vì bàn tay của CS thì dù có thêm chi tiết xác của bà bị dầy nát vì áo quan chật hẹp cũng chẳng là một phát hiện ghê gớm gì làm thay đổi được lịch sử. Còn HCM ký bài báo “Địa chủ ác ghê” dưới bút danh CB thì cũng đâu phải là điều gì mới mẻ. Hơn 10 năm trước, trong hồ sơ CCRĐ của talawas thì trang mạng này cũng đã nói đến rồi !!

2) Thái nói tiếp : Một sự kiện nữa là từ trước tới giờ người ta hay nói ông Lê Duẩn, Tổng bí thư đảng cộng sản Việt nam là người kiên quyết chống Trung quốc qua cuộc chiến tranh 1979. Nhưng theo tài liệu của Trần Đĩnh thì người ta thấy từ những năm 1950 thì Lê Duẩn là người hết lòng theo Trung quốc, ông Lê Duẩn có viết rằng Mao Trạch Đông là Lê Nin của phương Đông.

Ơ hay! Lê Duẩn dù theo Nga hay theo Tầu thì mặc bu nó (và điều đó cũng đã làm chết cha cả cái dân tộc này rồi) can cớ gì mà độc giả phải vì thế mà “thích thú mua đọc Đèn Cù” cơ chứ ?!

3) Tiếp theo ông Thái ca tụng văn tài của Tác giả Đèn Cù: Một điều nữa là những nhà văn, những người cầm bút tại hải ngoại khi đọc Trần Đĩnh đều nói là rất tiếc ông sinh ra trong một đất nước chiến tranh như vậy, chứ bình thời mà ông dùng khả năng của mình để viết thôi thì ông đã trở thành một nhà văn lớn. Vì ông có một văn phong rất đặc biệt không có người nào có cả. Ông có một văn tài mà những người cầm bút mà chúng tôi tiếp xúc ở quận Cam, miền Nam California đều than phục.

Không biết ông Thái tiếp xúc với những ai cầm bút ở Quận Cam, Nam California để nghe họ thán phục văn tài của Trần Đĩnh, nhưng riêng cá nhân tôi thì trong Đèn Cù đầy rẫy những câu văn bất thành cú, rất nhiều câu cụt lủn, sai văn phạm khiến như người đọc nhá phải nhiều hột sạn đến phải nhíu mày, nhăn mặt. Tuy nhiên, thôi thì cũng cảm thông đi, bởi đó chỉ là phần hình thức, trong khi nội dung mới là điều đáng kể. Mà phê phán về nội dung của ngòi bút Trần Đĩnh, tôi thấy anh Phan Nhật Nam đã nêu ra một nhận xét rất đáng kể : “Đấy là lối hành văn tuyên truyền chính trị dùng để viết báo Nhân Dân cơ quan ngôn luận trung ương đảng cộng sản; lối viết sách hô hào chiến đấu gọi là chống thực dân Pháp trước 1954 (cuốn Bất Khuất/Trần Đĩnh (?)); những chữ nghĩa gọi là chống đế quốc Mỹ trước 1975; chống Ngụy Quân-Ngụy Quyền kể cả sau ngày 30 tháng 4, 1975. Loại sách, báo có lời văn và nội dung sau nầy được những “liệt sĩ” Đặng Thùy Trâm, Nguyễn Văn Thạc.. lấy làm khuôn mẫu viết nên những lời khí thế: “Thằng Mỹ như thế nào?Tôi muốn đâm lưỡi dao vào trái tim đen đúa của nó.” Nguyễn Văn Thạc. Mãi Mãi Tuổi Hai Mươi. NXB Thanh Niên, VN, 2005”.

Tuy nhiên khác hơn đám văn công máu me được khai sinh từ Hội Nhà Văn Hà Nội/Hội Nhà Văn Việt Nam sau 1975, Trần Đĩnh cao hơn vì ông được dẫn dắt vào nghề viết bởi Tổng Bí Thư Trường Chinh, Đặng Xuân Khu, tay lý luận hàng đầu của đảng cộng sản Việt Nam. Tổng bí thư TC “giáo dục” anh thanh niên 21 tuổi Trần Đĩnh: “Làm báo phải phát hiện vấn đề. Đề xuất ý kiến.. Trường Chinh cầm bút giập đi chữ “nhật” thừa (Của bài xã luận có tiêu đề “Nhân ngày sinh nhật của Hồ Chủ Tịch”-Pnn ) rồi kéo từ đó ra ngoài lề bằng một đường thẳng mà anh cho tận cùng bằng một ốc sên, nói.. Chữ tắt nầy là chữ “d” của deleitur, tiếng La-tinh có nghĩa là xóa… Còn gì của bài học Tổng bí thư trực tiếp dạy tôi buổi ngu ngơ nhập môn? Tinh thần không sùng bái, tinh thần được nhìn, phê phán xây dựng y như Tổng bí thư.. ĐC, Trg 23)

Trời đất! Cho phép chúng tôi được kể ra một so sánh.. Bài học nhập môn của Tổng bí thư Trường Chinh dạy nhà văn/nhà báo trụ cột Trần Đĩnh là việc làm hằng ngày của thợ sắp chữ (thường lả trẻ vị thành niên) và giới thầy cò của các báo và nhà sách ở Sài Gòn, nơi Miền Nam trước 1975. Hoạt động nầy được xem như một nghề thủ công/sửa bản vỗ cho nhà in trước khi đem đi đăng báo, in thành sách. Đám trẻ thợ sắp chữ và giới thầy cò Sàigòn không hề cần đến một ông thầy gọi là tổng bí thư đảng cộng sản. “ Như thế là ít ra (có thể nhiều hơn), ở Quận Cam đã có 2 người từng cầm bút nhiều năm không “thán phục” văn chương của ông tác giả Đèn Cù, như ông Thái nói với thính giả đài RFA.

4) Sau cùng, cũng trong bài phát biểu trên, ông Thái kết luận rằng: “Theo những người đọc trong nước mà chúng tôi biết được qua mạng xã hội và blog thì cuốn Đèn Cù là một tư liệu quan trọng để cho người dân Việt Nam không còn một chút mơ hồ gì nữa về đảng cộng sản cũng như chính sách của họ đối với Trung quốc.” Ôi chao, thế những vụ lấn chiếm Thác Bản Giốc, Ải Nam Quan, bãi đất Tục Lãm cũng như bản đồ hình Lưỡi Bò và những vụ đâm chìm tầu đánh cá của ngư phủ VN là chưa đủ thức tỉnh mọi người trong nước hay sao mà phải chờ cuốn Đèn Cù in ra thì mới “là một tư liệu quan trọng để cho người dân Việt Nam không còn một chút mơ hồ gì nữa về đảng cộng sản cũng như chính sách của họ đối với Trung quốc.”

Tôi thật tình không hiểu điều gì đã làm cho người bạn trẻ (ĐQAT- Pnn) mà tôi hằng quý mến (vì đã từng cộng tác với nhau lâu năm ở tờ Việt Tide ấn bản cũ) nay đã thay đổi nhận thức để ăn nói lấy được đến như thế.

Tôi thấy PNN đã sử dụng một từ ngữ tuy ngắn gọn mà rất xác đáng cho toàn bộ cuốn sách . Sự Thật cuối cùng đến quá trễ! Đúng vậy! Trong ngần ấy năm đất nước bị tàn phá tan hoang, tác giả Đèn Cù đã làm gì cho những người tù cải tạo, cho thuyền nhân, cho dân oan mất đất và cho những người yêu nước bị cầm tù? Sau những Nguyễn Minh Cần, Vũ Thư Hiên, Bùi Tín, Hà Sĩ Phu, Dương Thu Hương, Trần Mạnh Hảo…. và biết bao nhà văn, nhà thơ, nhà báo khác đã lên tiếng, tôi không hề nghe nói hay được đọc bài viết nào của ông Trần Đĩnh hết. Mãi cho đến nay, năm 2014, mọi sự trong đất nước đã tan nát và long khinh bỉ đám lãnh đạo Đảng CSVN tưởng như đã chín mùi, thì nay mới thấy Đèn Cù ra mắt và nó đang được tung hô như một tác phẩm cứu tinh dân tộc. Như thế quả Đèn Cù là một hiện tượng muộn màng, và tuy muộn màng nhưng cũng đủ vang lên tiếng nói lẻ loi của tác giả nói với đồng bào cả trong lẫn ngoài nước đang đấu tranh cho tự do dân chủ rằng “ Tôi cũng có mặt !”.Thế cũng là tốt thôi. Nhưng cũng chẳng nên vì thế mà cung nghinh nó một cách quá đáng.

Thưa anh Phan Nhật Nam,

Tôi mong mỏi sẽ được đọc hết toàn bài của anh, và cũng mong anh sẽ viết sao để cho độc giả có thêm một tiếng nói khác về cuốn sách này.

Cầu chúc anh luôn dồi dào sức khỏe để tiếp tục viết đều.

Nhật Tiến,

Én Nhanh Nhẹn.

Ngưng trích bài viết ngày 14/9/2014 của Trưởng Hướng Đạo, Nhà Văn Nhật Tiến.

 Hai  – Trần Dĩnh mở nắp bô!

Trước khi bắt đầu mở “nắp bô” động tác của Trần Đĩnh khi trình bày những trò tục tỉu hạ tiện của đám quan lại cộng sản cao cấp, cụ thể là đám văn công, văn lại của báo Nhân Dân, Hội Nhà Văn nơi Miền Bắc trước 1975, cần nói rõ “cái bô” là gì và động tác “mở nắp bô” của Trần Đĩnh là làm những trò gì? Bô là vật dụng dùng đại, tiểu tiểu tiện cho bệnh nhận năng không thể di chuyển tới phòng vệ sinh nơi bệnh viện; bô cũng dùng cho con trẻ dưới 2, 3 tuổi chưa biết xử dụng bồn cầu. Do phương tiện, điều kiện vệ sinh y tế cao ở Mỹ, vật dụng cần thiết kia dần được thay thế bởi những y cụ tiện lợi khác, cái bô hầu như mất hẳn. Nhưng đối với người, chế độ cộng sản (điễn hình Trung cộng, Việt cộng) cái bô vẫn còn được xử dụng như chế độ chính trị gọi là “xã hội chủ nghĩa “ vẫn “kiên trì, quán triệt” áp dụng ở Bắc Kinh và Hà Nội.

Hồi ký Bác Sĩ Lý, y sĩ riêng của Mao Trạch Đông ngoài những trình bày sinh hoạt dâm dục, ác độc, hạ tiện của Mao, Bác sĩ Lý còn cho biết những chi tiết nhỏ nhặt, quái gở của tập đoàn Trung Nam Hải thời Mao (1949-1976) như đủng quần Châu Ân Lai luôn bị dầm ướt do chứng ung thư tuyến tiền liệt mà Mao không cho chữa trị; Thống Chế Lâm Bưu Tư Lệnh Giải Phóng Quân Trung Cộng, người được chỉ định thay thế Mao từ 1969, nhưng đến 1971 đã tử nạn trên đường trốn thoát để tránh sự thanh trừng của Mao – Nhân sự lừng lẫy nầy không bao giờ dùng nhà vệ sinh, chỉ dùng bô để sẵn nơi văn phòng dùng cho việc đại tiểu tiểu tiện và thuốc men phải do vợ dỗ dành săn sóc mới chịu uống. Cái bô và phân uế trong nó không chỉ có mặt nơi Trung Nam Hải ở Bắc Kinh, nhưng tràn lan nơi Hà Nội để lâu lâu được Trần Đĩnh mở ra nhằm biểu hiện “văn khí” độc đáo mà Ngô Nhân Dụng Báo Người Việt nơi vùng Nam Cali hằng tán tụng.. Chúng tôi xin nhắc lại một đoạn “văn khí của Đĩnh ở cuốn 1: “..Từ đấy Mao“nhều”thường từng đám túm tụm chưởi Khruschev (Bí thư thứ Nhất/Thủ tướng LiênXô chủ trương “Chung sống Hòa Bình với Mỹ, 1960-Pnn) rồi hễ thấy chúng tôi (Mao (không) nhều-Pnn) thì lại cố tình liếc liếc và ré lên cười.. Gần tháng sau, Hoàng Tùng (Tổng Biên Tập báo Nhân Dân 1954-1982-Pnn) thăm Trung quốc mang theo Hồng Hà, Phan Quang (Sao lại không mang Trần Đĩnh, dẫu đã theo học tại Bắc Kinh 5 năm? – Pnn).. Trở về Hà Nội , Hoàng Tùng viết “Vĩ đại Trung Quốc dài hết trang báo Nhân Dân (Ibid, trg 249-250); hoặc TĐ diễn tả chi tiết sờ mó tục tỉu giữa Trưởng Ban Tuyên Truyền Lê Quang Đạo với chính y (Ibid, trg 22); giữa Tố Hữu và Xuân Diệu (Ibid, trg 26); thói ham gái, sở thích đàn bà của HCM (Ibid, Trg 30, 32); hoặc cách ăn nói xỏ xiên, đểu cáng (tương tự như những nhân vật trong Số Đỏ của Vũ Trọng Phụng) từ những tay thủ lĩnh văn nghệ miền Bắc như Tô Hoài, Chế Lan Viên, Nguyễn Tuân, Nguyên Hồng..” ..Nguyên Hồng đọc được hai câu thì Nguyễn Tuân giật giật tay tôi (TĐ) – Nghe thơ tình lũy (Lui/Nó/Tiếng Pháp- Pnn) làm gì? Lũy tay chìa tiền. Tay tụt yếm.. (Ibid. trg 446); hay “bí mật về cuộc tình của các quan văn nghệ Hà Nội ” “.. Một sáng vào Việt-Xô khám bệnh, tôi (TĐ) gặp Tô Hoài nằm chữa thần kinh tim. Anh cho hay một tên tuổi văn nghệ vừa bị cô nhân tình nộp Tố Hữu bức thư cha nầy gửi cho cô.. Vừa lúc ấy Chế Lan Viên đi vào. Anh bảo tôi: Nầy Trần Đĩnh, mình bị cái nầy lạ lắm. Ngọt với mặn bây giờ đếch phân biệt được. Tô Hoài tưng tửng: Ăn phải một thìa cứt mà không phân biệt thì phải chữa thật! (Ibid, trg 455).

Đến đây, nếu bạn đọc chưa chứng kiến, ngửi ra đủ cường độ thối của mùi phân uế bốc lên từ những chiếc bô ở Hà Nội; chúng ta tiếp qua Đẻn Cù2 (Người Việt Books, 2014) mà ngay từ Chương I, đã nhận ra mùi phân uế xông lên từ thơ “văn khí” của Đĩnh: Ôi những gánh phân, Em đặt ở đầu bờ. Em có thầy các lâu đài lang thang là những tòa mây trắng?” (ĐC 2, Trg 31) Xin bạn đọc chớ vội nhân mặt vì cái chất thải thối tha kia nằm đày trong trang sách khi đọc phải Đèn Cù – Cuốn sách có giá trị “trục độc” – Bổ dọc từ Marx, tới Lenin, Stalin, Mao, và Hồ cho chí Lê Duẩn, Lê Đức Thọ, Nguyễn văn Linh… (Nguyễn Xuân Nghĩa, Ibid, trg 19) Hãy xem lại cách Trần Đĩnh “bổ dọc” HCM ở cuốn ĐC1: “Luận điểm của Lê Duẩn.. Cho là cụ Hồ đứt gánh giữa đưởng! Ở Đại Hội 3 (9/1960- Pnn) (Cụ) để những người gắn bó với Nam Bộ, Trung Bộ như Lê Duẩn, Nguyễn Chí Thanh, Phạm Hùng..v.v  vào Bộ Chính Trị đông là Cụ (luôn được TĐ viết hoa – Pnn) muốn bày tỏ ý gửi gắm công cuộc giải phóng miền Nam cho họ… Phải nhận là từ tuyên bố Hồ-Notvotny (?) đến việc không biểu quyết ở Hội Nghị 9 (Hội nghị trung ương đảng 9 quyết định đánh miền Nam bằng vũ lực, 1960 – Pnn), Ông Cụ nhất quán về quan điểm (Quan điểm “Chung Sống Hòa Bình”của Khruschev/Không gây chiến tranh miền Nam (?!)–Pnn) (ĐC1, Trg 253).

Nếu “Bổ dọc” HCM theo kiểu vừa kể chưa vẽ nên đủ chân dung (Yêu chộng hòa bình – Không chủ trương đánh chiếm chiếm Miền Nam (?!) của “Ông Cụ” Danh xưng trường trực của TĐ khi nói về HCM -Pnn”)  Qua ĐC2, Đĩnh tiếp “bổ dọc” quan điểm chính trị của “Ông cụ”: “Thép Mới cuối đời viết hồi ký cho Lê Duẩn. Bị bạn đọc ầm ầm phản đối. Một đại tá gọi điến thoại đến xưng danh tính xong chưởi một một câu rất tục tỉu rồi mắng, mày hạ Cụ Hồ xuống đấy à? Vì anh (Thép Mới-Pnn) viết: Vận mệnh Miền Nam trông cậy vào chiếc ghe ba lá lênh đênh trên các kênh rạch Miền Nam“ tức là cụ Hồ đêm không ngủ, ngày không ăn cũng chẳng bằng Lê Duẩn nằm ghe”

Như thế là thế nào? Đĩnh muốn “bổ dọc Ông Cụ” hay “bổ ngang Lê Duẩn”? Không biết được vì Dĩnh nói vòng vòng.. Khi thì kể ra danh tính Lê Duẩn; khi thì nói cạnh, nói bóng Lê Đức Thọ; hạ giá Thép Mới, tiếp đề cao Hoàng Tùng.. (Ibid. Trg 35).. Để qua trang sau, Đĩnh kể khi ăn sáng với Lửa Mới (Là gã quái nào? Pnn), Đĩnh khoe sở học tiếng Pháp với anh cán ngố nầy: Muốn dọc Kierkegarrd Không? Là thằng nào? .. Là Tổ sư bồ đề của chủ nghĩa hiện sinh với câu.. “Mày là thế nào thì hãy sống hết lòng như thế ( sois de tout coeur ce qua tu es)” (Ibid, Trg 36). À hóa ra đây là “văn khí” của Đĩnh.. Tức là sau khi đi một vòng kể những chuyện không đâu vào đâu, cũng không ai có thể kiểm chứng (về những kẻ đã chết: HCM, Duẫn, Thọ, Thép Mới, Hoàng Tùng…), Đĩnh quay lại những chuyện “bí mật trong đủng quần” mà Đĩnh rất “quán triệt”.. Lại nhớ những ngày Cương-Nguyễn Cơ Thạch, thư ký của Võ Nguyên Giáp ghé Báo Sự Thật tán phép, vẫn thường khoe: Sáng nay chủ nhật tớ ra suối giặt cho anh giáp bao nhiêu quần áo.. này tay còn nhợt đi đây này, mùa đông mà” (Ibid, Trg 37) Ngày nào? Chủ Nhật nào? Ở đâu? Chẳng biết Đĩnh kể ra chuyện hạ tiện, dơ bẩn kia để làm gì? Không phải đợi lâu, Đĩnh bày ra liền “văn khí” : Nhưng Đại Hội 7 (1991), Giáp lên có ý kiến thì cậu thư ký hay giặt  quần áo ngày nào (NCThạch- Pnn) nay vào Bộ Chính Trị và ngồi ghế chủ tịch đoàn liền giơ tay ngắt lời Giáp “Đồng chí nói quá mấy phút…” (Ibid, trg 37)  Đĩnh không vô cớ kể chuyện tầm phào, y chủ ý đánh giá: “Lúc nầy, người hùng của Thạch là Lê Duẩn (Ibid, Trg 37). Tóm lại, từ “Ông Cụ/HCM”, Duẩn, Giáp, Thạch.. thêm một đám văn công, văn lại cao cấp gồm Hoàng Tùng, Thép Mới, Nguyễn Địch Dũng, họa sĩ Thọ Ốt, Hồ Vân, vợ Nguyễn Văn Bỗng… Tất cả hiện hình thành một đám múa rối chạy quanh cây Đèn Cù mà chỉ riêng Đĩnh/Một mình Trần Đĩnh được đánh giá từ một chức sắc, bạn cánh hẫu của Đĩnh: Mày chết vì mày lý tưởng! (Ibid, trg38). Sợ đánh giá nầy chưa đủ trọng lượng nâng cao mình, cuối Chương Một, Đĩnh “khiêm nhường” vớt thêm một một lời khen “chất lượng” hơn: Bữa cơm tối ấy, Kỳ Nam (Kỳ Nam là cái gì? Pnn) khẽ (nói khẽ thôi, chứ không nói lớn) bảo tôi: Trần Đĩnh ơi, bớt pur – trong sạch – đi một tí. Không thì khổ lắm!! (Ibid, trg43). Qúy hóa quá, cán bộ cộng sản/cộng sản gộc hơn nửa thế kỷ sau 1945, sau chia đôi đất nước 20/7/1954; sau đoạt chiếm Miền Nam 30/4/1975.vẫn dùng tiếng Pháp để nhắn nhủ thương yêu với nhau! Ai bảo cộng sản Hà Nội thiếu lòng nhân ái và kém văn hóa (Từ Thực Dân Pháp)? 

Đến đây, có thể cho đóng nấp bô vệ sinh do Trần Đĩnh mở ra tại Hà Nội lần Đèn Cù thắp lên bởi hệ thống Người Việt Books ở vùng Bolsa, Nam Cali. Chúng ta đi tới bước chót: Đèn Cù là cái gì? Tại sao?

 Ba – Đèn cù là cái gì? Tại sao?

Đến phần thứ ba nầy, chúng tôi có nhận xét mà nghĩ rằng khá chính xác và đúng về Trần Đĩnh – Đĩnh khôn ra gì! Vâng, Đĩnh khôn thiệt! Loại khôn lanh của “nhân sĩ Bắc Hà”  hiện diện đủ trong lịch sử, xã hội Việt Nam từ thế Kỷ 17, 18, 19 qua những tình thế nhiễu nhương hỗn loạn của Nam-Bắc Triều (1527-1683) với lần giành giựt quyền thế của hai họ Mạc (Cao Bằng) và Trịnh-Lê (Thanh Hóa); tiếp cuộc tương tranh dai dẳng tàn khốc của hai họ Trịnh (Hà Nội) – Nguyễn (Phú Xuân, Huế) trong hai giai đoạn 1627-1672 và 1774-1775; cuộc xung đột cao độ có thêm lần tham dự của anh em nhà Nguyễn Tây Sơn (1778-1802) để khiến cho trận máu xương người Việt là một giòng suối thống khổ không hề cạn! Và thời hiện tại với chiến tranh do đảng cộng sản xây dựng, điều hành, thực hiện từ 1945, 1946.. đến nay vẫn nguyên độ đau thương, oan khốc với đám cầm quyền gọi là Bộ Chính Trị nơi Hà Nội.

Suốt mấy trăm năm vừa kể ra trên, thành phần gọi là “nhân sĩ Bắc Hà” kia luôn ăn miếng lớn, ở nhà to điễn hình với Đại Tư Đồ, Bằng Trung Công Nguyễn Hữu Chỉnh (1741-1788). Và trong giai đoạn đảng CS có mặt từ thập niên 1930, 1940 với lần chính thức cướp quyền, đoạt thế trong ngày 2 Tháng 9, năm 1945 tại Hà Nội, để đến ngày 10 Tháng 10 năm 1954 trở lại nơi đây lần hai, tồn tại củng cố đến tận hôm nay, thế kỷ 21. Những danh tính HCM, Trường Chinh Đặng Xuân Khu, Lê Duẩn, Võ Nguyên Giáp, Lê Đức Thọ.. đã trở thành những danh xưng tột đỉnh uy quyền, thủ đắc hết thảy sở hữu, sinh mạng của toàn dân tộc VN – Toàn bộ quá trình chiếm quyền, đoạt lợi dài lâu nầy có sự trợ thủ đắc lực hữu hiệu của thành phần “nhân sĩ Bắc Hà” mà Trần Đĩnh xét ra là kẻ khôn lanh nhất hạng. Chúng tôi được phép chứng minh.

Lần né tránh thứ nhất, Đỉnh được Trường Chinh Đặng Xuân Khu đích thân dạy nghề làm báo từ 1951 lúc Đỉnh 21 tuổi (sinh năm 1930 , vào đảng năm 1948); Đĩnh   tự đánh giá là “ngu ngơ” nên được Trường Chinh tâm sự.. Y đã gần vợ “jusqu’àu bout” đêm trước đi sinh!  Đĩnh không “ngu ngơ” chút nào, chúng tôi tiếp chứng minh.. Năm 1956, vụ án Nhân Văn-Giải Phẩm bùng nổ ở Hà Nội, thủ lãnh Phan Khôi cùng các văn hữu Hữu Đang, Lê Đạt, Trần Dần, nữ sĩ Thụy An.. ra trước tòa án vì tội xử dụng văn chương, bài báo chống đảng (thực dự chỉ yêu cầu được tự do sáng tác trong khuôn khổ đảng rộng mở phần kiểm soát). Báo Nhân Dân (có mặt Đỉnh trong Ban Biên Tập cốt cán) mở mặt trận đánh phá nhóm Nhân Văn-Giai Phẩm với các kiện tượng đánh thuê, giết mướn..Tố Hữu, Chế Lan Viên, Xuân Diệu, Huy Cận.. Nhưng Trần Đĩnh khôn ngoan lặng sâu né kỹ không một chữ cho dẫu bên đánh hay bên bị nạn. Đến nay, không một văn kiện nào có tên Trần Đĩnh trong vụ Nhân Văn-Giai Phẩm. Có phải lúc ấy, 1956 Đỉnh còn nhỏ dại, ngu ngơ, vô danh tiểu tốt chăng? Không phải thế, Đĩnh đã học kỹ thuật “tránh né” từ bải học máu Cải Cách Ruộng Đất (1953) mà bậc thầy Trường Chinh và “Ông Cụ” của Đỉnh đã đầm đìa tắm máu người dân qua mô tả diễn tiến giết người của HCM và Trường Chinh..

.. “Báo Nhân Dân với ba thành viên cốt cán đầu tiên gồm Trường Chinh, Hoàng Tùng, Trần Đĩnh còn có một cây bút ần danh khác.. “Có lẽ để phối hợp với bài báo của tôi (TĐ), CB (bí danh của Bác Hồ) đã gởi đến bài “Địa chủ ác ghê” có nội dung: Thánh hiền dạy rằng: “Vi phú bất nhân”. Ai cũng biết rằng địac chủ thì ác: như bóc lột nhân dân, tô cao lãi nặng, chây lười thuế khoa –thế thôi. Nào ngờ có bọn địa chủ giết người không nháy mắt. Đây là một thí dụ: Mụ địa chủ Cát Hanh Long cùng hai đứa con và mấy tên lâu la đã kể các tội cụ thể và con số cụ thể (ĐC1, trg 85). Trần Đĩnh đã kể lại hành vi, bút phê, chữ ký của HCM khi quyết định giết bà Nguyễn Thị Năm (Cát Hanh Long. Và ngại kể như thế chưa trình bày đủ khả năng/quyền giết người của HCM, Đĩnh viết rõ hơn.. ”Cụ Hồ bịt râu đến dự một buổi và Trường Chinh thì đeo kính râm suốt”. (ĐC1, trg 84). Giết bà Nguyễn Thị Năm, (Ân nhân lớn của đảng nhà nước cộng sản khi đang trong hoạt động bí mật) không phải do hành vi đơn lẻ của một đội cải cách ruộng đất, nhưng là một sách lược chung được chỉ đạo nhất quán từ quyền giết người của HCM..Tôi (TĐ) đọc lại danh sách những người bị tuyên án tử hình do các đoàn ủy thí điểm giảm tô trong Thanh-Nghệ gửi lên Cụ Hồ đề duyệt ân xá. Mỗi bản gồm tên bảy tám con người khốn khổ” (ĐC, trg 90). Nhưng HCM thật ra cũng chỉ là kẻ thi hành vì: “Hoàng Tùng (Biên tập/Tổng biên tập Nhân Dân (1951-1982); Ủy viên BCH/TUĐ (1976-82) -pnn) hồi ký: “..Mùa hè năm 1952 Mao Trạch Đông và Stalin gọi Bác sang, nhất định bắt phải cải cách ruộng đất. Sau thấy không thể từ chối được nữa Bác mới quyết định phải thực hiện… (Trích đăng từ hối ký Hoàng Tùng “Vài chuyện về Bác Hồ với Trung Quốc–Pnn). “Trung quốc đã rắp tâm đưa đảng cộng sản VN vào qũy đạo của Trung quốc như bóng với hình” (ĐC, trg 95). Cuối cùng, sợ rằng viết rõ như trên sẽ làm sứt mẻ đến “uy tín, đạo đức của bác Hồ”, Trần Đĩnh biện hộ mập mờ quanh quẩn: “Trong hồi ký nói về mười nỗi buồn của Bác Hồ, viết bác không tán thành đấu Nguyễn Thị Năm” (ĐC, 85).

Chạy tội khôn ngoan cho HCM như thế thì làm sao bảo Đỉnh “ngu ngơ” được?! Năm ấy, 1953 Đĩnh mới 23 tuổi. Năm 1956 xẩy ra vụ Nhân Văn- Giai Phẩm, Đĩnh được 26 tuổi khôn giàn trời đâu phải như Nguyễn Tuân sau 1975 vào Sài Gòn mếu máo: Tao sống được là do biết.. biết sợ! Nguyễn Tuân không nói sợ ai cũng như Phó Chủ Tịch nước Nguyễn Lương Bằng, một ông già người Nam bộc trực cũng phải than van: “Tao cũng phải sợ nó huống chi ai?” Nó đây là cặp sát nhân, hai gã họ Lê: Duẩn và Thọ. Nhưng nầy. hãy xem tài nghệ né đạn của Đĩnh.. Năm 1968, từ Paris về, Lê Đức Thọ gọi Đĩnh tới mắng yêu.. “Ở Paris về, nghe an ninh nói cậu dính líu vào vụ chúng nó (Vụ xét lại của phe VNGíáp, Trường Chinh (thầy của Đĩnh), Hoàng Minh Chính..), tớ tiếc lắm. Tớ đã nói vì cậu trẻ. Cậu có tài” (ĐC1, trg15). Thấy chưa? Ai bảo Thọ ác bao giờ, cho dù Thọ đã cùng Duẩn dứt điểm viên đại tướng Nguyễn Chí Thanh chuyên ăn thịt chó, xây dựng phong trào xử dụng “phân Bắc” để tăng năng suất sản xuất. Thọ biết quý trọng “yêu mến tài năng” của Đĩnh cho dù biết Đĩnh là bộ tướng của Trường Chinh ĐXKhu– Kẻ tử thù chính trị của cặp Duẩn, Thọ. Nhưng cuối cùng, năm 1979 sau lân Bắc Kinh và Hà Nội đánh nhau, đám “Mao nhều”  hay “không nhều” đồng bị Duẩn, Thọ hốt trọn, riêng Đĩnh (do khôn lõi, biết né tránh nên chỉ bị Thọ cảnh cáo: Thằng nầy rất láo, lẽ ra bắt về không cả hưu hiếc nữa mà sao còn tăng lương hưu?! (ĐC2, Trg85). Hú hồn, Đĩnh nín thinh từ 1979 mãi đến khi Duẩn (1986) đi theo “ông Cụ” , và 13/10/1990 đến phiên Thọ chết, Trần Đĩnh mới bắt đầu xây dựng cây Đèn Cù.

Lê Đức Thọ đáng sợ thật, chỉ dọa một câu từ 1979 mà đến hơn 10 năm sau Đĩnh mới dám cầm bút để viết nên, “Thọ thế nầy.. Thọ thế khác!” Đĩnh không những khôn mà còn biết sợ – Đĩnh sợ Lê Đức Thọ! Đĩnh sợ Lê Duẩn! Đĩnh sợ kẻ chết và bóng ma cuả nó. Tóm lại: Đĩnh khôn lõi và nhát gan! Tất cả hiện thực trong cây Đèn Cù mà “nhà văn: Trần Đĩnh với một văn phong được Đinh Quang Anh Thái trước đây ở báo Người Việt nhận định: Nếu được viết bởi một ngoại ngữ như Anh, Pháp, Đĩnh sẽ là một nhà văn lớn! Nhà văn rất lớn!

Cây Đèn Cù cũng được Nguyễn Xuân Nghĩa trân trọng đặt lên bàn thuốc “trục độc” – Trục những xấu xa tệ hại của đảng cộng sản ở Hà Nội – Có lẻ thuốc trục không hiệu nghiệm nên khí độc ô uế từ Hà Nội nay vẫn tiếp tục bốc lên không có dấu hiệu giảm sút – Điều kết luận nầy được xác chứng bởi thực tế: Không một ai thuộc thành phần của Người Việt Books đã “cung nghinh” Đèn Cù có chọn lựa sẽ về Hà Nội sinh sống! – Chắc chắc là thế vì bản thân tôi biết rõ: Những người nầy đã vào Mỹ với danh tính là người Tỵ Nạn Cộng Sản sau 30/4/1975. Tuy nhiên. bây giờ qua thập niên 2010, 2020 họ như thế nào không phải là chủ đề của bài viết nầy. Bài viết nầy chỉ nói về sự giả trá của Trần Đĩnh với cây Đèn Cù của đương sự. Nếu gọi theo ngôn ngữ bình dân của người Miền Nam thì chính xác hơn: Đèn Cù Lần!

 Bốn- Kết Từ     

Trần Đĩnh bắt đàu viết Đèn Cù năm 1990, y đương sự sinh năm 1930 tức 60 tuổi, số tuổi PHẢI nói lời Thuận Nhĩ/Xuôi tai/Nghe đúng – Nên không thể bảo là lời quấy quá của thời trai trẻ ngu ngơ như năm 1951, thời điểm được Trường Chinh dạy viết báo. Và 2014 được Người Việt Books cho phổ biến rình rang ở hải ngoại. Quá trình hơn hai mươi năm (1990-2014) thuộc giai đoạn cuối đời của một con người (người bình thường thôi chứ không cần phải là nhà văn, nhân sự cao cấp trong giới học thuật, chính trị, văn hóa của đảng cs ở Hà Nội) buộc Đèn Cù phải có lời tương xứng với đoạn trường hơn nửa thế kỷ (từ 1945) của BI  KỊCH VN nói đúng ra là THÃM KỊCH XUYÊN SUỐT LỊCH SỬ, ĐẢO LỘN TRUYỀN THỐNG XÃ HỘI, ĐÁNH SẬP BA CHẾ ĐỘ CHÍNH TRỊ (VIẾT NAM QUỐC GIA (1948-1954)-ĐỆ NHẤT CỘNG HÒA (1955-1963)-ĐỆ NHỊ CỘNG HÒA (1967-1975); DẦM TOÀN THỂ DÂN TỘC VÀO BÃI MÁU DO MỘT TÁC NHÂN DUY NHẤT – ĐẢNG CỘNG SẢN VÀ NHÀ NƯỚC VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA DO HCM DỰNG NÊN Ở HÀ NỘI, 2/9/1945.

Tất cả hệ thống tội ác vô vàn trên không thể là một màn Đèn Cù như Trần Đĩnh đã mô tả. Nhưng Trần Đĩnh đã thực hiện công việc nầy với một “văn khí–Chữ của Đỗ Quý Toàn/Ngô Nhân Dụng” độc đáo; nhằm “trục độc–Chữ của Nguyễn Xuân Nghĩa” mối “nọc độc tai họa” do người và đảng cộng sản nơi Hà Nội thực hiện trên bãi máu của toàn Dân Tộc Việt Nam (cũng bao gồm nhiều thế hệ đảng viên cộng sản) mà hiện tại, cuối năm 2020 không dấu hiện phục hồi, không hy vọng chấm dứt, không khả năng điều chỉnh.

Với 1270 trang giấy, Trần Đĩnh đã rất khôn ngoan (không thể có ai khôn ngoan hơn) bày ra những cảnh tượng bi hài gớm tởm, tệ hại của Đèn Cù qua những mô tả cô đọng, sắc nét.. Ví dụ như hoạt cảnh HCM vửa đi đái vừa buông lời mắng vốn đương sự (TĐ); HCM đòi ăn cơm với hai quả cà; HCM cho Phan kế An (họa sĩ vẽ chân dung Hồ) về sớm để ngủ với cô nhỏ Phương Mai vì hôm nay “máy bác tốt”.. Từ những tính cách “rất người thường của “Ông Cụ” đến tội ác “giết ân nhân Nguyễn Thị Năm, Bà Cát Hanh Long, Trần Đĩnh viết khơi khơi, vô thưởng vô phạt… ” vì giữ bí mật, ngại Đồng Bẩm cách Hà Nội vài chục cây số đường chim bay, Pháp có thể nhảy dù xuống đó. Nên Cụ Hồ bịt râu đến dự một buổi (đấu tố), và Trường Chinh (Thầy dạy Đĩnh làm báo-PNN) thì đeo kính râm suốt”. (ĐC1, trg 84). Trong hồi ký nói về mười nỗi buồn của Bác Hồ, viết bác không tán thành đấu tố Nguyễn Thị Năm” (ĐC, 85).

Cứ thế, qua mô tả đầy “văn khí TĐ’Ông Cụ” của Đĩnh không hề có khuyết điểm nhỏ nào trong tất cả mọi vụ việc.. Ở Đại Hội 3 (9/1960- Pnn) để những người gắn bó với Nam Bộ, Trung Bộ như Lê Duẩn, NC Thanh, PhHùng..v.v vào Bộ Chính Trị đông là Cụ (luôn được TĐ viết hoa – Pnn) muốn bày tỏ ý gửi gắm công cuộc giải phóng miền Nam cho họ. Phải nhận là từ tuyên bố Hồ-Notvotny (?) đến việc không biểu quyết ở Hội Nghị 9 (Hội nghị trung ương đảng 9 quyết định đánh miền Nam bằng vũ lực, 1960 – Pnn), Ông Cụ nhất quán về quan điểm (Quan điểm “Chung Sống Hòa Bình của Khruchev/Không gây chiến tranh miền Nam Pnn) (ĐC, Trg 253). Duẩn hay Thọ tính những âm mưu gì, “Ông Cụ” của Đĩnh hoàn toàn vô can. Đến việc cụ thể với chức Chủ Tịch Nước kiêm Chủ Tịch Đảng, HCM thuận để Thủ Tướng Phạm Văn Đồng ký công hàm thuận nhượng Hoàng, Trường Sa theo quy định về biển, đảo của Bắc Kinh trong ngày 14 Tháng 9, 1958 – Nói trắng ra là bán nước cho Tàu.. Trần Đĩnh (giả vờ) ngây thơ kinh ngạc qua lời tố cáo (của một nhân sự khác)..  “Q (là ai?) nắm tay tôi (TĐ) như vỗ về.. Mao mở chiến dịch thảm khốc ở VN là dọn cho mình một bàn tiệc và đặc biệt qua đó được hưởng một món cực hiếm: Đất đai của chính chiến hữu cộng sản!  ĐC2,trg 505” Trời đất! Chuyện Mao Trạch Đông (qua tay đảng CSVN với Hồ) mưu đoạt chiếm toàn giải phương Nam từ sau 1/10/1949 thì một “Người đàn bà trên đất Bắc dẫu ngu cũng biết (Thơ NCT) đâu như gần hết cuốn ĐC2, Đĩnh mới được một kẻ tên Q vỗ về cho biết?! Nhưng như đã nói, Đĩnh rất mực láu cá, y vớt cho “Ông Cụ” một đường binh.. Cũng theo lời Q (chứ không phải của Đĩnh): “Đánh cho Mỹ cút, đánh cho Ngụy nhào” thành ra “Đánh cho Mỹ cút, đánh cho Hoa vào” Tức là cái sự thật kinh khủng lù lù.. “Thằng Tây nó tếch, thằng Tàu nó sang!”Mất một lúc, tôi (Đĩnh) như say sóng. Choáng! (ĐC2, trg 505)  Đĩnh không những khôn mà viết như thế tức qúa khinh thường người (ở hải ngoại) là không biết gì; vì “Thằng Tây nó tếch, thằng Tàu nó sang!” là câu than của Hồ trong tháng 8, 9/ 1945 lo sợ trước kế hoạch “Hoa Quân Nhập Việt” sau ngày 2/9/1945, Nhật đầu hàng Đồng Minh-Mỹ. Tàu đây là Tàu Tưởng Giới Thạch, một trong ngũ cường ký Hiệp Ước ngưng chiến 1945. Phần Mao Trạch Đông trong tháng 9, 1945 không biết sống chết ra sao nơi chiến khu Diên An thì lấy gì mà “nhập Việt” để khiến Hồ phải lo sợ? Đĩnh không vô cớ nhắc lại câu trên, nhưng y muốn chạy tội cho Hồ bằng cách ví von cái gì Hồ cũng biết! Cách biết của kẻ bợm bãi lưu manh, cướp giật

Trần Đĩnh hơn tôi một giáp tuổi, người Miền Bắc, thuộc giới học thuật, văn hóa, chính trị mà cá nhân tôi hoàn toàn không một chút liên hệ. Chưa hề gặp mặt và cũng không có ý tìm gặp –  Tóm lại, giữa bản thân tôi, một Người Lính Tác Chiến Nhẩy Dù thuộc QLVNCH và nhân sự tên gọi Trần Đĩnh không có liên hệ, tâm lý cá nhân yêu/ghét, cho dẫu phản ứng chung chung, Lính Miền Nam/Văn lại Miền Bắc. Nhưng tôi buộc phải viết loạt bài dài nầy vì cần nêu rõ chủ đích: Những người cầm bút Miền Bắc, nơi Hà Nội sau 10/10/1954 và trước 30/4/1975 là ĐỒNG THỦ PHẠM (tiêu cực hay tích cực; trực tiếp hay gián tiếp) lần hũy diệt một nửa nước trước 30/4/1975; và toàn bộ đất nước Việt Nam sau 30/4/1975. Tội ác và tội lỗi nầy đã, đang, sẽ do chính Toàn Dân Người Việt xét xử không phải riêng một cá nhân, nhóm cá nhân nào có đủ trách nhiệm và khả năng phán xét. Tuy nhiên những người cầm bút nơi Miền Bắc, ở Hà Nội trước 1975 không được quyền hân hoan trên bàn tiệc đẫm máu Người Việt Miền Nam như những lởi sau đây của Trần Đĩnh: ..Năm 1975, sau hòa bình (Hòa Bình nào? Pnn), Từ Chi, Lê Đạt, Chinh Yên, và tôi (TĐ) nghe cát-xét nhạc Trịnh Công Sơn ở nhà Đỗ Hải… Lần đầu nghe Sơn tôi thấy rõ thêm văn nghệ sĩ Sài Gòn đã được chút nào tự do trí thức được thảng thốt lo ngại cho phận con người! (ĐC2, Trg 42)

Viết như trên, quả thực Trần Đĩnh quá lầm VỀ NGƯỜI VÀ VIỆC nơi căn nhà Đỗ Hải  – Nhà nầy, số 8 Lê Lợi là nơi Đỗ Hải dùng làm chỗ tiếp đãi tất cả thành phần gọi là văn nghệ sĩ Miền Bắc, cùng những kẻ còn lại nơi Miền Nam (điễn hình với Trịnh Công Sơn) để nắm vững tình hình chính trị/tình báo của hai Miền. Nhà số 8 Lê Lợi vói người khách TCS không LÀ ĐẠI DIỆN VĂN NGHỆ SĨ MIỀN NAM – VÀ CHÚNG  TÔI, NGƯỜI MIỀN NAM KHONG CHỈ CÓ MỘT CHÚT TỰ DO TRÍ THỨC ĐỂ THẢNG THỐT LO NGẠI CHO PHẬN NGƯỜI MÀ CHÚNG TÔI TOÀN PHẦN TỰ DO TRONG CUỘC CHIẾN ĐẤU BẢO VỆ CON NGƯỜI – BẢO VỆ CON NGƯỜI TRƯỚC SỰ ÁC CỘNG SẢN.

Trần Đĩnh, ông chỉ là một con tốt hình nhân trong tuồng diễn tệ hại của cây Đèn Cù nơi Hà Nội mà thôi. Và điều cuối cùng, chúng tôi Người Việt Tỵ Nạn Cộng Sản nơi Hải Ngoại không phải là thành phần của Người Việt Books.

Nơi sa mạc Arizona,

Thiếu Úy Phan Nhật Nam

TĐ 7 ND – KBC 4919